Phiên họp chuyên đề lần thứ 2 của Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số

Thứ ba - 19/09/2023 23:52

Phiên họp chuyên đề lần thứ 2 của Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số

Phiên họp chuyên đề lần thứ 2 của Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số
Chiều nay (30/8), Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Phiên họp chuyên đề lần thứ 2 của Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số với chủ đề “Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực”. Phiên họp được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến ...
Phiên họp chuyên đề lần thứ 2 của Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số
Quang cảnh Phiên họp tại điểm cầu tỉnh Lai Châu.

Dự Phiên họp tại điểm cầu tỉnh Lai Châu có đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh; các thành viên, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và các đơn vị có liên quan…Hội nghị được kết nối từ điểm cầu tỉnh đến điểm cầu các huyện, thành phố trong tỉnh.

Theo số liệu ước tính sơ bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông: Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trên GDP năm 2022 là 14,26% (cao hơn 1,7 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP 2022), trong đó kinh tế số ICT vẫn là trụ cột đóng góp chính với tỷ trọng đóng góp 9,02% GDP; tác động lan tỏa của ICT đóng góp vào các ngành, các lĩnh vực khác là 5,24%. Việt Nam được đánh giá là điểm hấp dẫn của hoạt động gia công phần mềm khi xếp thứ 29 thế giới về kỹ năng lập trình, thuộc nhóm top 10 Bảng xếp hạng các quốc gia phát triển phần mềm tốt nhất thế giới (trong đó Hà Nội lọt vào top 5 thành phố có đội ngũ lập trình phần mềm tốt nhất) và là một trong hai điểm đến gia công phần mềm tốt nhất Đông Nam Á năm 2022. Ngoài ra, Việt Nam cũng có những lợi thế cạnh tranh như chi phí sinh hoạt thấp hơn đáng kể so với các quốc gia khác (như Singapore, Nhật Bản, Úc và Ả Rập Xê Út), lợi thế về múi giờ khi các doanh nghiệp phương tây muốn nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên toàn cầu 24/7.

Với mục tiêu năm 2025, tỷ trọng giá trị gia tăng của kinh tế số chiếm 20% GDP, từ nay đến 2025 ước tính quy mô kinh tế số phải tăng trưởng tối thiểu khoảng 20% (cao hơn 3,3 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân GDP dự kiến), đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, thách thức, cần có giải pháp mang tính quyết liệt, đột phá mới có thể đạt được. Trong đó, cần xây dựng công cụ đo lường, giám sát, quản trị để thúc đẩy kinh tế số; hoàn thiện khung chiến lược về phát triển kinh tế số và hình thành các trung tâm chuyển đổi số vùng; xác định và thúc đẩy triển khai nền tảng chuyển đổi số ngành, lĩnh vực; thúc đẩy tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh tại các địa phương…

Cũng theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định một số ngành, lĩnh vực trọng tâm, kèm theo chỉ tiêu tỷ trọng trong GDP, xác định 5 nhóm kinh tế số ngành, lĩnh vực quan trọng nhất cần tập trung là: Công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; nông nghiệp; logistics và dệt may.

Thảo luận tại Phiên họp, đại diện các bộ, ngành, các địa phương tập trung vào các giải pháp về phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực…

Phiên họp chuyên đề lần thứ 2 của Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số - Ảnh minh hoạ 2
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu kết luận Phiên họp.

Phát biểu kết luận Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số nhấn mạnh: Để phát triển kinh tế số cần phải đầu tư hạ tầng số, kỹ năng số, công nghệ số, thu hút nhân lực số... phục vụ học tập, lao động, làm việc. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục lập kế hoạch hành động phát triển và triển khai thúc đẩy các nền tảng số quốc gia. Tập trung thí điểm triển khai các nền tảng số các ngành, lĩnh vực như: Nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch; nền tảng dữ liệu số nông nghiệp; nền tảng quản trị và kinh doanh vận tải… Thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. 

Đồng thời, cần tăng cường bồi dưỡng nhân lực, hướng dẫn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng bộ công cụ đánh giá mức độ trưởng thành về chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp xây dựng, ban hành... Các cơ quan, đơn vị, địa phương và người dân, doanh nghiệp tiếp tục đồng hành, vào cuộc quyết liệt, tạo chuyển biến tích cực trong chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trên mọi lĩnh vực…


Tác giả: Nguyễn Nga

Nguồn tin: laichau.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập162
  • Hôm nay3,057
  • Tháng hiện tại119,719
  • Tháng trước1,740,996
  • Tổng lượt truy cập2,008,645
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây