Ninh Bình đẩy mạnh phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số
Năm 2022, Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông do đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số dẫn đầu đã có buổi làm việc với tỉnh Ninh Bình về công tác xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số năm 2022 và những năm tiếp theo.
Toàn cảnh buổi làm việc
Tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Trần Hồng Quảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh.
Cùng tham gia buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh, thành viên Tổ công tác giúp việc của Ban chỉ đạo chuyển đổi số và lãnh đạo một số xã thí điểm chuyển đổi số của tỉnh.
Chuyển đổi số tại Ninh Bình có những bước tiến quan trọng
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thu Hà cho biết: Ninh Bình là một trong những địa phương thí điểm về chuyển đổi số trong cả nước, vì vậy tỉnh xác định rất rõ trách nhiệm, cơ hội và quyết tâm để thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong các năm 2021 và 2022, tỉnh đều bố trí nguồn ngân sách 150 tỷ đồng, chiếm hơn 1% tổng chi cân đối ngân sách địa phương để thực hiện chuyển đổi số, gấp 3 lần so với năm 2020. Chủ trương nhất quán cùng sự chỉ đạo, điều hành tập trung, quyết liệt đã tạo động lực để việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số của tỉnh có những bước tiến quan trọng.
Năm 2020, Ninh Bình xếp thứ 8 toàn quốc về chuyển đổi số; về cải cách hành chính, tỉnh luôn nằm trong top 10-15 của cả nước; kinh tế - xã hội có bước phát triển toàn diện. Thu ngân sách nhà nước năm 2021 đạt hơn 22.000 tỷ đồng, trở thành tỉnh tự cân đối ngân sách từ năm 2022; thu nội địa đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố. Hiện nay, Ninh Bình có 117/119 xã, 7/8 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. 5 năm gần đây, Ninh Bình liên tục đứng thứ 3 toàn quốc về kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Những kết quả quan trọng này có đóng góp rất lớn của việc ứng dụng CNTT, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử và chuyển đổi số.
Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại buổi làm việc
Tuy nhiên, trên thực tế tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai chuyển đổi số, vì vậy buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông chính là cơ hội để lãnh đạo tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các địa phương cùng trao đổi, học hỏi, tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc, đề xuất các mong muốn, kiến nghị liên quan đến cơ chế, chính sách như: khung giá, định mức tiêu chuẩn; việc hỗ trợ đối tượng chính sách, hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa tiếp cận công nghệ thông tin; vấn đề điều hành quản trị trong đó có ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số trong nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, trong công tác tổ chức xây dựng Đảng...
Bí thư Tỉnh ủy cũng bày tỏ mong muốn Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ tỉnh chuyển đổi số thành công; đồng thời định hướng, tạo điều kiện cho Ninh Bình có bước phát triển mạnh mẽ, đột phá, có sự thay đổi cơ bản, toàn diện hơn trong thời gian tới.
Chuyển đổi số căn bản nhất là phải toàn dân, toàn diện
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và những kết quả quan trọng mà tỉnh Ninh Bình đã đạt được trong thực hiện chuyển đổi số thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của người đứng đầu, vai trò của cơ quan chuyên môn trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chuyển đổi số. Bộ trưởng khẳng định: Việc chuyển đổi số phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của lãnh đạo, công chức, viên chức nhằm thay đổi phương thức, thói quen làm việc, do đó, để chuyển đổi số thành công cần sự chung sức, đồng lòng, thống nhất của cả đội ngũ, nhất là nhận thức của người đứng đầu.
Chuyển đổi số căn bản nhất là phải toàn dân, toàn diện. Muốn chuyển đổi số thành công thì cần chuyển đổi toàn bộ, đưa lên môi trường số thay vì chỗ dùng chỗ không. Tuy nhiên, chuyển đổi số cũng là bài toán khó đối với người dân vì họ chưa biết chuyển đổi số sẽ mang lại lợi ích gì cho mình và sử dụng như thế nào. Chính vì vậy, việc thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng đến thôn, xóm, với nòng cốt là thanh niên sẽ là mô hình hiệu quả. Các tổ công nghệ số cộng đồng này sẽ đến từng hộ gia đình để hướng dẫn cài đặt và sử dụng. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ đào tạo các tổ công nghệ số cộng đồng và trợ giúp địa phương đưa bà con, các hộ gia đình lên sàn nông sản Việt Nam, lên môi trường số. – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng lắng nghe và giải đáp khó khăn, khúc mắc của địa phương về chuyển đổi số
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã lắng nghe những chia sẻ từ đại diện lãnh đạo các sở, ngành trong tỉnh đồng thời trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, thách thức đặt ra trong công cuộc thực hiện chuyển đổi số. Bộ trưởng đề nghị tỉnh Ninh Bình tiếp tục quan tâm thay đổi tư duy, cách tiếp cận chuyển đổi số giống như tư duy các nhà đầu tư, lượng hóa giá trị các mô hình triển khai; thực hiện chuyển đổi số hướng về người dân; việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, việc chuyển đổi số phải thực hiện toàn diện, đồng bộ trên các lĩnh vực...
“Bộ Thông tin và Truyền thông luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ giúp đỡ tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thực hiện chuyển đổi số thành công, hướng tới làm mẫu cho toàn quốc ở một số lĩnh vực, tạo ra những thay đổi toàn diện cho tỉnh.”- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Để chuyển đổi số thành công cần bắt đầu từ những việc nhỏ nhất
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Ninh Bình khẳng định, những kết quả của buổi làm việc giúp tỉnh Ninh Bình có tư duy, phương pháp, cách tiếp cận mới.
Đồng chí Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Ninh Bình phát biểu kết luận buổi làm việc
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho rằng, để thực hiện chuyển đổi số thành công phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, cần nhất để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tốt hơn. Ninh Bình đã có quyết tâm, đã bố trí kinh phí, kết quả đạt được bước đầu rất tích cực, song trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn những khó khăn, lúng túng. Vì vậy, tỉnh rất mong nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Bộ Thông tin và Truyền thông về một số lĩnh vực trong đó có quản lý cán bộ, tạo nền tảng số để tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với Đảng và chính quyền, qua đó cung cấp thông tin, định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận và quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Ninh Bình sớm trở thành tỉnh khá trong khu vực Đồng bằng sông Hồng.
Toàn cảnh buổi làm việc
Tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Trần Hồng Quảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh.
Cùng tham gia buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh, thành viên Tổ công tác giúp việc của Ban chỉ đạo chuyển đổi số và lãnh đạo một số xã thí điểm chuyển đổi số của tỉnh.
Chuyển đổi số tại Ninh Bình có những bước tiến quan trọng
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thu Hà cho biết: Ninh Bình là một trong những địa phương thí điểm về chuyển đổi số trong cả nước, vì vậy tỉnh xác định rất rõ trách nhiệm, cơ hội và quyết tâm để thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong các năm 2021 và 2022, tỉnh đều bố trí nguồn ngân sách 150 tỷ đồng, chiếm hơn 1% tổng chi cân đối ngân sách địa phương để thực hiện chuyển đổi số, gấp 3 lần so với năm 2020. Chủ trương nhất quán cùng sự chỉ đạo, điều hành tập trung, quyết liệt đã tạo động lực để việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số của tỉnh có những bước tiến quan trọng.
Năm 2020, Ninh Bình xếp thứ 8 toàn quốc về chuyển đổi số; về cải cách hành chính, tỉnh luôn nằm trong top 10-15 của cả nước; kinh tế - xã hội có bước phát triển toàn diện. Thu ngân sách nhà nước năm 2021 đạt hơn 22.000 tỷ đồng, trở thành tỉnh tự cân đối ngân sách từ năm 2022; thu nội địa đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố. Hiện nay, Ninh Bình có 117/119 xã, 7/8 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. 5 năm gần đây, Ninh Bình liên tục đứng thứ 3 toàn quốc về kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Những kết quả quan trọng này có đóng góp rất lớn của việc ứng dụng CNTT, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử và chuyển đổi số.
Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại buổi làm việc
Tuy nhiên, trên thực tế tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai chuyển đổi số, vì vậy buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông chính là cơ hội để lãnh đạo tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các địa phương cùng trao đổi, học hỏi, tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc, đề xuất các mong muốn, kiến nghị liên quan đến cơ chế, chính sách như: khung giá, định mức tiêu chuẩn; việc hỗ trợ đối tượng chính sách, hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa tiếp cận công nghệ thông tin; vấn đề điều hành quản trị trong đó có ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số trong nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, trong công tác tổ chức xây dựng Đảng...
