Hội nghị chuyên đề “Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến” của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến kết nối đến 63 điểm cầu một số bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lai Châu có đồng chí Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo, thành viên Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh và các đơn vị có liên quan…
Theo đó, trong khoảng 20 năm qua, cung cấp dịch vụ công trực tuyến là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của cơ quan Nhà nước trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số; khi lấy người dân làm trung tâm, là đối tượng phục vụ.
Việt Nam đã qua các giai đoạn phát triển dịch vụ công trực tuyến như Giai đoạn Khởi động (từ năm 2011 đến năm 2019): Tính từ khi Chính phủ ban hành Nghị định quy định riêng về dịch vụ công trực tuyến, cụ thể là Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Năm 2011, cả nước chỉ có 4/83 cơ quan là Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng triển khai cung cấp 11 dịch vụ công trực tuyến mức cao nhất (mức 4), chiếm 0,01% tổng số dịch vụ công và sau đó mức độ tăng trưởng rất chậm, đến hết năm 2019 mới chỉ đạt gần 11%.
Giai đoạn 2 - Phát triển theo chiều rộng (từ năm 2020 đến nay): Tính từ khi bắt đầu triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Giai đoạn này, số lượng thủ tục hành chính được đưa lên trực tuyến tăng đột biến (bao gồm cả dịch vụ công trực tuyến một phần và trực tuyến toàn trình). Hàng năm tăng trưởng số lượng bằng cả giai đoạn 10 năm trước đó, tỷ lệ thủ tục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến đạt khoảng 81%. Trong đó, tỷ lệ thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến toàn trình toàn quốc đạt 55,5%, khối bộ đạt 59,68%; khối địa phương đạt 55,38%.
Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp khoảng gần 4.400 dịch vụ công trực tuyến, giúp người dân, doanh nghiệp thuận tiện truy cập dịch vụ dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương thông qua “một cửa” duy nhất.
Từ cuối năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đo lường tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của các bộ, ngành, địa phương thông qua Hệ thống EMC. Kết quả đạt được đến nay, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của cả nước đạt 43%, tăng gấp 2,5 lần so với cuối năm 2023; trong đó khối bộ, ngành đạt 63%, khối địa phương đạt 17,9%.
Có 63/63 tỉnh đã ban hành chính sách về phí, lệ phí, trong đó có 4 tỉnh, thành phố 3 ban hành chính sách miễn phí, lệ phí, 59 tỉnh ban hành chính sách giảm tối đa 50% phí, lệ phí. Có 15/63 tỉnh đã ban hành chính sách giảm thời gian để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
100% các bộ, ngành, địa phương đã được trang bị Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, trên quy mô quốc gia có Cổng dịch vụ công Quốc gia. Đến nay, có khoảng 20 doanh nghiệp chính cung cấp giải pháp; các doanh nghiệp đã làm chủ và đang phát triển các công nghệ mới nhất cho lĩnh vực này.
Toàn quốc có 82,2% hộ gia đình sử dụng Internet cáp quang băng rộng; có 84% thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh. Hiện có 55,25 triệu tài khoản định danh điện tử VNeID đã được kích hoạt, đạt gần 73% tổng hồ sơ định danh điện tử.
Thảo luận tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương, địa phương đã chia sẻ một số kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp nhằm Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến”… tại đơn vị, địa phương trong thời gian tới…
Tác giả: Tác giả: Nguyễn Nga
Nguồn tin: laichau.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Đang truy cập45
- Hôm nay3,367
- Tháng hiện tại112,434
- Tháng trước176,560
- Tổng lượt truy cập1,687,719