Truyền thông phải đi đầu, tạo động lực, truyền cảm hứng cho sự phát triển và đổi mới sáng tạo Việt Nam

Thứ ba - 20/12/2022 10:34

Truyền thông phải đi đầu, tạo động lực, truyền cảm hứng  cho sự phát triển và đổi mới sáng tạo Việt Nam

Thông tin, truyền thông ngày càng có vị trí quan trọng và cần thiết hơn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Truyền thông phải đi đầu, tạo động lực, truyền cảm hứng cho sự phát triển và đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong kỷ nguyên số. Đó là phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Bộ TT&TT tổ chức sáng ngày 18/12/2022 tại Hà Nội.
(Mic.gov.vn) - 

Thông tin, truyền thông ngày càng có vị trí quan trọng và cần thiết hơn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Truyền thông phải đi đầu, tạo động lực, truyền cảm hứng cho sự phát triển và đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong kỷ nguyên số. Đó là phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Bộ TT&TT tổ chức sáng ngày 18/12/2022 tại Hà Nội.


Ngày 18/12/2022, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Cùng dự Hội nghị có: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và các Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Hoài Trung, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, Dương Thanh Bình, Trưởng Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Võ Văn Dũng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương.

tkb1.jpg

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Dự Hội nghị còn có Bộ trưởng các Bộ: Lao động, Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Y tế, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân dân và đại diện lãnh đạo các Ban của Đảng, các Ủy ban của Quốc hội, đại diện lãnh đạo các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

Về phía Bộ TT&TT có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Uỷ ban Chuyển đổi số Quốc gia, các Thứ trưởng, nguyên lãnh đạo Bộ TT&TT các thời kỳ, đại diện lãnh đạo các cục, vụ, viện thuộc Bộ TT&TT, đại diện các hội, hiệp hội, doanh nghiệp TT&TT.

Năm 2023 là Năm dữ liệu số Việt Nam

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, năm 2022 là năm Bộ TT&TT được Chính phủ bổ sung thêm một số chức năng, nhiệm vụ quan trọng về chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, công nghiệp công nghệ số, giao dịch điện tử. 

tkb6.jpg

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu khai mạc Hội nghị

Nghị quyết Trung ương VI lần thứ XIII  đã chính thức coi chuyển đổi số là một phương thức phát triển mới có tính đột phá, giúp đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, công nghiệp công nghệ số trở thành nền công nghiệp nền tảng. Nhiệm kỳ này, nhiều bộ luật của Ngành được sửa đổi, gồm: Luật Tần số Vô tuyến điện, Luật Giao dịch điện tử, Luật Viễn thông, Luật Công nghiệp công nghệ số và Luật Báo chí. 

Năm 2022 là năm Bộ TT&TT tập trung làm các chiến lược quốc gia cho từng lĩnh vực. Một số chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, một số khác  đang ở giai đoạn hoàn thiện cuối cùng. Đó là chiến lược về Bưu chính, Hạ tầng số, Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số, Công nghiệp công nghệ số và Chuyển đổi số báo chí. 

Năm 2022 là năm tổng tiến công về chuyển đổi số. Chuyển đổi số đã trở thành toàn dân, toàn diện với việc tất cả các bộ, ngành địa phương đã ban hành Nghị quyết, Chương trình chuyển đổi số. 

tkb5.jpg

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bộ TT&TT vì đã có những thành tích xuất sắc trong xây dựng, triển khai thực hiện chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Năm 2022 cũng là năm các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh mẽ tiến công ra thị trường nước ngoài. Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, “không đi ra nước ngoài, không cạnh tranh, không chinh phục, không có doanh thu từ thị trường nước ngoài thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Năm 2022, doanh thu từ thị trường nước ngoài của Viettel về viễn thông đạt 3 tỷ USD, của FPT về CNTT và chuyển đổi số  đạt 1 tỷ USD…

Năm 2022 là năm chúng ta ban hành các Nghị định về quản lý các nền tảng xuyên biên giới với tinh thần dù là ai đến kinh doanh tại Việt Nam cùng đều phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Về nhiệm vụ công tác năm 2023, Tư lệnh ngành TT&TT khẳng định, năm 2023 sẽ là Năm dữ liệu số Việt Nam. Đó là công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, công bố và xây dựng dữ liệu cấp bộ ngành và địa phương, mở dữ liệu để kết nối, chia sẻ, bảo đảm an toàn dữ liệu. Bộ TT&TT sẽ triển khai các công tác nhằm tạo ra sự thay đổi căn bản về dữ liệu. Tạo ra dữ liệu và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới chính là sự khác biệt căn bản của chuyển đổi số. 

Bộ trưởng nhấn mạnh, năm 2023 là năm Bộ TT&TT tập trung thực thi các chiến lược đã ban hành, xây dựng các hướng dẫn thực thi chiến lược, tiến hành đo lường và công bố công khai các chỉ tiêu chiến lược, hạn chế “chiến lược ngăn kéo”, tức là làm ra mà không có hướng dẫn, không có đo lường và để trong ngăn kéo. Đặc biệt, năm 2023, Bộ TT&TT sẽ mở chiến dịch hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số đang kinh doanh ở nước ngoài hoặc có kế hoạch đi ra nước ngoài.

tkb2.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT cho Tập đoàn Công nghiệp viễn thông Quân đội Viettel và Công ty Cổ phần FPT do có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế năm 2022.

Về tầm nhìn trong 10 năm tới, Bộ trưởng cho biết, 10 năm tới sẽ có những chuyển dịch quan trọng, từ CNTT sang Công nghệ số, từ ứng dụng CNTT sang chuyển đổi số, từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số, gia công phần mềm sang Make In Viet Nam, từ thị trường trong nước là chính sang thị trường quốc tế là chính. Công nghệ trở thành lực lượng sản xuất cơ bản, nhân tài trở thành nguồn lực cơ bản, đổi mới trở thành động lực cơ bản. Cả ba yếu tố công nghệ, nhân tài và đổi mới sáng tạo đối với lĩnh vực CNTT, công nghệ số càng có ý nghĩa quyết định. Ba yếu tố này đối với ngành chúng ta chính là công nghệ số, nhân tài số và chuyển đổi số.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đôi cánh để Việt Nam bay lên hùng cường, thịnh vượng chính là khát vọng và công nghệ. Báo chí, xuất bản và truyền thông thổi lên khát vọng hóa rồng, hóa hổ. Công nghệ số, nhân tài số và chuyển đổi số tạo nên chiếc cánh công nghệ Việt Nam. 

Truyền thông phải đi đầu, tạo động lực, truyền cảm hứng cho sự phát triển và đổi mới sáng tạo

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, lĩnh vực thông tin, truyền thông ngày càng có vị trí quan trọng, cần thiết hơn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thư tư đang diễn ra mạnh mẽ. Truyền thông phải đi đầu chứ không phải đi theo, tạo động lực, truyền cảm hứng cho sự phát triển và đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong kỷ nguyên số.

tkb3.jpg

Toản cảnh Hội nghị

Thủ tướng đánh giá cao những thành tích mà Bộ và ngành TT&TT đã đạt được trong năm 2022, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Bộ TT&TT đạt được những thành tựu đó là vì đã thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; sự phấn đấu, nỗ lực của toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức trong Bộ và toàn ngành; sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả của các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Tuy vậy, cùng với những thành tựu đạt được, Bộ, ngành TT&TT cần khắc phục một số tồn tại, hạn chế. Đó là, việc tổ chức thực hiện công tác truyền thông chưa thực sự ngang tầm, đáp ứng đòi hỏi thực tiễn. Vai trò quan trọng của truyền thông chính sách là để người dân hiểu, tham gia xây dựng, thực hiện và thụ hưởng thành quả từ đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Chuyển đổi số dù đã đạt được những kết quả tích cực nhưng chưa tạo được sự đột phá về tư duy, nhận thức, hành động và sản phẩm cụ thể. Kinh tế số chủ yếu là sản xuất điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Dịch vụ viễn thông, nền tảng số và kinh doanh trực tuyến còn hạn chế.

Số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính còn chưa nhiều; dữ liệu - yếu tố quan trọng nhất trong chuyển đổi số - còn rời rạc, phân tán, trùng lặp, chưa có sự liên kết và thống nhất; các cơ quan chưa chủ động, tự nguyện chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến chưa đáp ứng được yêu cầu. Số lượng nền tảng số Việt Nam còn hạn chế, chất lượng thấp.

Doanh nghiệp công nghệ số phần lớn có quy mô nhỏ, số doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài chưa nhiều. Kết quả xử lý tình trạng “báo hóa” tạp chí và biểu hiện lệch lạc trong hoạt động báo chí – truyền thông chưa được như mong muốn; vấn nạn sim rác, cuộc gọi rác, tin nhắn rác còn khá phổ biến; những thông tin sai lệch trên mạng còn nhiều.

Phủ sóng toàn diện, bao trùm tới mọi miền đất nước, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo

Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2023 dự báo sẽ có nhiều khó khăn, thách thức hơn so với năm 2022. Do đó, Bộ TT&TT phải chủ động, tích cực hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ, chức năng được giao.

Đối với phương hướng nhiệm vụ của Bộ TT&TT năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách. Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế phải đặt trong bối cảnh một đất nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, phải bám sát thực tiễn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Thủ tướng yêu cầu tiến hành phủ sóng toàn diện, bao trùm tới mọi miền đất nước, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tất cả mọi người dân đều được thụ hưởng dịch vụ viễn thông. Thủ tướng giao Bộ TT&TT và Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện nhiệm vụ “điện đi tới đâu, viễn thông đi tới đó”. Phấn đấu ở đâu cũng có điện, có viễn thông, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, cập nhật, dữ liệu thường xuyên, bảo đảm dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”, trong đó có dữ liệu về đất đai, nhà ở...; đẩy mạnh xây dựng, phát triển hạ tầng số đồng bộ, hiện đại, trong đó lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt các nguồn đầu tư xã hội và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Trọng tâm phát triển hạ tầng số năm 2023 là thương mại hóa mạng 5G, tạo ra những thay đổi về kết nối, để hạ tầng thông tin liên lạc trở thành hạ tầng quan trọng của nền kinh tế; phát triển bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia.

Đồng thời, cần tập trung thúc đẩy kinh tế số, tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tỷ lệ người dân cài đặt các nền tảng số Việt Nam. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số phát triển trong nước và vươn ra thế giới. Tăng cường các biện pháp bảo vệ người dân, bảo đảm an toàn cho trẻ em trên môi trường mạng. Nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức, phổ cập kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân, tạo lập niềm tin số trên môi trường mạng. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh với các nền tảng xuyên biên giới trên cơ sở “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, bảo đảm chủ quyền đất nước và tính thượng tôn của pháp luật Việt Nam.

Thủ tướng tin tưởng Bộ TT&TT sẽ tiếp tục phát huy những kết quả, thành tựu đã đạt được, tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nỗ lực hơn nữa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, năm sau tốt hơn năm trước, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của đất nước.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ, Bộ TT&TT đã thấu hiểu những kỳ vọng của Thủ tướng đối với chuyển đổi số, đối với báo chí, xuất bản và truyền thông. Với tinh thần chiến binh, Bộ TT&TT sẽ hoàn thành các nhiệm vụ Thủ tướng giao phó. Những hạn chế, thiếu sót mà Thủ tướng vừa nêu chính là động lực để Bộ và ngành TT&TT tạo ra những đột phá trong năm 2023. Năm 2023 là Năm dữ liệu số quốc gia, cũng là năm chuyển đổi số mang lại những giá trị thực chất./.

Ngày 18/12/2022, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Cùng dự Hội nghị có: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và các Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Hoài Trung, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, Dương Thanh Bình, Trưởng Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Võ Văn Dũng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương.

tkb1.jpg

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Dự Hội nghị còn có Bộ trưởng các Bộ: Lao động, Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Y tế, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân dân và đại diện lãnh đạo các Ban của Đảng, các Ủy ban của Quốc hội, đại diện lãnh đạo các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

Về phía Bộ TT&TT có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Uỷ ban Chuyển đổi số Quốc gia, các Thứ trưởng, nguyên lãnh đạo Bộ TT&TT các thời kỳ, đại diện lãnh đạo các cục, vụ, viện thuộc Bộ TT&TT, đại diện các hội, hiệp hội, doanh nghiệp TT&TT.

Năm 2023 là Năm dữ liệu số Việt Nam

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, năm 2022 là năm Bộ TT&TT được Chính phủ bổ sung thêm một số chức năng, nhiệm vụ quan trọng về chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, công nghiệp công nghệ số, giao dịch điện tử. 

tkb6.jpg

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu khai mạc Hội nghị

Nghị quyết Trung ương VI lần thứ XIII  đã chính thức coi chuyển đổi số là một phương thức phát triển mới có tính đột phá, giúp đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, công nghiệp công nghệ số trở thành nền công nghiệp nền tảng. Nhiệm kỳ này, nhiều bộ luật của Ngành được sửa đổi, gồm: Luật Tần số Vô tuyến điện, Luật Giao dịch điện tử, Luật Viễn thông, Luật Công nghiệp công nghệ số và Luật Báo chí. 

Năm 2022 là năm Bộ TT&TT tập trung làm các chiến lược quốc gia cho từng lĩnh vực. Một số chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, một số khác  đang ở giai đoạn hoàn thiện cuối cùng. Đó là chiến lược về Bưu chính, Hạ tầng số, Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số, Công nghiệp công nghệ số và Chuyển đổi số báo chí. 

Năm 2022 là năm tổng tiến công về chuyển đổi số. Chuyển đổi số đã trở thành toàn dân, toàn diện với việc tất cả các bộ, ngành địa phương đã ban hành Nghị quyết, Chương trình chuyển đổi số. 

tkb5.jpg

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bộ TT&TT vì đã có những thành tích xuất sắc trong xây dựng, triển khai thực hiện chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Năm 2022 cũng là năm các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh mẽ tiến công ra thị trường nước ngoài. Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, “không đi ra nước ngoài, không cạnh tranh, không chinh phục, không có doanh thu từ thị trường nước ngoài thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Năm 2022, doanh thu từ thị trường nước ngoài của Viettel về viễn thông đạt 3 tỷ USD, của FPT về CNTT và chuyển đổi số  đạt 1 tỷ USD…

Năm 2022 là năm chúng ta ban hành các Nghị định về quản lý các nền tảng xuyên biên giới với tinh thần dù là ai đến kinh doanh tại Việt Nam cùng đều phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Về nhiệm vụ công tác năm 2023, Tư lệnh ngành TT&TT khẳng định, năm 2023 sẽ là Năm dữ liệu số Việt Nam. Đó là công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, công bố và xây dựng dữ liệu cấp bộ ngành và địa phương, mở dữ liệu để kết nối, chia sẻ, bảo đảm an toàn dữ liệu. Bộ TT&TT sẽ triển khai các công tác nhằm tạo ra sự thay đổi căn bản về dữ liệu. Tạo ra dữ liệu và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới chính là sự khác biệt căn bản của chuyển đổi số. 

Bộ trưởng nhấn mạnh, năm 2023 là năm Bộ TT&TT tập trung thực thi các chiến lược đã ban hành, xây dựng các hướng dẫn thực thi chiến lược, tiến hành đo lường và công bố công khai các chỉ tiêu chiến lược, hạn chế “chiến lược ngăn kéo”, tức là làm ra mà không có hướng dẫn, không có đo lường và để trong ngăn kéo. Đặc biệt, năm 2023, Bộ TT&TT sẽ mở chiến dịch hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số đang kinh doanh ở nước ngoài hoặc có kế hoạch đi ra nước ngoài.

tkb2.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT cho Tập đoàn Công nghiệp viễn thông Quân đội Viettel và Công ty Cổ phần FPT do có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế năm 2022.

Về tầm nhìn trong 10 năm tới, Bộ trưởng cho biết, 10 năm tới sẽ có những chuyển dịch quan trọng, từ CNTT sang Công nghệ số, từ ứng dụng CNTT sang chuyển đổi số, từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số, gia công phần mềm sang Make In Viet Nam, từ thị trường trong nước là chính sang thị trường quốc tế là chính. Công nghệ trở thành lực lượng sản xuất cơ bản, nhân tài trở thành nguồn lực cơ bản, đổi mới trở thành động lực cơ bản. Cả ba yếu tố công nghệ, nhân tài và đổi mới sáng tạo đối với lĩnh vực CNTT, công nghệ số càng có ý nghĩa quyết định. Ba yếu tố này đối với ngành chúng ta chính là công nghệ số, nhân tài số và chuyển đổi số.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đôi cánh để Việt Nam bay lên hùng cường, thịnh vượng chính là khát vọng và công nghệ. Báo chí, xuất bản và truyền thông thổi lên khát vọng hóa rồng, hóa hổ. Công nghệ số, nhân tài số và chuyển đổi số tạo nên chiếc cánh công nghệ Việt Nam. 

Truyền thông phải đi đầu, tạo động lực, truyền cảm hứng cho sự phát triển và đổi mới sáng tạo

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, lĩnh vực thông tin, truyền thông ngày càng có vị trí quan trọng, cần thiết hơn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thư tư đang diễn ra mạnh mẽ. Truyền thông phải đi đầu chứ không phải đi theo, tạo động lực, truyền cảm hứng cho sự phát triển và đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong kỷ nguyên số.

