Thứ sáu, 26/04/2024, 17:28
Thứ sáu, 26/04/2024, 17:28
Bộ TT&TT phát động phong trào thi đua “Ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo để làm việc tốt hơn”Mới     Hà Nội sẽ công khai kết quả chuyển đổi số của các cơ quan, quận, huyện     Bộ TT&TT đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật     Tháo gỡ rào cản để nông nghiệp Việt Nam tăng tốc chuyển đổi xanh     6 đại diện Việt Nam tham gia chung kết tài năng CNTT thế giới     CĐS hiệu quả cần đẩy mạnh công tác số hóa, tái sử dụng, chia sẻ dữ liệu số     Chuyển đổi số cấp xã thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị     Nhóm tiêu chí và mức độ chuyển đổi số cấp xã, huyện     Triển khai thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số     Việt Nam - Australia hợp tác đào tạo công nghệ số     Hà Tĩnh triển khai các giải pháp nâng cao trải nghiệm người dùng DVCTT     Ban hành Thông tư quy định cấu trúc, bố cục, yêu cầu kỹ thuật cho cổng TTĐT của cơ quan nhà nướcMới     Bộ TT&TT đánh giá, xếp hạng các cổng, trang TTĐT của CQNN hằng năm     Hướng dẫn kê khai thay đổi thông tin đăng ký thuế cá nhân     Bộ TT&TT đẩy mạnh phát triển các nền tảng số quy mô quốc gia theo hướng dùng chung     AI định hình tương lai ngành xây dựng tại Malaysia     Thủ tướng Chính phủ sẽ đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số     Quy định mới về cấu trúc, bố cục, yêu cầu kỹ thuật cho cổng TTĐT của cơ quan nhà nước    

RPA tăng tỷ lệ chính xác của tác vụ ngân hàng lên đến 99%

Thứ hai - 12/12/2022 20:09Đọc bằng audio

RPA tăng tỷ lệ chính xác của tác vụ ngân hàng lên đến 99%

Với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ, các ngân hàng cần cải thiện quy trình của mình để đáp ứng khối lượng công việc ngày càng tăng cao và phức tạp, giảm áp lực cho nhân viên đồng thời nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) là câu trả lời cho thách thức này vì robot có thể tự động hóa các công việc thông thường để giảm thời gian xử lý và tăng tính hiệu quả.

Thực trạng trải nghiệm nhân viên ngân hàng

Như chúng ta đã biết, trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, mô hình hoạt động của ngân hàng thay đổi rất nhanh. Nếu như trước đây trong một mô hình truyền thống, chỉ có ngân hàng và khách hàng tương tác với nhau, thì trong mô hình hiện tại, ngân hàng không chỉ tương tác với khách hàng của mình mà còn tương tác với các ngân hàng khác và các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba.

Với mô hình hoạt động ngày càng phức tạp dẫn đến một thực tế dữ liệu được tạo ra trong quá trình vận hành ngân hàng cũng đa dạng hơn. Khối lượng dữ liệu đa dạng thì việc vận hành công việc của nhân viên cũng trở nên phức tạp và tốn thời gian hơn rất nhiều nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ.

Theo một khảo sát của akaBot với khoảng 300 nhân viên ở các ngân hàng khác nhau, 41,7% nhân viên có mức độ hài lòng thấp tới trung bình đối với công việc, tác vụ thủ công hàng ngày. Ngoài ra, nhân viên cũng cho biết khi phải thực hiện các tác vụ thủ công như vậy thì khả năng xảy ra sai sót cũng rất cao. Từ thực tế đó, tự động hóa được coi là giải pháp giúp tối ưu hóa hoạt động, nâng cao trải nghiệm của nhân viên đối với các quy trình vận hành của ngân hàng hằng ngày.

Nhân viên kỳ vọng công nghệ có thể giúp họ giảm thiểu các công việc thủ công, những công việc nhàm chán lặp đi lặp lại hằng ngày, không phải làm thêm giờ để hoàn thành công việc và khách hàng cũng được đáp ứng các dịch vụ nhanh chóng hơn. Ngoài ra khi quy trình vận hành được tự động hóa, chắc chắn là những sai sót cũng sẽ giảm thiểu và dữ liệu cũng sẽ được cải thiện hơn.

Tối ưu hóa trải nghiệm của nhân viên ngành ngân hàng với RPA - Ảnh 1.

