ASEAN chia sẻ kinh nghiệm phát triển hạ tầng số

Thứ hai - 19/12/2022 10:14

ASEAN chia sẻ kinh nghiệm phát triển hạ tầng số

Sáng ngày 16/12/2022, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn thực hành tốt nhất phát triển hạ tầng số tại các nước ASEAN”. Tham dự có ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam, ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson tại Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào, cùng đại diện các nước thành viên ASEAN.
(Mic.gov.vn) - 

Sáng ngày 16/12/2022, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn thực hành tốt nhất phát triển hạ tầng số tại các nước ASEAN”. Tham dự có ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam, ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson tại Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào, cùng đại diện các nước thành viên ASEAN. 


ASEAN cần một hướng dẫn thực hành về phát triển hạ tầng số

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam cho biết, ASEAN đặt mục tiêu nằm trong tốp 5 các nền kinh tế số trên thế giới năm 2025. Mục tiêu đầy tham vọng này đã được đưa vào Kế hoạch Số ASEAN 2025 (ADM2025), theo đó ASEAN sẽ trở thành khối kinh tế số hàng đầu với hệ sinh thái, công nghệ và dịch vụ số có tính chuyển đổi cao, bảo mật. 

20221216-pg1-tc.jpg

Toàn cảnh hội thảo

Để tầm nhìn này thành hiện thực cần phải có hạ tầng số rộng khắp, chất lượng cao. ASEAN nhận thức được tầm quan trọng của hạ tầng số, đã có những kế hoạch biến hạ tầng số thành động lực cũng như kết quả của các sáng kiến hợp tác.

Tuy nhiên, nhiều nước ASEAN vẫn gặp khó khăn trong triển khai các biện pháp thúc đẩy hạ tầng số cũng như tận dụng những lợi ích do hạ tầng số mang lại. 

20221216-pg1-asean.jpg

Ông Hazremi Hamid, đại diện Ban Thư ký ASEAN 

Do đó, ASEAN cần một hướng dẫn thực hành về phát triển hạ tầng số nhằm hướng dẫn các nước thành viên đơn giản hóa, hiện đại hóa và đồng bộ hóa các chính sách, quy định về vấn đề này. Các hướng dẫn cần định nghĩa rõ về các nguyên tắc chung với các quy trình và kết quả rõ ràng, ông Trần Minh Tuấn nhấn mạnh.

Hội thảo hôm nay là một phần trong Dự án Hợp tác ASEAN, góp phần tạo ra một diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng các hướng dẫn thực hành về phát triển hạ tầng số cho khu vực ASEAN, ông Trần Minh Tuấn bày tỏ.

Khoảng cách số là một hình thức mới của sự bất bình đẳng

20221216-pg1-adb.jpg

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam

Chia sẻ tại Hội thảo,  ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam nêu ra một số vấn đề mà các nước châu Á nói chung và ASEAN nói riêng đang gặp phải trong quá trình chuyển đổi số. Đó là khoảng cách về kết nối số. Mặc dù khoảng cách về phủ sóng 3G và 4G đã được thu hẹp tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương, tuy nhiên khoảng cách về sử dụng vẫn còn cao (30% đối với khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, 54% đối với khu vực Nam Á). Khoảng cách sử dụng ở đây nói đến những người nằm trong vùng phủ sóng nhưng không sử dụng dịch vụ. Khoảng cách số chính là một hình thức mới của sự bất bình đẳng.

Vị đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á viện dẫn một số lý do dẫn đến các khoảng cách này bao gồm: Sự phù hợp khả năng tài chính: các gói dữ liệu, thiết bị điện thoại, các khoản phí khác; Kiến thức kỹ năng; Bảo mật; Sự phù hợp về nội dung, sản phẩm, dịch vụ; Khả năng truy cập (mạng băng rộng, điện thoại di động, điện).

20221216-pg1-vtel.jpg

Đại diện Viettel chia sẻ tại Hội thảo

Ngân hàng Phát triển châu Á hiện đang triển khai một số giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách số, cụ thể: Đầu tư vào hạ tầng số: gồm cáp quang biển, mạng băng rộng quốc gia và mở rộng mạng viễn thông; Các giải pháp kiến thức: Tạo ra các kiến thức nhằm nâng cao nhận thức và tư vấn về các công nghệ mới, thực thi chính sách và các mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo; Phát triển hợp tác: Hợp tác với các công ty công nghiệp hàng đầu và các tổ chức quốc tế, hiệp hội công nghiệp nhằm nâng cao kiến thức cũng như năng lực.

Đại dịch COVID-19 – cú hích thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số

Ông Hazremi Hamid, đại diện Ban Thư ký ASEAN nhận định, đại dịch COVID-19 đã tăng tốc độ chuyển đổi số trong khu vực ASEAN với số người sử dụng Internet đã tăng trưởng với cấp số mũ trong 3 năm qua. Chỉ trong 3 năm có hơn 100 triệu người sử dụng Internet mới, 94% người dân khu vực thành thị sử dụng thương mại điện tử.

Tốc độ chuyển đổi số sẽ thúc đẩy Kinh tế số tăng trưởng. Thương mại điện tử dự kiến sẽ chiếm hơn ⅔ tổng khối lượng hàng hóa GMV đạt giá trị 1 nghìn tỷ USD năm 2030. 

Tuy nhiên, đại diện Ban Thư ký ASEAN cho hay, tuy tiềm năng kinh tế số rất lớn nhưng Chỉ số tích hợp số ASEAN lại thấp hơn các nước châu Á -Thái Bình Dương khác (56 điểm so với 70 điểm). 

Tại Hội thảo, đại diện đến từ Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Campuchia, Lào.. đã chia sẻ các kế hoạch cũng như kinh nghiệm phát triển hạ tầng số, hạ tầng viễn thông, triển khai 5G …  

ASEAN cần một hướng dẫn thực hành về phát triển hạ tầng số

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam cho biết, ASEAN đặt mục tiêu nằm trong tốp 5 các nền kinh tế số trên thế giới năm 2025. Mục tiêu đầy tham vọng này đã được đưa vào Kế hoạch Số ASEAN 2025 (ADM2025), theo đó ASEAN sẽ trở thành khối kinh tế số hàng đầu với hệ sinh thái, công nghệ và dịch vụ số có tính chuyển đổi cao, bảo mật. 

20221216-pg1-tc.jpg

Toàn cảnh hội thảo

Để tầm nhìn này thành hiện thực cần phải có hạ tầng số rộng khắp, chất lượng cao. ASEAN nhận thức được tầm quan trọng của hạ tầng số, đã có những kế hoạch biến hạ tầng số thành động lực cũng như kết quả của các sáng kiến hợp tác.

Tuy nhiên, nhiều nước ASEAN vẫn gặp khó khăn trong triển khai các biện pháp thúc đẩy hạ tầng số cũng như tận dụng những lợi ích do hạ tầng số mang lại. 

20221216-pg1-asean.jpg

Ông Hazremi Hamid, đại diện Ban Thư ký ASEAN 

Do đó, ASEAN cần một hướng dẫn thực hành về phát triển hạ tầng số nhằm hướng dẫn các nước thành viên đơn giản hóa, hiện đại hóa và đồng bộ hóa các chính sách, quy định về vấn đề này. Các hướng dẫn cần định nghĩa rõ về các nguyên tắc chung với các quy trình và kết quả rõ ràng, ông Trần Minh Tuấn nhấn mạnh.

Hội thảo hôm nay là một phần trong Dự án Hợp tác ASEAN, góp phần tạo ra một diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng các hướng dẫn thực hành về phát triển hạ tầng số cho khu vực ASEAN, ông Trần Minh Tuấn bày tỏ.

Khoảng cách số là một hình thức mới của sự bất bình đẳng

20221216-pg1-adb.jpg

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam

Chia sẻ tại Hội thảo,  ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam nêu ra một số vấn đề mà các nước châu Á nói chung và ASEAN nói riêng đang gặp phải trong quá trình chuyển đổi số. Đó là khoảng cách về kết nối số. Mặc dù khoảng cách về phủ sóng 3G và 4G đã được thu hẹp tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương, tuy nhiên khoảng cách về sử dụng vẫn còn cao (30% đối với khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, 54% đối với khu vực Nam Á). Khoảng cách sử dụng ở đây nói đến những người nằm trong vùng phủ sóng nhưng không sử dụng dịch vụ. Khoảng cách số chính là một hình thức mới của sự bất bình đẳng.

Vị đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á viện dẫn một số lý do dẫn đến các khoảng cách này bao gồm: Sự phù hợp khả năng tài chính: các gói dữ liệu, thiết bị điện thoại, các khoản phí khác; Kiến thức kỹ năng; Bảo mật; Sự phù hợp về nội dung, sản phẩm, dịch vụ; Khả năng truy cập (mạng băng rộng, điện thoại di động, điện).

20221216-pg1-vtel.jpg

Đại diện Viettel chia sẻ tại Hội thảo

Ngân hàng Phát triển châu Á hiện đang triển khai một số giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách số, cụ thể: Đầu tư vào hạ tầng số: gồm cáp quang biển, mạng băng rộng quốc gia và mở rộng mạng viễn thông; Các giải pháp kiến thức: Tạo ra các kiến thức nhằm nâng cao nhận thức và tư vấn về các công nghệ mới, thực thi chính sách và các mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo; Phát triển hợp tác: Hợp tác với các công ty công nghiệp hàng đầu và các tổ chức quốc tế, hiệp hội công nghiệp nhằm nâng cao kiến thức cũng như năng lực.

Đại dịch COVID-19 – cú hích thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số

Ông Hazremi Hamid, đại diện Ban Thư ký ASEAN nhận định, đại dịch COVID-19 đã tăng tốc độ chuyển đổi số trong khu vực ASEAN với số người sử dụng Internet đã tăng trưởng với cấp số mũ trong 3 năm qua. Chỉ trong 3 năm có hơn 100 triệu người sử dụng Internet mới, 94% người dân khu vực thành thị sử dụng thương mại điện tử.

Tốc độ chuyển đổi số sẽ thúc đẩy Kinh tế số tăng trưởng. Thương mại điện tử dự kiến sẽ chiếm hơn ⅔ tổng khối lượng hàng hóa GMV đạt giá trị 1 nghìn tỷ USD năm 2030. 

Tuy nhiên, đại diện Ban Thư ký ASEAN cho hay, tuy tiềm năng kinh tế số rất lớn nhưng Chỉ số tích hợp số ASEAN lại thấp hơn các nước châu Á -Thái Bình Dương khác (56 điểm so với 70 điểm). 

Tại Hội thảo, đại diện đến từ Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Campuchia, Lào.. đã chia sẻ các kế hoạch cũng như kinh nghiệm phát triển hạ tầng số, hạ tầng viễn thông, triển khai 5G …  

Nguồn tin: mic.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập91
  • Hôm nay5,438
  • Tháng hiện tại110,079
  • Tháng trước164,742
  • Tổng lượt truy cập1,850,106
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây