AI mở ra cơ hội tối ưu cho ngành nông nghiệp
Tọa đàm được tổ chức nhằm mục đích nhận diện đầy đủ, chuyên sâu các thách thức về khía cạnh xã hội, đạo đức khi ứng dụng AI trong lĩnh vực nông nghiệp để tiến tới xây dựng bộ nguyên tắc và một số hướng dẫn phát triển AI có trách nhiệm ở Việt Nam.
Chuyển đổi số, ứng dụng AI là giải pháp ko thể thay thế
PGS. TS. Nguyễn Thị Quế Anh, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội, nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của AI trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt với việc tạo dựng nền nông nghiệp chính xác; hỗ trợ quản lý hiệu quả lĩnh vực nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững và bảo đảm an ninh lương thực…
Ứng dụng AI sẽ giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, xác định chính xác tỷ lệ phân bón và nước cần thiết cho từng loại cây trồng, từ đó chỉ bón phân và tưới nước ở những nơi cần thiết; làm giảm tác động đến môi trường; cải thiện việc quản lý dịch bệnh và những tác nhân gây hại; tăng năng suất; cách mạng hóa sản xuất giống cây trồng thông qua 2 lĩnh vực chính: tối ưu hóa giống cây trồng, gieo hạt và trồng trọt chính xác…
Tuy nhiên, ứng dụng AI trong nông nghiệp cũng gây nên những thách thức lớn về về đạo đức, xã hội liên quan đến bảo đảm đảm công bằng, bình đẳng trong cơ hội tiếp cận công nghệ, bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu, thu hẹp khoảng cách số…
Theo đó, việc sử dụng AI trong sản xuất nông nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả và bền vững thông qua nỗ lực chung hướng tới nghiên cứu, ứng dụng AI có trách nhiệm. Vì vậy, PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh khuyến nghị các nhà nghiên cứu phải phát triển các công cụ AI thân thiện với người dùng và tiết kiệm chi phí để nông dân có thể tiếp cận ở bất kỳ quy mô sản xuất nào. Các bên liên quan phải xây dựng chính sách bảo đảm an ninh dữ liệu và bảo vệ nông dân khi ứng dụng công nghệ này.
AI tham gia hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Tại tọa đàm, ông Đặng Duy Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Bộ NN&PTNT cho rằng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và AI đã và đang được ứng dụng tương đối rộng rãi trong chuỗi giá trị sản xuất ngành hàng nông nghiệp ở Việt Nam. Từ khâu chuẩn bị (khuyến nông), đến phát triển các giống cây trồng mới, áp dụng máy bay AUV trong chăm sóc, quản lý sâu bệnh, tối ưu hóa thời gian bảo quản, thúc đẩy mạng lưới vận chuyển và xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm...
Từ đó, ông Đặng Duy Hiển cũng chỉ rõ và phân tích những khó khăn, thách thức cũng như triển vọng của việc đưa AI tham gia hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.
Đặc biệt là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; dữ liệu không đủ và kém chính xác; tâm lý e ngại sử dụng AI của bà con nông dân…
Qua khảo cứu kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng AI có trách nhiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, như hướng dẫn của tổ chức quốc tế như Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), Liên minh châu u, các quốc gia như ở Mỹ, Australia, TS. Nguyễn Anh Đức - Trường ĐH Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội lại kiến nghị cần đặc biệt quan tâm cách tiếp cận về an toàn dữ liệu, an toàn lao động, bảo đảm minh bạch về dữ liệu và quyền riêng tư, bảo đảm sự tham gia của nông dân trong quá trình phát triển của AI…
“Quan trọng nhất là xây dựng mối quan hệ tin cậy giữa nông dân sản xuất nhỏ với sử dụng các công nghệ dựa trên AI”, TS. Nguyễn Anh Đức chia sẻ.
Cũng tại tọa đàm, nhiều chuyên gia có chung nhận định, để nông nghiệp phát triển bền vững, là trụ cột của nền kinh tế, phải dựa trên khoa học-công nghệ, trong đó chuyển đổi số, ứng dụng AI là giải pháp ko thể thay thế.
Tuy nhiên, quan trọng là cần ứng dụng công nghệ thông tin, AI một cách minh bạch, công bằng; mở ra cơ hội tối ưu hóa cho ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững và bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Cập nhật ngày 31/7/2024
Nguồn tin: laichau.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Đang truy cập25
- Hôm nay3,671
- Tháng hiện tại112,738
- Tháng trước176,560
- Tổng lượt truy cập1,688,023