Chuyển đổi số phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các Bộ, ngành, địa phương nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm
Chuyển đổi số là vấn đề mới, khó, nhạy cảm, phức tạp, cần phải tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm quốc tế, vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Chuyển đổi số phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các bộ ngành, địa phương nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, phải được thực hiện một cách bài bản, thực chất, hiệu quả, tránh tình trạng hình thức, chồng chéo. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tại Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Đề án 06 và tổng kết hoạt động của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2022.
Sáng ngày 25/12/2022, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Đề án 06 và tổng kết hoạt động của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2022.
Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với các điểm cầu các bộ, ngành, cơ quan và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Dự phiên họp tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ còn có Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số Vũ Đức Đam; Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; các thành viên của Ủy ban; đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao; Tòa án nhân dân Tối cao; lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Kết quả triển khai chuyển đổi số năm 2022
Nhận định về kết quả chuyển đổi số năm 2022, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho hay, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, về Chính phủ số, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 86/193 quốc gia về chính phủ số, chính phủ điện tử. Kinh tế số đạt tốc độ tăng trưởng 28%, đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Về xã hội số, Việt Nam xếp hạng thứ 9 về lượt tải mới ứng dụng di động. 8 ứng dụng Việt Nam có trên 10 triệu người dùng thường xuyên. Việt Nam xếp hạng 25/193 quốc gia về an toàn an ninh mạng.
Về công tác xây dựng văn bản pháp luật, chính sách, tạo môi trường pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 1 Nghị quyết, 3 Nghị định, 1 Chỉ thị và 10 Quyết định. Bộ TT&TT, cơ quan thường trực của Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số đã ban hành 17 văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể và 25 báo cáo chuyên đề tham khảo tuần.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng báo cáo tóm tắt kết quả triển khai chuyển đổi số năm 2022
Về nguồn nhân lực, vì chuyển đổi số là toàn dân và toàn diện, phải huy động sự tham gia của người dân và doanh nghiệp. Toàn bộ các tỉnh thành trên toàn quốc đã triển khai gần 69.000 tổ công nghệ số cộng đồng đến tận các thôn xóm với khoảng 320.000 thành viên. Bộ TT&TT đã triển khai Nền tảng học trực tuyến mở đại trà với gần 28.000 lượt cán bộ, công chức viên chức hoàn thành khóa bồi dưỡng về chuyển đổi số, gấp 3 lần so với mục tiêu đề ra. Hơn 255.000 thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng đã được phổ biến, tập huấn kỹ năng số theo sáng kiến của Bộ TT&TT và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Việc nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, các bộ ngành địa phương cần coi việc xây dựng, ban hành kế hoạch tập huấn bồi dưỡng là việc thường xuyên, liên tục. Mới có 13 Bộ, ngành và 46 tỉnh thành ban hành kế hoạch thực hiện Đề án 146.
Về an toàn an ninh mạng, Việt Nam có khả năng làm chủ 21/22 chủng loại sản phẩm phổ biến trong hệ sinh thái an toàn an ninh mạng. Tuy nhiên, an toàn thông tin mạng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Mới có 1723/3028 hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước được phê duyệt an toàn, chiếm khoảng 56%. 201/3068 hệ thống đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn theo cấp độ, chiếm 6,6%. Đây là nguy cơ mất an toàn an ninh mạng ở mức rất cao. Do đó, đề nghị các Bộ ngành địa phương khẩn trương hoàn thành phê duyệt cấp độ an toàn thông tin ngay trong quý I/2023. Bộ TT&TT sẽ có hướng dẫn và biện pháp hỗ trợ đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ ngay cả khi chưa có nguồn lực.
Toàn cảnh Hội nghị
Về dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), mặc dù chúng ta đã nỗ lực rất cao nhưng chất lượng của dịch vụ công trực tuyến chưa ngang bằng với các nước dẫn đầu trong khu vực. Theo đánh giá của Liên hiệp quốc về DVCTT với 5 tiêu chí, tồn tại hạn chế lớn nhất mà chúng ta cần cải thiện đó là cung cấp DVCTT toàn trình, nghĩa là người dân ngồi nhà có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ công trực tuyến và người dân sử dụng nhiều DVCTT. Các bộ ngành địa phương cần căn cứ vào các tiêu chí này để ban hành Kế hoạch cải thiện chất lượng DVCTT. Sắp tới Bộ TT&TT sẽ ban hành tiêu chí đánh giá, thực hiện đánh giá và xếp hạng các bộ ngành địa phương về chất lượng và hiệu quả cung cấp DVCTT.
Quản lý nhà nước và quản trị quốc gia muốn hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phải dựa trên các nền tảng số. Khi đối tượng quản lý ngày càng nhiều, cơ quan quản lý nhà nước phải có công cụ giám sát, kiểm tra trực tuyến, Mới có một số ít bộ ngành địa phương đi tiên phong trong lĩnh vực này và thu được một số kết quả nhất định. Đó là Bộ Công an với Nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Tài chính với Nền tảng hóa đơn điện tử, Bộ TT&TT với Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia, Văn phòng Chính phủ với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Thừa Thiên Huế với nền tảng Huế S, Đà Nẵng với Nền tảng công dân số. Bộ TT&TT đề nghị năm 2023, các Bộ, ngành tập trung xác định và tổ chức triển khai các nền tảng số sử dụng thống nhất trên toàn quốc thuộc ngành lĩnh vực của mình. Các địa phương xác định và tổ chức triển khai các nền tảng số sử dụng thống nhất trên toàn địa phương mình. Nền tảng số sử dụng thống nhất nghĩa là đầu tư tập trung, quản lý vận hành tập trung, sử dụng phân tán. Một đầu mối đứng ra đầu tư và quản lý vận hành. Các cơ quan, tổ chức khác là người sử dụng. Các địa phương cần rà soát, đánh giá hiệu quả, tầm nhìn dài hạn trong phát triển đô thị thông minh gắn liền với phát triển đô thị.
Về kinh tế số, xã hội số, một số bộ ngành Trung ương thuộc khối kinh tế tổng hợp đã có những hành động quyết liệt, đột phá, mang lại kết quả trong phát triển kinh tế số. Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%, tỉ lệ ngươi dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán đạt 66%, tỉ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nền tảng số đạt 30,07%, tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 7,5%. Tuy nhiên, khối kinh tế ngành lĩnh vực cần có kế hoạch hoạt động quyết liệt hơn vì dư địa phát triển còn nhiều. Mới chỉ có 2/30 Bộ ngành và 28/63 địa phương ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025. Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhà nước, ngoại trừ doanh nghiệp viễn thông, CNTT, cơ bản diễn ra còn chậm. Còn thiếu Đề án tổng thể quốc gia thúc đẩy chuyển đổi số trong tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, Đại học số triển khai còn chậm so với kế hoạch đặt ra. Y tế số có đấu hiệu chững lại sau thời gian COVID.
Hai tồn tại, hai bài học kinh nghiệm
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng nêu ra hai tồn tại lớn trong triển khai chuyển đổi số trong năm 2022. Đó là độ trễ lớn từ chủ trương của đầu não cho đến thực thi ở cơ sở. Với chiến lược quốc gia 5 năm, kể từ khi Thủ tướng ban hành cho đến khi các Bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch hành động mất 1 năm và bố trí nguồn lực mất 1 năm. Thứ trưởng Bộ TT&TT đề xuất các Bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch hành động năm 2023 ngay trong tháng 1 để sau Tết Nguyên đán là thực hiện ngay.
Tồn tại thứ hai là kế hoạch ban hành rồi nhưng thiếu nhân lực thực thi. Đơn vị chuyên trách ở địa phương là Sở TT&TT, nhưng nhiều Sở chỉ có 1 đến 2 nhân sự kiêm nhiệm cả lĩnh vực viễn thông, CNTT, chuyển đổi số, an toàn an ninh mạng. Giải pháp Bộ TT&TT đưa ra là: Các địa phương cần chủ động cân đối biên chế tăng cường cho các Sở TT&TT, đồng thời bồi dưỡng, tập huấn chuyển đổi số, kỹ năng số cho tất cả cán bộ viên chức sao cho mỗi cán bộ đều có thể phụ trách chuyển đổi số trong lĩnh vực của mình.
Thứ trưởng Bộ TT&TT cũng nêu ra hai bài học kinh nghiệm về chuyển đổi số. Thứ nhất, chuyển đổi số cần sự tham gia trực tiếp của người đứng đầu. Người đứng đầu lựa chọn vấn đề cần được ưu tiên giải quyết, là người đưa ra các bài toán cần giải quyết, ngoài ra cần có cơ chế giám sát thường xuyên, liên tục, kịp thời để phát hiện sự chệch hướng; họp ban chỉ đạo định kỳ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Thứ hai, chuyển đổi số cần chú trọng thực chất, hiệu quả, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Đầu tư cho hệ thống cần chú trọng tính bền vững. Dự án đầu tư phải làm rõ hiệu quả mang lại lớn hơn giá trị bỏ ra, phương án quản lý vận hành hệ thống sau đầu tư, mua sắm.
Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, năm 2023 là năm dữ liệu số quốc gia vì dữ liệu số, kết nối số, chia sẻ dữ liệu số là huyết mạch của chuyển đổi số với 9 nhóm nhiệm vụ: Cải thiện xếp hạng quốc gia về chính phủ điện tử, chính phủ số, an toàn an ninh mạng; Kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực tham mưu quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ Trung ương đến địa phương; Phê duyệt đề án triển khai hoặc thí điểm triển khai Đại học số Việt Nam, bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên; Phê duyệt Khung kỹ năng số quốc gia và Đề án triển khai Nền tảng học trực tuyến MOOC; Phê duyệt và tổ chức triển khai Đề án tái cấu trúc nâng cao năng lực hạ tầng kỹ thuật của cơ quan nhà nước; Phê duyệt danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương, danh mục dữ liệu mở, phê duyệt và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển, kết nối, chia sẻ dữ liệu; Phê duyệt và tổ chức triển khai kế hoạch hành động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp DVCTT; Phê duyệt và tổ chức triển khai Đề án chuyển đổi số doanh nghiệp nhà nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Tổ chức triển khai bảo đảm an toàn an ninh mạng trong hoạt động của cơ quan nhà nước và bảo vệ người dân.
Tại Hội nghị, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an đã báo cáo tóm tắt sơ kết một năm triển khai Đề án 06 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2022. Ngoài ra, Hội nghị còn được nghe các báo cáo, tham luận của đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương liên quan đến triển khai Đề án 06 và triển khai chuyển đổi số.
Từng bước chuyển đổi nhận thức, thói quen từ môi trường thực sang môi trường số
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định năm 2022 đã làm việc rất khó, đó là từng bước chuyển đổi nhận thức, thói quen từ môi trường thực sang môi trường số và tiến trình chuyển đổi số đã đạt được một số kết quả bước đầu. Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý cho chuyển đổi số được quan tâm và đạt được kết quả tích cực. Về công tác xây dựng thể chế, tạo môi trường cho chuyển đổi số, Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành 16 văn bản quan trọng về chuyển đổi số trong năm 2022, gồm 4 Nghị định, 1 Nghị quyết của Chính phủ và 10 Quyết định, 1 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng số tiếp tục được phát triển ở Trung ương và địa phương, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chuyển đổi số. Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai xây dựng, kết nối, chia sẻ. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an đã kết nối, liên thông với 47 bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước; cấp trên 76 triệu thẻ căn cước gắn chíp điện tử; đồng bộ hơn 234 triệu thông tin tiêm chủng; kích hoạt gần 2,6 triệu tài khoản định danh điện tử; xác định thông tin chính xác của gần 50 triệu thuê bao di động...
Dịch vụ công trực tuyến được triển khai ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Cổng Dịch vụ công quốc gia cung cấp gần 4.400 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (gấp 3 lần năm 2021); hơn 154 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái (gấp 1,7 lần so với năm 2021); hơn 3,9 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến (gấp hơn 5,7 lần năm 2021). An toàn, an ninh thông tin tiếp tục được quan tâm. Tổ công nghệ số cộng đồng đã bước đầu phát huy hiệu quả với 69.000 tổ và hơn 320.000 thành viên.
Xóa tình trạng thiếu sóng viễn thông, thiếu điện, đem lại cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi người dân
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được trong công tác triển khai chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương, sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, đặc biệt là vai trò nòng cốt của lực lượng công an nhân dân, sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, Thủ tướng cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Người lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, địa phương cần phải quyết liệt hơn nữa, quyết tâm hơn nữa trong triển khai chuyển đổi số. Thể chế, cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phải được quan tâm hơn. Hạ tầng số, các nền tảng số quốc gia chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra; các nền tảng số phục vụ giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội còn thiếu. Nhiều cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành triển khai còn chậm. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các Bộ, ngành, địa phương còn nhiều hạn chế, vướng mắc, chưa hiệu quả.
Chất lượng, hiệu quả trong cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao còn hạn chế, chưa thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Chuyển đổi số còn khoảng cách lớn giữa thành thị và nông thôn. Nhiều địa phương còn chưa nhất quán trong chuyển đổi số.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, hiện vẫn còn 266 thôn, bản trên cả nước còn thiếu sóng viễn thông, thiếu điện. Thủ tướng chỉ đạo Bộ TT&TT, Bộ Công thương và Ủy ban Quản lý vốn doanh nghiệp nhà nước chỉ đạo các cơ quan liên quan, các tập đoàn tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp dứt khoát xóa tình trạng thiếu sóng, thiếu điện tại các thôn bản này trong năm 2023. Mọi người dân trên mọi miền tổ quốc phải được tiếp cận Internet, phải có điện, để có cơ hội phát triển bình đẳng.
An toàn, an ninh mạng nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nhân lực cho chuyển đổi số còn chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, phân bổ chưa đồng đều; còn hiện tượng "chảy máu chất xám" ra nước ngoài. Thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát việc triển khai chuyển đổi số.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2023 là năm thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức vẫn nhiều hơn. Do đó, phải xác định chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi cả về tư duy, nhận thức, hành động; chuyển từ làm thủ công sang môi trường số; đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương; đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Chuyển đổi số là vấn đề mới, khó, nhạy cảm, phức tạp, cần phải tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Chuyển đổi số phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các bộ ngành, địa phương nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; Phải thực hiện một cách bài bản, thực chất, hiệu quả, tránh tình trạng hình thức, chồng chéo.
Chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể. Người dân, doanh nghiệp là mục tiêu, động lực thúc đẩy chuyển đổi số, đồng thời là người thụ hưởng thành quả từ chuyển đổi số một cách thực chất và hiệu quả.
Về nhiệm vụ trọng tâm, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số quốc gia; Tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, lưu ý vấn đề bảo đảm an toàn an ninh mạng; Khẩn trương hoàn thiện và triển khai Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ năm 2023; Các Bộ, ngành, địa phương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số phải thực chất, tránh hình thức, các nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ triển khai, dễ đánh giá; Tập trung hoàn thành và triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu, nhất là 10 dịch vụ công đã quá hạn trong năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo, năm 2023, dứt khoát phải xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia, giao Bộ Công an chủ trì về cơ sở vật chất. Trung tâm dữ liệu quốc gia được xây dựng, triển khai trên tinh thần không bảo thủ, không cát cứ, không cục bộ, đồng thời bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 06, khẩn trương hoàn thành cung cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp, mã định danh cá nhân và thực hiện nhiệm vụ phát sinh cần thiết để triển khai hiệu quả mục tiêu chung của Đề án 06. Trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 06 tại các Bộ, ngành, địa phương.
Bảo đảm tích hợp, chuẩn hóa, cập nhật và chia sẻ thông tin trong Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư với các bộ, ngành, địa phương. Tăng cường hỗ trợ người dân thực hiện thuận lợi, đơn giản các dịch vụ công có sử dụng thông tin về công dân, nhất là thời gian đầu bỏ hộ khẩu giấy.
Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các nhà mạng xử lý tình trạng SIM rác, tin nhắn rác; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, hoàn thiện và trình Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số phê duyệt Kế hoạch hoạt động năm 2023, Thủ tướng chỉ đạo./.
Sáng ngày 25/12/2022, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Đề án 06 và tổng kết hoạt động của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2022.
Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với các điểm cầu các bộ, ngành, cơ quan và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Dự phiên họp tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ còn có Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số Vũ Đức Đam; Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; các thành viên của Ủy ban; đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao; Tòa án nhân dân Tối cao; lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Kết quả triển khai chuyển đổi số năm 2022
Nhận định về kết quả chuyển đổi số năm 2022, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho hay, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, về Chính phủ số, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 86/193 quốc gia về chính phủ số, chính phủ điện tử. Kinh tế số đạt tốc độ tăng trưởng 28%, đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Về xã hội số, Việt Nam xếp hạng thứ 9 về lượt tải mới ứng dụng di động. 8 ứng dụng Việt Nam có trên 10 triệu người dùng thường xuyên. Việt Nam xếp hạng 25/193 quốc gia về an toàn an ninh mạng.
Về công tác xây dựng văn bản pháp luật, chính sách, tạo môi trường pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 1 Nghị quyết, 3 Nghị định, 1 Chỉ thị và 10 Quyết định. Bộ TT&TT, cơ quan thường trực của Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số đã ban hành 17 văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể và 25 báo cáo chuyên đề tham khảo tuần.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng báo cáo tóm tắt kết quả triển khai chuyển đổi số năm 2022
Về nguồn nhân lực, vì chuyển đổi số là toàn dân và toàn diện, phải huy động sự tham gia của người dân và doanh nghiệp. Toàn bộ các tỉnh thành trên toàn quốc đã triển khai gần 69.000 tổ công nghệ số cộng đồng đến tận các thôn xóm với khoảng 320.000 thành viên. Bộ TT&TT đã triển khai Nền tảng học trực tuyến mở đại trà với gần 28.000 lượt cán bộ, công chức viên chức hoàn thành khóa bồi dưỡng về chuyển đổi số, gấp 3 lần so với mục tiêu đề ra. Hơn 255.000 thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng đã được phổ biến, tập huấn kỹ năng số theo sáng kiến của Bộ TT&TT và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Việc nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, các bộ ngành địa phương cần coi việc xây dựng, ban hành kế hoạch tập huấn bồi dưỡng là việc thường xuyên, liên tục. Mới có 13 Bộ, ngành và 46 tỉnh thành ban hành kế hoạch thực hiện Đề án 146.
Về an toàn an ninh mạng, Việt Nam có khả năng làm chủ 21/22 chủng loại sản phẩm phổ biến trong hệ sinh thái an toàn an ninh mạng. Tuy nhiên, an toàn thông tin mạng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Mới có 1723/3028 hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước được phê duyệt an toàn, chiếm khoảng 56%. 201/3068 hệ thống đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn theo cấp độ, chiếm 6,6%. Đây là nguy cơ mất an toàn an ninh mạng ở mức rất cao. Do đó, đề nghị các Bộ ngành địa phương khẩn trương hoàn thành phê duyệt cấp độ an toàn thông tin ngay trong quý I/2023. Bộ TT&TT sẽ có hướng dẫn và biện pháp hỗ trợ đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ ngay cả khi chưa có nguồn lực.
Toàn cảnh Hội nghị
Về dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), mặc dù chúng ta đã nỗ lực rất cao nhưng chất lượng của dịch vụ công trực tuyến chưa ngang bằng với các nước dẫn đầu trong khu vực. Theo đánh giá của Liên hiệp quốc về DVCTT với 5 tiêu chí, tồn tại hạn chế lớn nhất mà chúng ta cần cải thiện đó là cung cấp DVCTT toàn trình, nghĩa là người dân ngồi nhà có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ công trực tuyến và người dân sử dụng nhiều DVCTT. Các bộ ngành địa phương cần căn cứ vào các tiêu chí này để ban hành Kế hoạch cải thiện chất lượng DVCTT. Sắp tới Bộ TT&TT sẽ ban hành tiêu chí đánh giá, thực hiện đánh giá và xếp hạng các bộ ngành địa phương về chất lượng và hiệu quả cung cấp DVCTT.
Quản lý nhà nước và quản trị quốc gia muốn hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phải dựa trên các nền tảng số. Khi đối tượng quản lý ngày càng nhiều, cơ quan quản lý nhà nước phải có công cụ giám sát, kiểm tra trực tuyến, Mới có một số ít bộ ngành địa phương đi tiên phong trong lĩnh vực này và thu được một số kết quả nhất định. Đó là Bộ Công an với Nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Tài chính với Nền tảng hóa đơn điện tử, Bộ TT&TT với Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia, Văn phòng Chính phủ với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Thừa Thiên Huế với nền tảng Huế S, Đà Nẵng với Nền tảng công dân số. Bộ TT&TT đề nghị năm 2023, các Bộ, ngành tập trung xác định và tổ chức triển khai các nền tảng số sử dụng thống nhất trên toàn quốc thuộc ngành lĩnh vực của mình. Các địa phương xác định và tổ chức triển khai các nền tảng số sử dụng thống nhất trên toàn địa phương mình. Nền tảng số sử dụng thống nhất nghĩa là đầu tư tập trung, quản lý vận hành tập trung, sử dụng phân tán. Một đầu mối đứng ra đầu tư và quản lý vận hành. Các cơ quan, tổ chức khác là người sử dụng. Các địa phương cần rà soát, đánh giá hiệu quả, tầm nhìn dài hạn trong phát triển đô thị thông minh gắn liền với phát triển đô thị.
Về kinh tế số, xã hội số, một số bộ ngành Trung ương thuộc khối kinh tế tổng hợp đã có những hành động quyết liệt, đột phá, mang lại kết quả trong phát triển kinh tế số. Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%, tỉ lệ ngươi dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán đạt 66%, tỉ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nền tảng số đạt 30,07%, tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 7,5%. Tuy nhiên, khối kinh tế ngành lĩnh vực cần có kế hoạch hoạt động quyết liệt hơn vì dư địa phát triển còn nhiều. Mới chỉ có 2/30 Bộ ngành và 28/63 địa phương ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025. Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhà nước, ngoại trừ doanh nghiệp viễn thông, CNTT, cơ bản diễn ra còn chậm. Còn thiếu Đề án tổng thể quốc gia thúc đẩy chuyển đổi số trong tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, Đại học số triển khai còn chậm so với kế hoạch đặt ra. Y tế số có đấu hiệu chững lại sau thời gian COVID.
Hai tồn tại, hai bài học kinh nghiệm
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng nêu ra hai tồn tại lớn trong triển khai chuyển đổi số trong năm 2022. Đó là độ trễ lớn từ chủ trương của đầu não cho đến thực thi ở cơ sở. Với chiến lược quốc gia 5 năm, kể từ khi Thủ tướng ban hành cho đến khi các Bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch hành động mất 1 năm và bố trí nguồn lực mất 1 năm. Thứ trưởng Bộ TT&TT đề xuất các Bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch hành động năm 2023 ngay trong tháng 1 để sau Tết Nguyên đán là thực hiện ngay.
Tồn tại thứ hai là kế hoạch ban hành rồi nhưng thiếu nhân lực thực thi. Đơn vị chuyên trách ở địa phương là Sở TT&TT, nhưng nhiều Sở chỉ có 1 đến 2 nhân sự kiêm nhiệm cả lĩnh vực viễn thông, CNTT, chuyển đổi số, an toàn an ninh mạng. Giải pháp Bộ TT&TT đưa ra là: Các địa phương cần chủ động cân đối biên chế tăng cường cho các Sở TT&TT, đồng thời bồi dưỡng, tập huấn chuyển đổi số, kỹ năng số cho tất cả cán bộ viên chức sao cho mỗi cán bộ đều có thể phụ trách chuyển đổi số trong lĩnh vực của mình.