Bí thư Tỉnh ủy cũng bày tỏ mong muốn Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ tỉnh chuyển đổi số thành công; đồng thời định hướng, tạo điều kiện cho Ninh Bình có bước phát triển mạnh mẽ, đột phá, có sự thay đổi cơ bản, toàn diện hơn trong thời gian tới.
Chuyển đổi số căn bản nhất là phải toàn dân, toàn diện
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và những kết quả quan trọng mà tỉnh Ninh Bình đã đạt được trong thực hiện chuyển đổi số thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của người đứng đầu, vai trò của cơ quan chuyên môn trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chuyển đổi số. Bộ trưởng khẳng định: Việc chuyển đổi số phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của lãnh đạo, công chức, viên chức nhằm thay đổi phương thức, thói quen làm việc, do đó, để chuyển đổi số thành công cần sự chung sức, đồng lòng, thống nhất của cả đội ngũ, nhất là nhận thức của người đứng đầu.
Chuyển đổi số căn bản nhất là phải toàn dân, toàn diện. Muốn chuyển đổi số thành công thì cần chuyển đổi toàn bộ, đưa lên môi trường số thay vì chỗ dùng chỗ không. Tuy nhiên, chuyển đổi số cũng là bài toán khó đối với người dân vì họ chưa biết chuyển đổi số sẽ mang lại lợi ích gì cho mình và sử dụng như thế nào. Chính vì vậy, việc thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng đến thôn, xóm, với nòng cốt là thanh niên sẽ là mô hình hiệu quả. Các tổ công nghệ số cộng đồng này sẽ đến từng hộ gia đình để hướng dẫn cài đặt và sử dụng. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ đào tạo các tổ công nghệ số cộng đồng và trợ giúp địa phương đưa bà con, các hộ gia đình lên sàn nông sản Việt Nam, lên môi trường số. – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng lắng nghe và giải đáp khó khăn, khúc mắc của địa phương về chuyển đổi số
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã lắng nghe những chia sẻ từ đại diện lãnh đạo các sở, ngành trong tỉnh đồng thời trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, thách thức đặt ra trong công cuộc thực hiện chuyển đổi số. Bộ trưởng đề nghị tỉnh Ninh Bình tiếp tục quan tâm thay đổi tư duy, cách tiếp cận chuyển đổi số giống như tư duy các nhà đầu tư, lượng hóa giá trị các mô hình triển khai; thực hiện chuyển đổi số hướng về người dân; việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, việc chuyển đổi số phải thực hiện toàn diện, đồng bộ trên các lĩnh vực...
“Bộ Thông tin và Truyền thông luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ giúp đỡ tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thực hiện chuyển đổi số thành công, hướng tới làm mẫu cho toàn quốc ở một số lĩnh vực, tạo ra những thay đổi toàn diện cho tỉnh.”- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Để chuyển đổi số thành công cần bắt đầu từ những việc nhỏ nhất
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Ninh Bình khẳng định, những kết quả của buổi làm việc giúp tỉnh Ninh Bình có tư duy, phương pháp, cách tiếp cận mới.
Đồng chí Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Ninh Bình phát biểu kết luận buổi làm việc
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho rằng, để thực hiện chuyển đổi số thành công phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, cần nhất để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tốt hơn. Ninh Bình đã có quyết tâm, đã bố trí kinh phí, kết quả đạt được bước đầu rất tích cực, song trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn những khó khăn, lúng túng. Vì vậy, tỉnh rất mong nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Bộ Thông tin và Truyền thông về một số lĩnh vực trong đó có quản lý cán bộ, tạo nền tảng số để tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với Đảng và chính quyền, qua đó cung cấp thông tin, định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận và quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Ninh Bình sớm trở thành tỉnh khá trong khu vực Đồng bằng sông Hồng.
Nguồn tin: mic.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Đang truy cập41
- Hôm nay3,469
- Tháng hiện tại112,536
- Tháng trước176,560
- Tổng lượt truy cập1,687,821