Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ I
Sáng ngày 14/9/2023, tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Ban Kinh tế Trung ương và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nam Định đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ I với chủ đề “Mang nền tảng số đến hộ gia đình”.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc và các đại biểu tham quan triển lãm bên lề diễn đàn
Tham dự Diễn đàn có ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số; ông Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Nam Định. Dự Diễn đàn còn có đại diện một số Ủy ban của Quốc hội, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, đại diện một số đại sứ quán, tổ chức quốc tế. Về phía Bộ TT&TT còn có sự tham dự của Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng và các đơn vị liên quan thuộc Bộ.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số cho biết, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: Kinh tế số phải trở thành động lực chính cho tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt tối thiểu 20% GDP, đến năm 2030 đạt tối thiểu 30%. Trong đó, kinh tế số của từng ngành, từng lĩnh vực năm 2025 đạt tối thiểu 10%, đến năm 2030 đạt tối thiểu 20%.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn đàn
Bộ TT&TT là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số. Theo ước tính của Bộ, tỷ lệ đóng góp của kinh tế số trong GDP đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên 14,26% trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đã đạt gần 15%.
Theo Bộ trưởng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số, để đạt mục tiêu kinh tế số chiếm tối thiểu 20% vào năm 2025 như Chiến lược đã đề ra, kinh tế số phải tăng trưởng gấp 3 - 4 lần so với tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20 - 25%/năm. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, thách thức, cần có giải pháp đột phá mới có thể đạt được.
Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số nhận định, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là một chặng đường dài, là ứng dụng nhiều hơn là nghiên cứu. Ứng dụng thì đặc điểm dân tộc, văn hóa, ngữ cảnh đất nước, đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực là yếu tố quyết định. Việt Nam phải đi con đường Việt Nam. Và vì đi con đường Việt Nam mà chúng ta có cơ hội tiến lên đi đầu. Đi con đường của người khác thì cũng mãi sẽ chỉ là người theo sau.
Phát triển kinh tế số Việt Nam cần xây dựng thể chế số, hạ tầng số và niềm tin số. Kinh tế số phải dựa trên đổi mới sáng tạo số, phải tích hợp kinh tế số vào mọi ngành, mọi lĩnh vực, phải thực hiện quản trị số và phải đào tạo kỹ năng số, nhân lực số và đặc biệt là thu hút nhân tài số. Phát triển kinh tế số Việt Nam dựa trên 3 trụ cột gồm: Quản trị số; khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị cho nền kinh tế; phát triển các các lực lượng sản xuất liên quan đến kinh tế số, trong đó cốt lõi là công nghiệp ICT chiếm 20-30% và còn lại 70-80% là kinh tế số ngành, được sinh ra là do chuyển đổi số các ngành.
Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số tin tưởng, mục tiêu của phát triển kinh tế số là làm cho người dân giàu có hơn. Mục tiêu của phát triển xã hội số là làm cho người dân hạnh phúc hơn nhờ công nghệ số. Đây là mục tiêu quan trọng, bất biến trong quá trình phát triển kinh tế số của Việt Nam. Các công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo, phải được sử dụng một cách đúng đắn, có đạo đức để hướng tới thực hiện những mục tiêu vì con người.
Cần có cách tiếp cận và giải pháp đột phá để đạt được mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ghi nhận, đánh giá cao Bộ Thông tin và Truyền thông, Tỉnh ủy Nam Định và các cơ quan, đơn vị liên quan đã phối hợp tổ chức Diễn đàn, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ việc tổ chức Diễn đàn này trở thành Diễn đàn thường niên nhằm tạo ra những chuyển đổi sâu sắc cả về nhận thức lẫn hành động, huy động được sự tham gia toàn diện của người dân, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
Ông Trần Tuấn Anh cho biết, mục tiêu đến năm 2030 kinh tế số chiếm 30% GDP là một mục tiêu cao và rất thách thức, đòi hỏi Việt Nam cần có cách tiếp cận và giải pháp đột phá. Đồng thời nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm ngành TT&TT và các Bộ, ngành, địa phương cần lưu ý quan tâm triển khai trong thời gian tới.
Cụ thể là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chuyển đổi số và phát triển kinh tế số để các cơ quan quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích, từ đó tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết. Tập trung triển khai các giải pháp nhằm nâng cao xếp hạng của Việt Nam về Chính phủ điện tử, Đổi mới sáng tạo và Năng lực cạnh tranh toàn cầu theo tiêu chí của các tổ chức quốc tế.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng công bố chương trình hành động của Diễn đàn
Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ. Nhanh chóng triển khai mô hình giáo dục đại học số; đổi mới chương trình đào tạo, chú trọng đào tạo kỹ năng số gắn với thị trường và đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số quốc gia; Xây dựng, phát triển hệ sinh thái công dân số phải là một nền tảng quan trọng của chuyển đổi số quốc gia.
Ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định
Các nước có thể học hỏi lẫn nhau để phát triển kinh tế số, chiến lược dữ liệu số
Tại Diễn đàn, ông Toni Kristian Eliasz, Chuyên gia cao cấp về kỹ thuật số của Ngân hàng Thế giới đánh giá cao sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế số tại Việt Nam. Đại diện Ngân hàng Thế giới nhận định, Việt Nam có tỉ lệ người dùng Internet (78,6%) và tỉ lệ người dùng thiết bị di động (79%) ở mức cao so với thế giới. Về tiếp cận kết nối băng rộng, Việt Nam nằm ở tốp đầu. Đây là một nền tảng vững chắc để Việt Nam tiếp tục phát triển kinh tế số, xã hội số.
Ông khuyến nghị, Việt Nam cần chú trọng nâng cao năng lực số, kỹ năng số, vì đây là một động lực quan trọng, góp phần tăng năng suất lao động, đồng thời cần chú trọng tăng cường tỉ lệ hộ gia đình có máy tính tại nhà. Máy tính đóng vai trò thúc đẩy tri thức.
Mục tiêu về kinh tế số Việt Nam đặt ra là rất tham vọng, do đó Việt Nam cần đầu tư tương xứng để hiện thực hóa những mục tiêu này.
Ông Toni Kristian Eliasz, Chuyên gia cao cấp về kỹ thuật số của Ngân hàng Thế giới đánh giá cao sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế số tại Việt Nam
Ông Toni Kristian Eliasz chia sẻ bài học thành công của Hàn Quốc và Singapore trong xây dựng nền tảng số và dữ liệu số. Singapore đã xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp lớn rất thành công vì luôn có sự chỉ đạo từ Chính phủ từ ngày đầu; Có sự tham gia của khu vực tư nhân; Quy mô và cách tiếp cận có hệ thống, khoa học trong thời gian dài (30 năm). Hàn Quốc thì đặt ra mục tiêu hướng tới Chính phủ với nền tảng số, các quyết định được đưa ra dựa trên dữ liệu, công nghệ AI.
Chia sẻ kinh nghiệm phát triển dữ liệu số, ông Matthew Francois, chuyên gia cao cấp về kỹ thuật số của McKinsey & Company cho biết, Việt Nam đang đi đúng hướng trong xây dựng nền kinh tế số để tăng mức đóng góp của kinh tế số vào GDP trong thập kỷ tới.
Theo ông Matthew Francois, có ba lĩnh vực kinh tế số có thể mang lại lợi ích cho Việt Nam, đó là giao dịch thương mại điện tử trực tuyến ngày càng tăng góp phần thúc đẩy kinh tế số; Chuyển đổi số đang được triển khai trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, tài chính, được thúc đẩy bởi hạ tầng số. Đây là cơ hội để Việt Nam sử dụng chuyển đổi số nhằm thúc đẩy năng suất sản xuất, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia; Thúc đẩy kỹ năng số sẽ làm tăng năng suất lao động, tạo ra không gian tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực ICT.
Về phát triển dữ liệu số, các quốc gia có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, trong đó xây dựng kiến trúc dữ liệu, quản trị dữ liệu, bảo vệ dữ liệu là nhân tố quan trọng.
Vị đại diện McKinsey đánh giá cao việc Singapore sử dụng dữ liệu mở để thu hút đầu tư cả của khu vực công và tư để phát triển dữ liệu. Ireland và Hà Lan, hai quốc gia ở châu Âu thành công trong việc thu hút các doanh nghiệp công nghệ toàn cầu đầu tư xây dựng các trung tâm dữ liệu.
Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số Trần Minh Tuấn trình bày Báo cáo công tác triển khai Chiến lược phát triển
Tại Diễn đàn, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ TT&TT đã trình bày Báo cáo công tác triển khai Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và báo cáo thường niên kinh tế số Việt Nam năm 2022.
Kết thúc Diễn đàn cấp cao, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đã công bố chương trình hành động của Diễn đàn với 10 hành động cụ thể.
Chương trình hành động của Diễn đàn với 10 hành động cụ thể: 1-Thúc đẩy tỷ lệ người dân sử dụng, hướng tới phổ cập smartphone tại các địa phương trên cả nước theo hướng trước mắt mỗi hộ gia đình có 1 smartphone; hoàn thành hỗ trợ smartphone cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo qua Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và đi đôi với đó là phổ cập cáp quang đến từng hộ gia đình. Thời gian hoàn thành là tháng 12/2024. 2- Phát triển và thúc đẩy sử dụng các nền tảng số dùng chung quốc gia, tập trung vào các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh như sản xuất chế biến, nông nghiệp, du lịch, logistics và dệt may. Bộ TT&TT và các Bộ, ngành, cơ quan chủ quản trong từng lĩnh vực, doanh nghiệp nòng cốt phát triển các nền tảng và các địa phương thúc đẩy sử dụng. Lộ trình thực hiện trong quý IV/2023, Bộ TT&TT cùng các Bộ, ngành sẽ công bố nền tảng số quốc gia xuất sắc trong từng ngành, lĩnh vực và năm 2024 các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai sử dụng. 3- Xây dựng và triển khai miễn phí nền tảng bồi dưỡng kỹ năng số với những khóa học kỹ năng cơ bản cho người dân, đặc biệt là phổ cập trí tuệ nhân tạo (AI) để sáng tạo nội dung. 4- Triển khai 3 dự án điểm quốc gia về ứng dụng AI, cụ thể là xây dựng mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt và xây dựng trợ lý ảo để hỗ trợ công chức, viên chức khối hành pháp; trợ lý ảo tránh chồng chéo văn bản quy phạm pháp luật cho các cán bộ lập pháp và đặc biệt là trợ lý ảo về pháp lý phục vụ người dân. 5-Tiếp tục hướng dẫn, phổ biến triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng, đồng bộ trong cả nước để tổ này hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ số. 6- Chuyển đổi số, đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường mạng đi đôi với đảm bảo an toàn thông tin. Mục tiêu là bảo đảm an toàn thông tin mạng cho tối thiểu 70% thuê bao kết nối Internet được truy cập an toàn. 7- Phát triển và phổ cập chữ ký số cho người dân, phấn đấu hoàn thành phổ cập chữ ký số cho người dân vào năm 2025. 8- Đo lường và định kỳ hàng quý công bố tỷ trọng kinh tế số trong GDP và đặc biệt là quý IV/2023, ra mắt bộ công cụ đo lường kinh tế số, cho phép các địa phương sử dụng để đo lường kinh tế ICT của tỉnh mình theo từng quý. 9- Nhanh chóng xây dựng và trình Chính phủ ban hành 3 Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Giao dịch điện tử trước quý II/2024 để có hiệu lực đồng bộ với hiệu lực của Luật. 10- Bộ TT&TT chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương triển khai phát triển kinh tế số và xã hội số trong phạm vi địa phương; đồng thời trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động phát triển kinh tế số và xã hội số để hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược quốc gia đến năm 2025.
