Nâng cao chất lượng mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số của Việt Nam

Thứ ba - 24/09/2024 10:35

Nâng cao chất lượng mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số của Việt Nam

Một trong 4 mục tiêu trọng tâm của Chương trình đào tạo quốc tế “Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số tại Việt Nam” là thiết lập mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển các nền tảng số.
Chuyển đổi số

Nâng cao chất lượng mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số của Việt Nam

Anh Minh 20:50 24/09/2024

Một trong 4 mục tiêu trọng tâm của Chương trình đào tạo quốc tế “Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số tại Việt Nam” là thiết lập mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển các nền tảng số.

Giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh và vươn ra thị trường quốc tế

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi số (CĐS) không chỉ là xu hướng mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công cho doanh nghiệp (DN). CĐS mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho DN như giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua các dịch vụ trực tuyến, tương tác cao; tăng năng suất làm việc nhờ tự động hóa quy trình; tối ưu hóa quy trình quản lý qua đó tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận; nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy phát triển bền vững.

Hôm nay 24/9/2024, tại trường đại học RMIT Việt Nam cơ sở Hà Nội đã diễn ra Chương trình đào tạo quốc tế “Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia CĐS tại Việt Nam”, kéo dài 4 ngày, từ ngày 24 - 27/09/2024. Chương trình được thiết kế đặc biệt bởi Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (USAID Improving Private Sector Competitiveness – USAID IPSC) do USAID tài trợ và Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) là chủ dự án.

npm00677x.jpg
Chương trình Đào tạo Quốc tế “Nâng cao Năng lực cho Mạng lưới Chuyên gia CĐS tại Việt Nam” diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27/09/2024

Dự án hướng tới mục tiêu loại bỏ các rào cản về chính sách và thị trường, hỗ trợ các DN nhỏ và đang tăng trưởng tại Việt Nam, bao gồm cả các DN do phụ nữ và nhóm yếu thế làm chủ.

Ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN, Giám đốc Ban quản lý Dự án USAID IPSC cho biết chương trình đào tạo này thể hiện nỗ lực không ngừng của Bộ KH&ĐT trong việc xây dựng phát triển mạng lưới chuyên gia bền vững mạnh mẽ và nâng cao chất lượng tư vấn CĐS cho các DN nhỏ và vừa tại Việt Nam.

“Chúng tôi cảm ơn sự đồng hành của Dự án USAID IPSC trong các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật hiệu quả, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của các DN nhỏ và vừa Việt Nam, giúp các DN này nắm bắt kịp xu thế thế giới”, ông Nguyễn Đức Trung nói.

Dự án USAID IPSC đang hỗ trợ Cục Phát triển DN thực hiện “Chương trình Hỗ trợ DN CĐS giai đoạn 2021-2025”, góp một phần trong nỗ lực giúp các DN Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh và vươn ra thị trường quốc tế. Một trong 4 mục tiêu trọng tâm của Chương trình là “Thiết lập mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp giải pháp thúc đẩy CĐS cho DN, hỗ trợ phát triển các nền tảng số.”

Những chủ đề đào tạo đều là những vấn đề “nóng” trong xu hướng CĐS

Bộ KH&ĐT đã triển khai nhiều nỗ lực khác nhau để hỗ trợ các DN nhỏ và vừa, thiết lập một hệ sinh thái nơi không chỉ cải thiện năng lực phía cầu (các DN nhỏ và vừa) mà còn tăng cường chất lượng phía cung (các chuyên gia CĐS).

Nhằm thúc đẩy mục tiêu xây dựng và phát triển 100 chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực CĐS, năm 2023, Bộ KH&ĐT đã thiết kế và cung cấp chương trình xây dựng năng lực (Huấn luyện viên quốc tế về Công nghiệp 4.0) cho mạng lưới chuyên gia gồm hơn 100 người tham gia dưới dạng hội thảo đào tạo giảng viên (Training of Trainers - ToT).

npm00114.jpg
Khóa học được thiết kế phối hợp giữa lý thuyết nền tảng, thông tin cập nhật và thực hành thực tiễn

Năm 2024, Bộ KH&ĐT tiếp tục xây dựng năng lực cho mạng lưới chuyên gia CĐS này. Tại khóa đào tạo “Nâng cao Năng lực cho mạng lưới chuyên gia CĐS tại Việt Nam”, đội ngũ giảng viên 100% nước ngoài, giàu kinh nghiệm và uy tín đã trang bị cho tư vấn viên những kỹ năng, kiến thức bài bản, chi tiết nhất cho phép các tư vấn viên cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ toàn diện cho DN.

Những chủ đề được tập trung đào tạo đều là những vấn đề “nóng” trong xu hướng CĐS trên thị trường quốc tế như CĐS hướng tới hiệu suất tối ưu, CĐS trong lâm nghiệp và nông nghiệp, chiến lược kinh doanh số, quản trị sự thay đổi trong kỷ nguyên số

Khóa học được thiết kế phối hợp giữa lý thuyết nền tảng, thông tin cập nhật và thực hành thực tiễn. Các tư vấn viên sẽ có thời gian được thăm, thực hành tư vấn trực tiếp tại DN và nhận được đánh giá nhận xét từ các giảng viên.

Ngoài ra, sau khóa đào tạo, các giảng viên sẽ tổ chức buổi đánh giá lực chọn ra 10 chuyên gia xuất sắc nhất để tiếp tục đào tạo chuyên sâu trong vòng 40 giờ và được tư vấn cho 20 DN nhỏ và vừa nhận hỗ trợ của Bộ KH&ĐT.

4 mục tiêu của “Chương trình Hỗ trợ DN CĐS giai đoạn 2021-2025”, đến năm 2025 là: (1) 100% DN được nâng cao nhận thức về CĐS; (2) Tối thiểu 100.000 DN được hỗ trợ kỹ thuật về CĐS; (3) Tối thiểu 100 DN được hỗ trợ là mô hình CĐS điển hình thành công để lan tỏa và nhân rộng; (4) Thiết lập mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp giải pháp thúc đẩy CĐS cho DN, hỗ trợ phát triển các nền tảng số./.

Nguồn tin: ictvietnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại118,496
  • Tháng trước1,740,996
  • Tổng lượt truy cập2,007,422
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây