Thứ bảy, 19/10/2024, 11:06
Thứ bảy, 19/10/2024, 11:06
Phấn đấu phủ sóng 5G toàn thành phố Lai Châu trong quý I/2025     Bộ TT&TT hỗ trợ Lai Châu trở thành tỉnh "hình mẫu" về phủ sóng di động     Nâng cao kiến thức qua cẩm nang "Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến"     Phát triển một Việt Nam bao trùm số, để không ai bị bỏ lại phía sau     Việt Nam cần đầu tư giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số     Số hóa các bãi đỗ xe tự động - Giải pháp quản lý, vận hành các bãi xe quy mô lớn     Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số     Các Cổng dịch vụ công trực tuyến phải có trợ lý ảo hướng dẫn sử dụng     Cả hệ thống chính trị chung tay chuyển đổi số     Bộ TT&TT sẽ sớm ban hành Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến     Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030     Chương trình Ngày hội chuyển đổi số tỉnh Cà Mau năm 2024 chính thức khai mạc     Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc     Nhiều địa phương yêu cầu giảm thời gian xử lý hồ sơ trực tuyến để khuyến khích người dân sử dụng DVCTT     Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024     Quảng Bình: Phổ cập hạ tầng số, thúc đẩy kinh tế số     Chuyển đổi công nghiệp là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu     Công nghệ và dịch vụ là chìa khóa để taxi Việt cạnh tranh với đối thủ ngoại    

Dự án hỗ trợ CĐS bao trùm cho SME tại Lào Cai và Sơn La

Thứ sáu - 06/09/2024 07:03Đọc bằng audio

Dự án hỗ trợ CĐS bao trùm cho SME tại Lào Cai và Sơn La

Dự án IDAP được thiết kế để tăng cường một hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm, kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) (SME) với các nguồn lực từ trường đại học, các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật và nhân lực, cùng các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp.
Chuyển đổi số

Dự án hỗ trợ CĐS bao trùm cho SME tại Lào Cai và Sơn La

Anh Minh 16:23 06/09/2024

Dự án IDAP được thiết kế để tăng cường một hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm, kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) (SME) với các nguồn lực từ trường đại học, các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật và nhân lực, cùng các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp.

Dự án IDAP "Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV" tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La vừa chính thức ra mắt. Đây không chỉ là một dự án nâng cao năng lực mà còn áp dụng cách tiếp cận hệ thống thị trường, với trọng tâm là DNNVV và phụ nữ dân tộc thiểu số.

Dự án được thực hiện bởi KisStartup, với sự tài trợ từ Dự án GREAT - sáng kiến do Chính phủ Australia tài trợ và được quản lý bởi Cowater International.

Phụ nữ dân tộc thiểu số, những người chịu thiệt thòi sẽ là trung tâm hỗ trợ

Dự án IDAP đặt mục tiêu thúc đẩy CĐS cho các DNNVV tại Lào Cai và Sơn La từ năm 2024 - 2027, với trọng tâm vào lĩnh vực nông nghiệp và du lịch. Điểm khác biệt là IDAP không chỉ đơn thuần cung cấp kỹ năng và công cụ CĐS mà còn tiếp cận theo hướng hệ thống thị trường, đảm bảo tính bao trùm và bền vững cho cả hệ sinh thái DN.

Phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS), những người thường chịu thiệt thòi trong các quá trình kinh tế đặc biệt là CĐS, sẽ được đặt ở trung tâm của các hoạt động hỗ trợ.

gedsi-1-17152423710692134572594.jpg
Phụ nữ DTTS sẽ là đối tượng trung tâm của các hoạt động hỗ trợ. Ảnh: Internet

Dự án IDAP được thiết kế để tăng cường một hệ sinh thái CĐS bao trùm, kết nối các DNNVV với các nguồn lực từ trường đại học, các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật và nhân lực, cùng các tổ chức hỗ trợ DN.

Với mục tiêu xây dựng năng lực toàn diện, IDAP không chỉ giúp các DN cải thiện doanh thu và mở rộng thị trường qua kênh trực tuyến mà còn tạo điều kiện để họ tận dụng hiệu quả các giải pháp CĐS, đặc biệt là các phụ nữ DTTS lãnh đạo DN, kết nối họ với các nhà cung cấp dịch vụ, tổ chức hỗ trợ để gia tăng hiệu quả kinh doanh thông qua CĐS.

GREAT (Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại Lào Cai và Sơn La) là một sáng kiến được Chính phủ Australia tài trợ và quản lý bởi Cowater International. Dự án nhắm tới việc tạo ra các cơ hội kinh tế bền vững cho phụ nữ và các nhóm yếu thế tại các khu vực nông thôn và miền núi Việt Nam.

GREAT sẽ hỗ trợ tỉnh Lào Cai và Sơn La tăng cường năng lực CĐS cho hệ sinh thái, tập trung vào các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), bao gồm cả MSME do phụ nữ DTTS (EMW) lãnh đạo.

Các hoạt động can thiệp bao gồm xây dựng năng lực cho các bên liên quan chủ chốt trong hệ sinh thái CĐS với phương pháp tiếp cận tập trung vào DN. Các trường đại học và cao đẳng địa phương, các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật và nguồn nhân lực cho các nhà cung cấp dịch vụ CĐS sẽ cải thiện năng lực của họ không chỉ trong CĐS mà còn trong việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng vào hoạt động của họ.

Ngoài ra, Dự án còn thúc đẩy CĐS, bao gồm hệ sinh thái đổi mới DN số thông qua việc tạo điều kiện kết nối giữa các bên liên quan, bao gồm MSME địa phương, các trường đại học và cao đẳng, các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật và nguồn nhân lực tại địa phương, cấp quốc gia và quốc tế; đồng thời kết nối giữa hệ sinh thái CĐS địa phương và quốc gia bằng cách đưa các nhà cung cấp dịch vụ từ cấp địa phương lên cấp quốc gia và tạo điều kiện cho các cơ hội đầu tư và hợp tác kinh doanh bền vững sau khi dự án kết thúc.

“Chỉ cần có điện thoại và có Internet, chúng tôi tin rằng dự án có thể triển khai được”

Năm 2020 khi COVID-19 lên đến đỉnh điểm, KisStartup đã thử nghiệm dự án tăng tốc kinh doanh số nhằm giúp DN sống sót qua đại dịch.

“Chúng tôi nhận thức rằng, mọi công cụ số chỉ là công cụ nếu không có những nhận thức cần thiết về sự thay đổi của mô hình kinh doanh và tư duy của người lãnh đạo. Chương trình, vì vậy, thay vì tập trung vào hướng dẫn các kênh, các sàn, chúng tôi đã đi từng bước song song, đổi mới mô hình kinh doanh, bổ sung nhân lực và thay đổi nhận thức về thị trường kết hợp với các công cụ số. Những DN đầu tiên từng bước đạt được những kết quả mạnh mẽ về doanh thu gia tăng đã thực sự khích lệ chúng tôi về cách tiếp cận của mình”, bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh, Quản lý và đồng sáng lập KisStartup, tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong DN và cố vấn khởi nghiệp, cho biết.

Dự án sau đó đã nhận được một nguồn tài trợ vốn mồi của Frontier Lab Incubator để tiếp tục phát triển mô hình và có thêm những khách hàng mới như Agriterra (Hà Lan). Năm 2020, khi gặp gỡ với GREAT, GREAT đã chia sẻ những thách thức ở hai tỉnh về mức độ sẵn sàng của DN và người dân.

“Khi ấy, chúng tôi cam kết, chỉ cần có điện thoại và có internet, chúng tôi tin rằng dự án có thể triển khai được”, bà Tuấn Minh chia sẻ. Cam kết đó đi kèm với nỗ lực đào tạo và huấn luyện, xây dựng mạng lưới, kết hợp hài hòa giữa đổi mới sáng tạo mô hình kinh doanh và CĐS.

“Kết quả vượt sự mong đợi khi DN không những sống sót mà còn gia tăng doanh thu từ 3-5 lần qua các kênh trực tuyến”, đại diện KisStartup cho biết.

phu-nu.png
Sự kiện ra mắt Dự Án IDAP "Tăng cường hệ sinh thái CĐS bao trùm cho DNNVV" tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La được thực hiện qua hình thức trực tuyến.

Theo bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh, quá trình CĐS trong DN diễn ra qua 6 bước, gồm: 1. Nhận thức và Tư duy mới; 2. Chiến lược và lộ trình; 3. Năng lực số (nhân lực, hạ tầng, văn hóa); 4. Xác định các công nghệ chính; 5. Mô hình kinh doanh, hoạt động; 6. Chuyển đổi quy trình từ nhỏ tới lớn.

Trong khi đó, đổi mới kinh doanh số là giai đoạn DN trải qua từ bước 1 đến 5 bước đầu tiên trong 6 bước CĐS bao gồm thay đổi nhận thức và tư duy mới; xây dựng chiến lược và lộ trình; nâng cao năng lực số; xác định các công nghệ chính; xây dựng mô hình kinh doanh, mô hình hoạt động.

Tuy vậy, các bước tiến hành không đi theo trình tự, mà sẽ có những khác biệt ở các DN về trình tự, về tốc độ.

Tại sự kiện, chi tiết về cách tiếp cận Dự án IDAP đã được giới thiệu đồng thời hướng dẫn các bên liên quan cách thức tham gia để tối ưu hóa lợi ích từ dự án.

Đại diện từ KisStartup và các đối tác quan trọng như các trường đại học, cao đẳng, các nhà cung cấp dịch vụ đã cùng chia sẻ về vai trò của dự án trong việc hỗ trợ DN, với sự tham gia của nhiều đại diện đến từ các tổ chức hỗ trợ DN, trường đại học, và DN từ hai tỉnh Lào Cai và Sơn La. Đặc biệt, những câu chuyện thành công từ các DN do phụ nữ DTTS lãnh đạo đã được chia sẻ, minh chứng cho hiệu quả của dự án GREAT trong giai đoạn trước./.

Nguồn tin: ictvietnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
https://dx.gov.vn/
Cẩm nang CĐS_full
mail.laichau.gov.vn
laichau.gov.vn
Nghi quyết

05/TB-BCĐCĐS

Thông báo kết luận của đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tại Hội nghị sơ kết hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2024

Thời gian đăng: 11/08/2024

lượt xem: 216 | lượt tải:37

02/TB-BCĐCĐS

Kết luận của đồng chí Lê Văn Lương Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn tỉnh; triển khai nhiệm vụ

Thời gian đăng: 28/02/2024

lượt xem: 495 | lượt tải:44

339/KH-UBND

Triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024

Thời gian đăng: 19/02/2024

lượt xem: 590 | lượt tải:148

55/STTTT-BCVTCNTT

V/v Cung cấp số liệu về phát triển chính phủ điện tử, phục vụ đánh giá Chỉ số Chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Thời gian đăng: 18/06/2024

lượt xem: 254 | lượt tải:79

2568/QĐ-BTTTT

Ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3⋅0, hướng tới Chính phủ số

Thời gian đăng: 18/06/2024

lượt xem: 282 | lượt tải:39
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay8,947
  • Tháng hiện tại110,305
  • Tháng trước323,357
  • Tổng lượt truy cập1,509,030
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down