Tự động hóa - công nghệ "mở khóa" quy trình vận hành

Nói về vai trò của tự động hóa đối với trải nghiệm của nhân viên trong một tổ chức, Gartner có đưa ra một mô hình trải nghiệm tổng thể trong đó có hai chủ thể là khách hàng và nhân viên. Theo mô hình hoạt động, khi nhân viên có những trải nghiệm hài lòng thì họ cũng sẽ cung cấp dịch vụ cho khách hàng với một thái độ tốt hơn. Ngược lại, khi khách hàng có được trải nghiệm hài lòng đối với dịch vụ mà họ sử dụng thì họ cũng sẽ ủng hộ doanh nghiệp (DN) và tương tác với nhân viên tốt hơn.

Morgan cũng đồng tình với nhận định này và cho biết hiệu suất công việc sẽ tăng lên gấp 4 lần khi tối ưu hóa trải nghiệm của nhân viên. Trong khi đó theo Saleforce, tự động hóa góp phần cải thiện trải nghiệm của nhân viên và nâng cao năng suất làm việc.

Tự động hóa vận hành là một trong những trụ cột chính của chuyển đổi số tại nhiều ngân hàng. Chiến lược này xuất phát từ câu chuyện thực tế của khối ngân hàng, khi nhân viên phải đăng nhập vào nhiều hệ thống, các hệ thống này lại thường không tương tác với nhau. Các ngân hàng có thể chọn hướng cải tiến hệ thống, tuy nhiên, sẽ tiêu tốn nhiều thời gian để thực hiện, và thành công của dự án cũng không được đảm bảo.

Với mô hình tự động hóa các quy trình vận hành trong DN, công nghệ sử dụng chủ yếu là RPA. RPA không phải là một công cụ mới lạ, với lợi thế về thời gian triển khai ngắn, vận hành không gián đoạn, không can thiệp vào hạ tầng CNTT sẵn có, giúp giải phóng nhân sự, đã được nhiều ngân hàng ứng dụng vào nhiều quy trình tại đa dạng các phòng ban.

RPA có khả năng tự động hóa các công việc có tính quy luật, giúp giảm công việc cho nhân viên và tăng chính xác. Với việc giảm thiểu thời gian xử lý, trải nghiệm khách hàng sẽ được cải thiện. Nhân viên sẽ có nhiều thời gian tương tác với các trường hợp đặc biệt của khách hàng, giúp nâng cao trải nghiệm.

Theo akaBot, RPA có thể giúp tiết kiệm 60 - 90% thời gian xử lý tác vụ, tiết kiệm 60 - 90% chi phí vận hành, tăng tỷ lệ chính xác của tác vụ lên đến 99%, tỷ lệ tự động hóa lên đến 100%.

Chẳng hạn như, là một trong những ngân hàng ứng dụng công nghệ RPA akaBot trong tự động hóa quy trình vận hành, HDBank tăng tốc xử lý hồ sơ nhanh gấp 30 lần. Tình trạng làm thêm giờ trở nên ít phổ biến hơn, nhờ đó giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí và cải thiện mức độ hài lòng của nhân viên.

Tối ưu hóa trải nghiệm của nhân viên ngành ngân hàng với RPA - Ảnh 2.

Là một trong những ngân hàng ứng dụng công nghệ RPA akaBot trong tự động hóa quy trình vận hành, HDBank tăng tốc xử lý hồ sơ nhanh gấp 30 lần.

Theo một khảo sát của akaBot về mức độ hài lòng của các nhân viên ngân hàng, 80% đánh giá là hài lòng và 20% rất hài lòng khi công việc của họ được tự động hóa và giảm bớt các công việc lặp đi lặp lại nhàm chán.

Rõ ràng với những lợi thế đó, xu hướng tự động hóa sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian tới, thậm chí tiến đến một bước cao hơn là siêu tự động hóa (hyperautomation).

Hyperautomation là nền tảng kết hợp 3 yếu tố: vận hành, tư duy và phân tích, giúp tối ưu hóa vận hành tại nhiều phòng ban khác nhau, từ trung tâm thẻ, dịch vụ khách hàng, khối khách hàng DN và khách hàng cá nhân.

Mô hình hyperautomation cho phép con người và các bot công nghệ kết hợp một cách hài hòa: các bot đảm nhiệm những tác vụ thủ công, lặp đi lặp lại còn con người sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chiến lược, những công việc quan trọng hơn. Khi mức độ tin cậy thấp, các bot sẽ tự động điều hướng và chuyển cho con người, nhờ vậy quy trình tự động hóa luôn đảm bảo độ chính xác và tốc độ thực hiện cao.