|
* Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số bao gồm: Phiên Toàn thể; Phiên Hội thảo chuyên đề về các vấn đề liên quan như: Phát triển đổi mới sáng tạo trở thành động lực xây dựng nền kinh tế số; Phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành công nghiệp nền tảng lan tỏa thúc đẩy kinh tế số, xã hội số toàn dân, toàn diện; Dữ liệu và trí tuệ nhân tạo phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc và các đại biểu tham quan triển lãm bên lề diễn đàn
Tham dự Diễn đàn có ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số; ông Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Nam Định. Dự Diễn đàn còn có đại diện một số Ủy ban của Quốc hội, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, đại diện một số đại sứ quán, tổ chức quốc tế. Về phía Bộ TT&TT còn có sự tham dự của Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng và các đơn vị liên quan thuộc Bộ.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số cho biết, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: Kinh tế số phải trở thành động lực chính cho tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt tối thiểu 20% GDP, đến năm 2030 đạt tối thiểu 30%. Trong đó, kinh tế số của từng ngành, từng lĩnh vực năm 2025 đạt tối thiểu 10%, đến năm 2030 đạt tối thiểu 20%.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn đàn
Bộ TT&TT là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số. Theo ước tính của Bộ, tỷ lệ đóng góp của kinh tế số trong GDP đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên 14,26% trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đã đạt gần 15%.
Theo Bộ trưởng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số, để đạt mục tiêu kinh tế số chiếm tối thiểu 20% vào năm 2025 như Chiến lược đã đề ra, kinh tế số phải tăng trưởng gấp 3 - 4 lần so với tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20 - 25%/năm. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, thách thức, cần có giải pháp đột phá mới có thể đạt được.
Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số nhận định, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là một chặng đường dài, là ứng dụng nhiều hơn là nghiên cứu. Ứng dụng thì đặc điểm dân tộc, văn hóa, ngữ cảnh đất nước, đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực là yếu tố quyết định. Việt Nam phải đi con đường Việt Nam. Và vì đi con đường Việt Nam mà chúng ta có cơ hội tiến lên đi đầu. Đi con đường của người khác thì cũng mãi sẽ chỉ là người theo sau.
Phát triển kinh tế số Việt Nam cần xây dựng thể chế số, hạ tầng số và niềm tin số. Kinh tế số phải dựa trên đổi mới sáng tạo số, phải tích hợp kinh tế số vào mọi ngành, mọi lĩnh vực, phải thực hiện quản trị số và phải đào tạo kỹ năng số, nhân lực số và đặc biệt là thu hút nhân tài số. Phát triển kinh tế số Việt Nam dựa trên 3 trụ cột gồm: Quản trị số; khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị cho nền kinh tế; phát triển các các lực lượng sản xuất liên quan đến kinh tế số, trong đó cốt lõi là công nghiệp ICT chiếm 20-30% và còn lại 70-80% là kinh tế số ngành, được sinh ra là do chuyển đổi số các ngành.
Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số tin tưởng, mục tiêu của phát triển kinh tế số là làm cho người dân giàu có hơn. Mục tiêu của phát triển xã hội số là làm cho người dân hạnh phúc hơn nhờ công nghệ số. Đây là mục tiêu quan trọng, bất biến trong quá trình phát triển kinh tế số của Việt Nam. Các công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo, phải được sử dụng một cách đúng đắn, có đạo đức để hướng tới thực hiện những mục tiêu vì con người.
Cần có cách tiếp cận và giải pháp đột phá để đạt được mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ghi nhận, đánh giá cao Bộ Thông tin và Truyền thông, Tỉnh ủy Nam Định và các cơ quan, đơn vị liên quan đã phối hợp tổ chức Diễn đàn, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ việc tổ chức Diễn đàn này trở thành Diễn đàn thường niên nhằm tạo ra những chuyển đổi sâu sắc cả về nhận thức lẫn hành động, huy động được sự tham gia toàn diện của người dân, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
Ông Trần Tuấn Anh cho biết, mục tiêu đến năm 2030 kinh tế số chiếm 30% GDP là một mục tiêu cao và rất thách thức, đòi hỏi Việt Nam cần có cách tiếp cận và giải pháp đột phá. Đồng thời nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm ngành TT&TT và các Bộ, ngành, địa phương cần lưu ý quan tâm triển khai trong thời gian tới.
Cụ thể là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chuyển đổi số và phát triển kinh tế số để các cơ quan quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích, từ đó tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết. Tập trung triển khai các giải pháp nhằm nâng cao xếp hạng của Việt Nam về Chính phủ điện tử, Đổi mới sáng tạo và Năng lực cạnh tranh toàn cầu theo tiêu chí của các tổ chức quốc tế.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng công bố chương trình hành động của Diễn đàn
Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ. Nhanh chóng triển khai mô hình giáo dục đại học số; đổi mới chương trình đào tạo, chú trọng đào tạo kỹ năng số gắn với thị trường và đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số quốc gia; Xây dựng, phát triển hệ sinh thái công dân số phải là một nền tảng quan trọng của chuyển đổi số quốc gia.
Ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định
Các nước có thể học hỏi lẫn nhau để phát triển kinh tế số, chiến lược dữ liệu số
Tại Diễn đàn, ông Toni Kristian Eliasz, Chuyên gia cao cấp về kỹ thuật số của Ngân hàng Thế giới đánh giá cao sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế số tại Việt Nam. Đại diện Ngân hàng Thế giới nhận định, Việt Nam có tỉ lệ người dùng Internet (78,6%) và tỉ lệ người dùng thiết bị di động (79%) ở mức cao so với thế giới. Về tiếp cận kết nối băng rộng, Việt Nam nằm ở tốp đầu. Đây là một nền tảng vững chắc để Việt Nam tiếp tục phát triển kinh tế số, xã hội số.
Ông khuyến nghị, Việt Nam cần chú trọng nâng cao năng lực số, kỹ năng số, vì đây là một động lực quan trọng, góp phần tăng năng suất lao động, đồng thời cần chú trọng tăng cường tỉ lệ hộ gia đình có máy tính tại nhà. Máy tính đóng vai trò thúc đẩy tri thức.
Mục tiêu về kinh tế số Việt Nam đặt ra là rất tham vọng, do đó Việt Nam cần đầu tư tương xứng để hiện thực hóa những mục tiêu này.
Ông Toni Kristian Eliasz, Chuyên gia cao cấp về kỹ thuật số của Ngân hàng Thế giới đánh giá cao sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế số tại Việt Nam
Ông Toni Kristian Eliasz chia sẻ bài học thành công của Hàn Quốc và Singapore trong xây dựng nền tảng số và dữ liệu số. Singapore đã xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp lớn rất thành công vì luôn có sự chỉ đạo từ Chính phủ từ ngày đầu; Có sự tham gia của khu vực tư nhân; Quy mô và cách tiếp cận có hệ thống, khoa học trong thời gian dài (30 năm). Hàn Quốc thì đặt ra mục tiêu hướng tới Chính phủ với nền tảng số, các quyết định được đưa ra dựa trên dữ liệu, công nghệ AI.
Chia sẻ kinh nghiệm phát triển dữ liệu số, ông Matthew Francois, chuyên gia cao cấp về kỹ thuật số của McKinsey & Company cho biết, Việt Nam đang đi đúng hướng trong xây dựng nền kinh tế số để tăng mức đóng góp của kinh tế số vào GDP trong thập kỷ tới.
Theo ông Matthew Francois, có ba lĩnh vực kinh tế số có thể mang lại lợi ích cho Việt Nam, đó là giao dịch thương mại điện tử trực tuyến ngày càng tăng góp phần thúc đẩy kinh tế số; Chuyển đổi số đang được triển khai trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, tài chính, được thúc đẩy bởi hạ tầng số. Đây là cơ hội để Việt Nam sử dụng chuyển đổi số nhằm thúc đẩy năng suất sản xuất, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia; Thúc đẩy kỹ năng số sẽ làm tăng năng suất lao động, tạo ra không gian tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực ICT.
Về phát triển dữ liệu số, các quốc gia có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, trong đó xây dựng kiến trúc dữ liệu, quản trị dữ liệu, bảo vệ dữ liệu là nhân tố quan trọng.
Vị đại diện McKinsey đánh giá cao việc Singapore sử dụng dữ liệu mở để thu hút đầu tư cả của khu vực công và tư để phát triển dữ liệu. Ireland và Hà Lan, hai quốc gia ở châu Âu thành công trong việc thu hút các doanh nghiệp công nghệ toàn cầu đầu tư xây dựng các trung tâm dữ liệu.
Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số Trần Minh Tuấn trình bày Báo cáo công tác triển khai Chiến lược phát triển
Tại Diễn đàn, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ TT&TT đã trình bày Báo cáo công tác triển khai Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và báo cáo thường niên kinh tế số Việt Nam năm 2022.
Kết thúc Diễn đàn cấp cao, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đã công bố chương trình hành động của Diễn đàn với 10 hành động cụ thể.
Chương trình hành động của Diễn đàn với 10 hành động cụ thể: 1-Thúc đẩy tỷ lệ người dân sử dụng, hướng tới phổ cập smartphone tại các địa phương trên cả nước theo hướng trước mắt mỗi hộ gia đình có 1 smartphone; hoàn thành hỗ trợ smartphone cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo qua Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và đi đôi với đó là phổ cập cáp quang đến từng hộ gia đình. Thời gian hoàn thành là tháng 12/2024. 2- Phát triển và thúc đẩy sử dụng các nền tảng số dùng chung quốc gia, tập trung vào các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh như sản xuất chế biến, nông nghiệp, du lịch, logistics và dệt may. Bộ TT&TT và các Bộ, ngành, cơ quan chủ quản trong từng lĩnh vực, doanh nghiệp nòng cốt phát triển các nền tảng và các địa phương thúc đẩy sử dụng. Lộ trình thực hiện trong quý IV/2023, Bộ TT&TT cùng các Bộ, ngành sẽ công bố nền tảng số quốc gia xuất sắc trong từng ngành, lĩnh vực và năm 2024 các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai sử dụng. 3- Xây dựng và triển khai miễn phí nền tảng bồi dưỡng kỹ năng số với những khóa học kỹ năng cơ bản cho người dân, đặc biệt là phổ cập trí tuệ nhân tạo (AI) để sáng tạo nội dung. 4- Triển khai 3 dự án điểm quốc gia về ứng dụng AI, cụ thể là xây dựng mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt và xây dựng trợ lý ảo để hỗ trợ công chức, viên chức khối hành pháp; trợ lý ảo tránh chồng chéo văn bản quy phạm pháp luật cho các cán bộ lập pháp và đặc biệt là trợ lý ảo về pháp lý phục vụ người dân. 5-Tiếp tục hướng dẫn, phổ biến triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng, đồng bộ trong cả nước để tổ này hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ số. 6- Chuyển đổi số, đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường mạng đi đôi với đảm bảo an toàn thông tin. Mục tiêu là bảo đảm an toàn thông tin mạng cho tối thiểu 70% thuê bao kết nối Internet được truy cập an toàn. 7- Phát triển và phổ cập chữ ký số cho người dân, phấn đấu hoàn thành phổ cập chữ ký số cho người dân vào năm 2025. 8- Đo lường và định kỳ hàng quý công bố tỷ trọng kinh tế số trong GDP và đặc biệt là quý IV/2023, ra mắt bộ công cụ đo lường kinh tế số, cho phép các địa phương sử dụng để đo lường kinh tế ICT của tỉnh mình theo từng quý. 9- Nhanh chóng xây dựng và trình Chính phủ ban hành 3 Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Giao dịch điện tử trước quý II/2024 để có hiệu lực đồng bộ với hiệu lực của Luật. 10- Bộ TT&TT chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương triển khai phát triển kinh tế số và xã hội số trong phạm vi địa phương; đồng thời trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động phát triển kinh tế số và xã hội số để hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược quốc gia đến năm 2025.
|
* Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số bao gồm: Phiên Toàn thể; Phiên Hội thảo chuyên đề về các vấn đề liên quan như: Phát triển đổi mới sáng tạo trở thành động lực xây dựng nền kinh tế số; Phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành công nghiệp nền tảng lan tỏa thúc đẩy kinh tế số, xã hội số toàn dân, toàn diện; Dữ liệu và trí tuệ nhân tạo phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số.
Nguồn tin: mic.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Đang truy cập31
- Hôm nay4,213
- Tháng hiện tại36,056
- Tháng trước176,560
- Tổng lượt truy cập1,611,341