Thứ trưởng Bộ TT&TT cũng nêu ra hai bài học kinh nghiệm về chuyển đổi số. Thứ nhất, chuyển đổi số cần sự tham gia trực tiếp của người đứng đầu. Người đứng đầu lựa chọn vấn đề cần được ưu tiên giải quyết, là người đưa ra các bài toán cần giải quyết, ngoài ra cần có cơ chế giám sát thường xuyên, liên tục, kịp thời để phát hiện sự chệch hướng; họp ban chỉ đạo định kỳ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Thứ hai, chuyển đổi số cần chú trọng thực chất, hiệu quả, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Đầu tư cho hệ thống cần chú trọng tính bền vững. Dự án đầu tư phải làm rõ hiệu quả mang lại lớn hơn giá trị bỏ ra, phương án quản lý vận hành hệ thống sau đầu tư, mua sắm.
Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, năm 2023 là năm dữ liệu số quốc gia vì dữ liệu số, kết nối số, chia sẻ dữ liệu số là huyết mạch của chuyển đổi số với 9 nhóm nhiệm vụ: Cải thiện xếp hạng quốc gia về chính phủ điện tử, chính phủ số, an toàn an ninh mạng; Kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực tham mưu quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ Trung ương đến địa phương; Phê duyệt đề án triển khai hoặc thí điểm triển khai Đại học số Việt Nam, bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên; Phê duyệt Khung kỹ năng số quốc gia và Đề án triển khai Nền tảng học trực tuyến MOOC; Phê duyệt và tổ chức triển khai Đề án tái cấu trúc nâng cao năng lực hạ tầng kỹ thuật của cơ quan nhà nước; Phê duyệt danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương, danh mục dữ liệu mở, phê duyệt và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển, kết nối, chia sẻ dữ liệu; Phê duyệt và tổ chức triển khai kế hoạch hành động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp DVCTT; Phê duyệt và tổ chức triển khai Đề án chuyển đổi số doanh nghiệp nhà nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Tổ chức triển khai bảo đảm an toàn an ninh mạng trong hoạt động của cơ quan nhà nước và bảo vệ người dân.
Tại Hội nghị, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an đã báo cáo tóm tắt sơ kết một năm triển khai Đề án 06 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2022. Ngoài ra, Hội nghị còn được nghe các báo cáo, tham luận của đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương liên quan đến triển khai Đề án 06 và triển khai chuyển đổi số.
Từng bước chuyển đổi nhận thức, thói quen từ môi trường thực sang môi trường số
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định năm 2022 đã làm việc rất khó, đó là từng bước chuyển đổi nhận thức, thói quen từ môi trường thực sang môi trường số và tiến trình chuyển đổi số đã đạt được một số kết quả bước đầu. Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý cho chuyển đổi số được quan tâm và đạt được kết quả tích cực. Về công tác xây dựng thể chế, tạo môi trường cho chuyển đổi số, Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành 16 văn bản quan trọng về chuyển đổi số trong năm 2022, gồm 4 Nghị định, 1 Nghị quyết của Chính phủ và 10 Quyết định, 1 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng số tiếp tục được phát triển ở Trung ương và địa phương, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chuyển đổi số. Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai xây dựng, kết nối, chia sẻ. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an đã kết nối, liên thông với 47 bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước; cấp trên 76 triệu thẻ căn cước gắn chíp điện tử; đồng bộ hơn 234 triệu thông tin tiêm chủng; kích hoạt gần 2,6 triệu tài khoản định danh điện tử; xác định thông tin chính xác của gần 50 triệu thuê bao di động...
Dịch vụ công trực tuyến được triển khai ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Cổng Dịch vụ công quốc gia cung cấp gần 4.400 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (gấp 3 lần năm 2021); hơn 154 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái (gấp 1,7 lần so với năm 2021); hơn 3,9 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến (gấp hơn 5,7 lần năm 2021). An toàn, an ninh thông tin tiếp tục được quan tâm. Tổ công nghệ số cộng đồng đã bước đầu phát huy hiệu quả với 69.000 tổ và hơn 320.000 thành viên.
Xóa tình trạng thiếu sóng viễn thông, thiếu điện, đem lại cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi người dân
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được trong công tác triển khai chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương, sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, đặc biệt là vai trò nòng cốt của lực lượng công an nhân dân, sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, Thủ tướng cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Người lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, địa phương cần phải quyết liệt hơn nữa, quyết tâm hơn nữa trong triển khai chuyển đổi số. Thể chế, cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phải được quan tâm hơn. Hạ tầng số, các nền tảng số quốc gia chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra; các nền tảng số phục vụ giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội còn thiếu. Nhiều cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành triển khai còn chậm. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các Bộ, ngành, địa phương còn nhiều hạn chế, vướng mắc, chưa hiệu quả.
Chất lượng, hiệu quả trong cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao còn hạn chế, chưa thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Chuyển đổi số còn khoảng cách lớn giữa thành thị và nông thôn. Nhiều địa phương còn chưa nhất quán trong chuyển đổi số.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, hiện vẫn còn 266 thôn, bản trên cả nước còn thiếu sóng viễn thông, thiếu điện. Thủ tướng chỉ đạo Bộ TT&TT, Bộ Công thương và Ủy ban Quản lý vốn doanh nghiệp nhà nước chỉ đạo các cơ quan liên quan, các tập đoàn tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp dứt khoát xóa tình trạng thiếu sóng, thiếu điện tại các thôn bản này trong năm 2023. Mọi người dân trên mọi miền tổ quốc phải được tiếp cận Internet, phải có điện, để có cơ hội phát triển bình đẳng.
An toàn, an ninh mạng nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nhân lực cho chuyển đổi số còn chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, phân bổ chưa đồng đều; còn hiện tượng "chảy máu chất xám" ra nước ngoài. Thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát việc triển khai chuyển đổi số.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2023 là năm thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức vẫn nhiều hơn. Do đó, phải xác định chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi cả về tư duy, nhận thức, hành động; chuyển từ làm thủ công sang môi trường số; đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương; đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Chuyển đổi số là vấn đề mới, khó, nhạy cảm, phức tạp, cần phải tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Chuyển đổi số phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các bộ ngành, địa phương nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; Phải thực hiện một cách bài bản, thực chất, hiệu quả, tránh tình trạng hình thức, chồng chéo.
Chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể. Người dân, doanh nghiệp là mục tiêu, động lực thúc đẩy chuyển đổi số, đồng thời là người thụ hưởng thành quả từ chuyển đổi số một cách thực chất và hiệu quả.
Về nhiệm vụ trọng tâm, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số quốc gia; Tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, lưu ý vấn đề bảo đảm an toàn an ninh mạng; Khẩn trương hoàn thiện và triển khai Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ năm 2023; Các Bộ, ngành, địa phương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số phải thực chất, tránh hình thức, các nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ triển khai, dễ đánh giá; Tập trung hoàn thành và triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu, nhất là 10 dịch vụ công đã quá hạn trong năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo, năm 2023, dứt khoát phải xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia, giao Bộ Công an chủ trì về cơ sở vật chất. Trung tâm dữ liệu quốc gia được xây dựng, triển khai trên tinh thần không bảo thủ, không cát cứ, không cục bộ, đồng thời bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 06, khẩn trương hoàn thành cung cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp, mã định danh cá nhân và thực hiện nhiệm vụ phát sinh cần thiết để triển khai hiệu quả mục tiêu chung của Đề án 06. Trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 06 tại các Bộ, ngành, địa phương.
Bảo đảm tích hợp, chuẩn hóa, cập nhật và chia sẻ thông tin trong Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư với các bộ, ngành, địa phương. Tăng cường hỗ trợ người dân thực hiện thuận lợi, đơn giản các dịch vụ công có sử dụng thông tin về công dân, nhất là thời gian đầu bỏ hộ khẩu giấy.
Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các nhà mạng xử lý tình trạng SIM rác, tin nhắn rác; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, hoàn thiện và trình Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số phê duyệt Kế hoạch hoạt động năm 2023, Thủ tướng chỉ đạo./.
Nguồn tin: mic.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Đang truy cập41
- Hôm nay5,036
- Tháng hiện tại16,995
- Tháng trước164,742
- Tổng lượt truy cập1,757,022