Hơn nữa, với hyperautomation, các bot có thể tự động kích hoạt lẫn nhau để hoàn thành công việc. Và hyperautomation được coi là nhân tố giúp thay đổi cuộc chơi trải nghiệm số trong ngân hàng trong tương lai.

Tối ưu hóa trải nghiệm của nhân viên ngành ngân hàng với RPA - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc phát triển kinh doanh akaBot chia sẻ tại hội thảo chuyên đề "Xây dựng hệ sinh thái tự động hóa - Tối ưu trải nghiệm nhân viên ngành ngân hàng".

Khuyến nghị tự động hóa quy trình vận hành hiệu quả

Từ những kinh nghiệm tư vấn và triển khai tự động hóa và CĐS tại nhiều tổ chức, DN tài chính ngân hàng, chia sẻ tại hội thảo chuyên đề "Xây dựng hệ sinh thái tự động hóa - Tối ưu trải nghiệm nhân viên ngành ngân hàng" bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc phát triển kinh doanh akaBot (FPT Software) đã đưa ra một số khuyến nghị về lộ trình ứng dụng tự động hóa quy trình vận hành để đảm bảo quá trình có thể mang đến hiệu quả cao nhất.

Theo đó, bà Vân Anh cho biết quá trình triển khai nên được thực hiện theo 3 giai đoạn.

Khởi động với mô hình nhỏ: Tiêu chí lựa chọn quy trình để ứng dụng tự động hóa ban đầu nên từ quy mô nhỏ, đơn giản, dữ liệu có cấu trúc, các tác vụ mang tính thủ công lặp đi lặp lại, có ảnh hưởng lớn tới vận hành của tổ chức.

Xây dựng văn hóa tự động hóa trong tổ chức: Sau khi thực hiện tự động hóa thành công với quy mô nhỏ, DN, tổ chức có thể bắt đầu mang kết quả đó truyền thông trong nội bộ để nhân viên hiểu được những công nghệ này có thể giúp gì cho nhân viên trong quá trình làm việc và nhân viên được hưởng lợi từ những công nghệ này như thế nào.

Bên cạnh đó, DN cũng có thể lắng nghe những ý kiến của nhân viên và ghi nhận những phản hồi về quá trình thực hiện để đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Truyền thông nội bộ có thể thúc đẩy nhân viên tham gia sâu hơn và tích cực hơn vào quá trình tự động hóa của DN.

Quản trị thay đổi: Khi đã thành công với quy mô nhỏ, các DN có thể bắt đầu thực hiện trên diện rộng. Tuy nhiên, khi đã triển khai rộng rãi DN cần nghiên cứu đến việc tối ưu trải nghiệm của khách hàng. Vì tự động hóa sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi trong tổ chức như thay đổi về dữ liệu, vận hành, về cơ cấu tổ chức,… do đó các nhà lãnh đạo cần phải nắm bắt và quản trị những thay đổi đó như: quá trình tự động hóa đã tối ưu được trải nghiệm của nhân viên chưa, tối ưu được trải nghiệm khách hàng hay không, cũng như đã đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, và quản trị những thay đổi khác trong tổ chức./.

Nguồn tin: ictvietnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

https://dx.gov.vn/
Cẩm nang CĐS_full
mail.laichau.gov.vn
laichau.gov.vn

02/TB-BCĐCĐS

Kết luận của đồng chí Lê Văn Lương Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn tỉnh; triển khai nhiệm vụ

Thời gian đăng: 28/02/2024

lượt xem: 104 | lượt tải:13

339/KH-UBND

Triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024

Thời gian đăng: 19/02/2024

lượt xem: 149 | lượt tải:29

4846/UBND-VX

Triển khai đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số

Thời gian đăng: 18/02/2024

lượt xem: 140 | lượt tải:85

6074/BTTTT-CĐSQG

V/v Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện Chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh

Thời gian đăng: 18/02/2024

lượt xem: 144 | lượt tải:57

1983/QĐ-BTTTT

Phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số ngành in Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Thời gian đăng: 16/02/2024

lượt xem: 172 | lượt tải:28
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay2,642
  • Tháng hiện tại61,810
  • Tháng trước76,029
  • Tổng lượt truy cập417,210
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down