tkb3.jpg

Toản cảnh Hội nghị

Thủ tướng đánh giá cao những thành tích mà Bộ và ngành TT&TT đã đạt được trong năm 2022, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Bộ TT&TT đạt được những thành tựu đó là vì đã thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; sự phấn đấu, nỗ lực của toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức trong Bộ và toàn ngành; sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả của các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Tuy vậy, cùng với những thành tựu đạt được, Bộ, ngành TT&TT cần khắc phục một số tồn tại, hạn chế. Đó là, việc tổ chức thực hiện công tác truyền thông chưa thực sự ngang tầm, đáp ứng đòi hỏi thực tiễn. Vai trò quan trọng của truyền thông chính sách là để người dân hiểu, tham gia xây dựng, thực hiện và thụ hưởng thành quả từ đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Chuyển đổi số dù đã đạt được những kết quả tích cực nhưng chưa tạo được sự đột phá về tư duy, nhận thức, hành động và sản phẩm cụ thể. Kinh tế số chủ yếu là sản xuất điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Dịch vụ viễn thông, nền tảng số và kinh doanh trực tuyến còn hạn chế.

Số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính còn chưa nhiều; dữ liệu - yếu tố quan trọng nhất trong chuyển đổi số - còn rời rạc, phân tán, trùng lặp, chưa có sự liên kết và thống nhất; các cơ quan chưa chủ động, tự nguyện chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến chưa đáp ứng được yêu cầu. Số lượng nền tảng số Việt Nam còn hạn chế, chất lượng thấp.

Doanh nghiệp công nghệ số phần lớn có quy mô nhỏ, số doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài chưa nhiều. Kết quả xử lý tình trạng “báo hóa” tạp chí và biểu hiện lệch lạc trong hoạt động báo chí – truyền thông chưa được như mong muốn; vấn nạn sim rác, cuộc gọi rác, tin nhắn rác còn khá phổ biến; những thông tin sai lệch trên mạng còn nhiều.

Phủ sóng toàn diện, bao trùm tới mọi miền đất nước, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo

Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2023 dự báo sẽ có nhiều khó khăn, thách thức hơn so với năm 2022. Do đó, Bộ TT&TT phải chủ động, tích cực hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ, chức năng được giao.

Đối với phương hướng nhiệm vụ của Bộ TT&TT năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách. Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế phải đặt trong bối cảnh một đất nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, phải bám sát thực tiễn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Thủ tướng yêu cầu tiến hành phủ sóng toàn diện, bao trùm tới mọi miền đất nước, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tất cả mọi người dân đều được thụ hưởng dịch vụ viễn thông. Thủ tướng giao Bộ TT&TT và Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện nhiệm vụ “điện đi tới đâu, viễn thông đi tới đó”. Phấn đấu ở đâu cũng có điện, có viễn thông, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, cập nhật, dữ liệu thường xuyên, bảo đảm dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”, trong đó có dữ liệu về đất đai, nhà ở...; đẩy mạnh xây dựng, phát triển hạ tầng số đồng bộ, hiện đại, trong đó lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt các nguồn đầu tư xã hội và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Trọng tâm phát triển hạ tầng số năm 2023 là thương mại hóa mạng 5G, tạo ra những thay đổi về kết nối, để hạ tầng thông tin liên lạc trở thành hạ tầng quan trọng của nền kinh tế; phát triển bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia.

Đồng thời, cần tập trung thúc đẩy kinh tế số, tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tỷ lệ người dân cài đặt các nền tảng số Việt Nam. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số phát triển trong nước và vươn ra thế giới. Tăng cường các biện pháp bảo vệ người dân, bảo đảm an toàn cho trẻ em trên môi trường mạng. Nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức, phổ cập kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân, tạo lập niềm tin số trên môi trường mạng. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh với các nền tảng xuyên biên giới trên cơ sở “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, bảo đảm chủ quyền đất nước và tính thượng tôn của pháp luật Việt Nam.

Thủ tướng tin tưởng Bộ TT&TT sẽ tiếp tục phát huy những kết quả, thành tựu đã đạt được, tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nỗ lực hơn nữa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, năm sau tốt hơn năm trước, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của đất nước.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ, Bộ TT&TT đã thấu hiểu những kỳ vọng của Thủ tướng đối với chuyển đổi số, đối với báo chí, xuất bản và truyền thông. Với tinh thần chiến binh, Bộ TT&TT sẽ hoàn thành các nhiệm vụ Thủ tướng giao phó. Những hạn chế, thiếu sót mà Thủ tướng vừa nêu chính là động lực để Bộ và ngành TT&TT tạo ra những đột phá trong năm 2023. Năm 2023 là Năm dữ liệu số quốc gia, cũng là năm chuyển đổi số mang lại những giá trị thực chất./.

Nguồn tin: mic.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay6,553
  • Tháng hiện tại103,029
  • Tháng trước164,742
  • Tổng lượt truy cập1,843,056
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây