Thứ năm, 07/11/2024, 01:27
Thứ năm, 07/11/2024, 01:27
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai Đề án 06     ‏Đại học Quốc gia Singapore hợp tác với FPT phát triển nguồn nhân lực AI ‏     Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử     Tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại Lạng Sơn     Sau năm 2025, mỗi người dân Việt Nam đều sở hữu một Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID     Dữ liệu thông tin địa lý trợ giúp gì cho chính phủ điện tử?     Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối đến năm 2030     Cao Bằng: Chuyển đổi số “mở lối thoát nghèo” cho người dân     "Chuyển đổi công nghiệp - động lực mới cho phát triển bền vững TP Hồ Chí Minh"     Thành thạo các công cụ AI mang lại cho giới trẻ nhiều cơ hội việc làm     5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh     Phấn đấu phủ sóng 5G toàn thành phố Lai Châu trong quý I/2025     Bộ TT&TT hỗ trợ Lai Châu trở thành tỉnh "hình mẫu" về phủ sóng di động     Nâng cao kiến thức qua cẩm nang "Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến"     Phát triển một Việt Nam bao trùm số, để không ai bị bỏ lại phía sau     Việt Nam cần đầu tư giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số     Số hóa các bãi đỗ xe tự động - Giải pháp quản lý, vận hành các bãi xe quy mô lớn     Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số    

Phát triển đô thị thông minh là chuyển đổi số trong phạm vi đô thị, lấy người dân làm trung tâm

Thứ bảy - 03/12/2022 20:39Đọc bằng audio

Phát triển đô thị thông minh là chuyển đổi số trong phạm vi đô thị, lấy người dân làm trung tâm

Chiều ngày 01/12/2022, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam 2022. Tham dự có Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, đại diện lãnh đạo một số tỉnh thành và 500 đại biểu là các lãnh đạo sở ngành từ 27 tỉnh thành phố trên cả nước, các cơ quan ngoại giao và đại biểu quốc tế đến từ 12 quốc gia và nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, các chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức CNTT và ứng dụng CNTT.
(Mic.gov.vn) - 

Chiều ngày 01/12/2022, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam 2022. Tham dự có Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, đại diện lãnh đạo một số tỉnh thành và 500 đại biểu là các lãnh đạo sở ngành từ 27 tỉnh thành phố trên cả nước, các cơ quan ngoại giao và đại biểu quốc tế đến từ 12 quốc gia và nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, các chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức CNTT và ứng dụng CNTT.


Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định, Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt khi Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 148 ngày 11/11/2022 ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tại Nghị quyết 06 mới ban hành, Bộ Chính trị một lần nữa khẳng định quyết tâm phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến việc tái cấu trúc hạ tầng CNTT, hình thành một số nền tảng số dùng chung cho các đô thị, vùng đô thị; đẩy nhanh chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đô thị, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số ở đô thị gắn kết chặt chẽ với phát triển đô thị thông minh.

20221201-pg1-TT.jpg

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại Hội nghị

Về bản chất, phát triển đô thị thông minh chính là thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi, quy mô đô thị và lấy người dân làm trung tâm. Đây là một quá trình liên tục, lâu dài, là vấn đề lớn cần tổ chức nguồn lực để triển khai. Cần có tư duy phát triển đô thị thông minh ngay từ khi lập quy hoạch phát triển đô thị. Các cơ quan trung ương tập trung ban hành chính sách, tiêu chuẩn kết nối, tiêu chuẩn dữ liệu, việc tổ chức triển khai hiệu quả là trách nhiệm của các địa phương.

Hiện nay, các địa phương vẫn chủ yếu tập trung vào việc phát triển và cung cấp các dịch vụ, tiện ích đô thị thông minh, chủ yếu gắn với các dịch vụ của chính quyền điện tử, chính quyền số, chưa chú trọng đến công tác quy hoạch và quản lý đô thị thông minh để giải quyết các vấn đề căn cơ các bài toán của đô thị như: giao thông, năng lượng, môi trường… dẫn tới có những chỗ hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn, chưa thực sự đi vào chiều sâu, chưa đạt được kết quả cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống và mức độ hài lòng của người dân trong đô thị, Thứ trưởng cho biết thêm.

20221201-pg1-VNS.jpg

Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA)

Cần hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác công tư

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA cho biết, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển thành phố thông minh, tuy nhiên cũng còn không ít thách thức. Khó khăn lớn nhất là hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho hợp tác công tư đặc biệt các thủ tục liên quan đến đầu tư, đấu thầu và thuê dịch vụ CNTT.

Ngoài ra, các đô thị còn chưa chú trọng đến quy hoạch thông minh, thông minh hóa các hạ tầng cơ bản, thiết yếu. Các đại biểu tham dự Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam 2022 hôm nay cần tập trung bàn thảo, kiến nghị những phương giải quyết cụ thể cho những vấn đề nêu trên, Chủ tịch VINASA bày tỏ mong muốn.

20221201-pg1-tc.jpg

Toàn cảnh Hội nghị

Cần cấy gen 3Q vào các đô thị

Đó là nhận định của ông Nguyễn Nhật Quang, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA, chuyên gia về Smart City và chuyển đổi số. 3Q chính là Quy hoạch, Quy chế và Quy chuẩn. Quy hoạch tức là trong điều kiện hạn chế về nguồn lực, cần thông minh hóa cái cũ, còn cái mới thì phải thông minh từ đầu. Quy chế phải thuận lợi mới khuyến khích mọi thành phần cùng chung tay vào cuộc. Quy chuẩn nghĩa là phải có chuẩn, chuẩn kết nối, liên thông, từ hạ tầng cơ bản đến hạ tầng số.  

Theo bảng xếp hạng Thành phố Thông minh 2021 (Smart City Index 2021), top 10 thành phố toàn thế giới có Singapore là thành phố đứng đầu, ngoài ra trong đó có 3 thành phố tới từ Thụy Sĩ với các thành phố Zurich, Lausanne, và Gevena. Tốc độ tăng trưởng của thị trường thành phố thông minh toàn cầu là 22,4%, ước tính đạt tổng giá trị 2.800 tỷ USD vào năm 2027.

Chia sẻ kinh nghiệm của Thái Lan, Tiến sỹ Smich Butcharoen, Giám đốc Phát triển Dịch vụ 5G, Công ty Viễn thông Quốc gia Thái Lan cho biết, Thái Lan rất coi trọng xu hướng xây dựng các thành phố thông minh để giải quyết các thách thức. Các thành phố thông minh có mối quan hệ không thể tách rời với tầm nhìn 20 năm xây dựng Thái Lan Số. (Digiatal Thailand). Chính phủ Thái Lan đã hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển các đô thị thông minh do Ủy ban Quốc gia về Smart City phụ trách bao gồm 4 tầng: Tầm nhìn/Kế hoạch quốc gia; Khung chính sách; Luật; Văn bản hướng dẫn. Điều này đã tạo thuận lợi lớn cho các đô thị nhanh chóng giải quyết được các thách thức và triển khai hiệu quả.

Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày 1-2/12/2022, tập trung vào hai chuyên đề: Hạ tầng pháp lý – thúc đẩy phát triển đô thị thông minh; Mô hình triển khai hạ tầng Công nghệ cho Đô thị thông minh 

Bên cạnh các hội thảo, sự kiện còn có các gian hàng triển lãm dành cho các giải pháp, nền tảng, dịch vụ cho Trí tuệ nhân tạo, Thành phố thông minh, Giao thông thông minh, Toà nhà thông minh, AIoT Camera Solution, IoT; kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế với các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng CNTT. 

 

Từ tháng 8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đến nay, trên cả nước có 54/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai xây dựng đề án đô thị thông minh; 30 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Đề án/Chương trình/Kế hoạch phát triển đô thị thông minh; 15 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh; 38 tỉnh, thành phố đã triển khai Trung tâm IOC cấp tỉnh; 21 tỉnh, thành phố đã triển khai Trung tâm IOC cấp đô thị, thành phố thuộc tỉnh, 17/63 tỉnh đã triển khai ứng dụng dịch vụ du lịch thông minh, khoảng trên 10 tỉnh triển khai các ứng dụng về giao thông thông minh, kiểm soát trật tự an toàn đô thị, ngoài ra còn một số ứng dụng trong các lĩnh vực khác như giáo dục thông minh, y tế thông minh.

 

 

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định, Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt khi Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 148 ngày 11/11/2022 ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tại Nghị quyết 06 mới ban hành, Bộ Chính trị một lần nữa khẳng định quyết tâm phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến việc tái cấu trúc hạ tầng CNTT, hình thành một số nền tảng số dùng chung cho các đô thị, vùng đô thị; đẩy nhanh chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đô thị, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số ở đô thị gắn kết chặt chẽ với phát triển đô thị thông minh.

20221201-pg1-TT.jpg

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại Hội nghị

Về bản chất, phát triển đô thị thông minh chính là thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi, quy mô đô thị và lấy người dân làm trung tâm. Đây là một quá trình liên tục, lâu dài, là vấn đề lớn cần tổ chức nguồn lực để triển khai. Cần có tư duy phát triển đô thị thông minh ngay từ khi lập quy hoạch phát triển đô thị. Các cơ quan trung ương tập trung ban hành chính sách, tiêu chuẩn kết nối, tiêu chuẩn dữ liệu, việc tổ chức triển khai hiệu quả là trách nhiệm của các địa phương.

Hiện nay, các địa phương vẫn chủ yếu tập trung vào việc phát triển và cung cấp các dịch vụ, tiện ích đô thị thông minh, chủ yếu gắn với các dịch vụ của chính quyền điện tử, chính quyền số, chưa chú trọng đến công tác quy hoạch và quản lý đô thị thông minh để giải quyết các vấn đề căn cơ các bài toán của đô thị như: giao thông, năng lượng, môi trường… dẫn tới có những chỗ hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn, chưa thực sự đi vào chiều sâu, chưa đạt được kết quả cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống và mức độ hài lòng của người dân trong đô thị, Thứ trưởng cho biết thêm.

20221201-pg1-VNS.jpg

Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA)

Cần hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác công tư

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA cho biết, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển thành phố thông minh, tuy nhiên cũng còn không ít thách thức. Khó khăn lớn nhất là hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho hợp tác công tư đặc biệt các thủ tục liên quan đến đầu tư, đấu thầu và thuê dịch vụ CNTT.

Ngoài ra, các đô thị còn chưa chú trọng đến quy hoạch thông minh, thông minh hóa các hạ tầng cơ bản, thiết yếu. Các đại biểu tham dự Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam 2022 hôm nay cần tập trung bàn thảo, kiến nghị những phương giải quyết cụ thể cho những vấn đề nêu trên, Chủ tịch VINASA bày tỏ mong muốn.

20221201-pg1-tc.jpg

Toàn cảnh Hội nghị

Cần cấy gen 3Q vào các đô thị

Đó là nhận định của ông Nguyễn Nhật Quang, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA, chuyên gia về Smart City và chuyển đổi số. 3Q chính là Quy hoạch, Quy chế và Quy chuẩn. Quy hoạch tức là trong điều kiện hạn chế về nguồn lực, cần thông minh hóa cái cũ, còn cái mới thì phải thông minh từ đầu. Quy chế phải thuận lợi mới khuyến khích mọi thành phần cùng chung tay vào cuộc. Quy chuẩn nghĩa là phải có chuẩn, chuẩn kết nối, liên thông, từ hạ tầng cơ bản đến hạ tầng số.  

Theo bảng xếp hạng Thành phố Thông minh 2021 (Smart City Index 2021), top 10 thành phố toàn thế giới có Singapore là thành phố đứng đầu, ngoài ra trong đó có 3 thành phố tới từ Thụy Sĩ với các thành phố Zurich, Lausanne, và Gevena. Tốc độ tăng trưởng của thị trường thành phố thông minh toàn cầu là 22,4%, ước tính đạt tổng giá trị 2.800 tỷ USD vào năm 2027.

Chia sẻ kinh nghiệm của Thái Lan, Tiến sỹ Smich Butcharoen, Giám đốc Phát triển Dịch vụ 5G, Công ty Viễn thông Quốc gia Thái Lan cho biết, Thái Lan rất coi trọng xu hướng xây dựng các thành phố thông minh để giải quyết các thách thức. Các thành phố thông minh có mối quan hệ không thể tách rời với tầm nhìn 20 năm xây dựng Thái Lan Số. (Digiatal Thailand). Chính phủ Thái Lan đã hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển các đô thị thông minh do Ủy ban Quốc gia về Smart City phụ trách bao gồm 4 tầng: Tầm nhìn/Kế hoạch quốc gia; Khung chính sách; Luật; Văn bản hướng dẫn. Điều này đã tạo thuận lợi lớn cho các đô thị nhanh chóng giải quyết được các thách thức và triển khai hiệu quả.

Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày 1-2/12/2022, tập trung vào hai chuyên đề: Hạ tầng pháp lý – thúc đẩy phát triển đô thị thông minh; Mô hình triển khai hạ tầng Công nghệ cho Đô thị thông minh 

Bên cạnh các hội thảo, sự kiện còn có các gian hàng triển lãm dành cho các giải pháp, nền tảng, dịch vụ cho Trí tuệ nhân tạo, Thành phố thông minh, Giao thông thông minh, Toà nhà thông minh, AIoT Camera Solution, IoT; kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế với các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng CNTT. 

 

Từ tháng 8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đến nay, trên cả nước có 54/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai xây dựng đề án đô thị thông minh; 30 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Đề án/Chương trình/Kế hoạch phát triển đô thị thông minh; 15 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh; 38 tỉnh, thành phố đã triển khai Trung tâm IOC cấp tỉnh; 21 tỉnh, thành phố đã triển khai Trung tâm IOC cấp đô thị, thành phố thuộc tỉnh, 17/63 tỉnh đã triển khai ứng dụng dịch vụ du lịch thông minh, khoảng trên 10 tỉnh triển khai các ứng dụng về giao thông thông minh, kiểm soát trật tự an toàn đô thị, ngoài ra còn một số ứng dụng trong các lĩnh vực khác như giáo dục thông minh, y tế thông minh.

 

 

Nguồn tin: mic.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
https://dx.gov.vn/
Cẩm nang CĐS_full
mail.laichau.gov.vn
laichau.gov.vn
Nghi quyết

05/TB-BCĐCĐS

Thông báo kết luận của đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tại Hội nghị sơ kết hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2024

Thời gian đăng: 11/08/2024

lượt xem: 242 | lượt tải:48

03/BC-BCĐCĐS

Báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi số và kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Thời gian đăng: 21/10/2024

lượt xem: 29 | lượt tải:17

04/KH-BCĐCĐS

Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu năm 2024

Thời gian đăng: 21/10/2024

lượt xem: 25 | lượt tải:16

02/TB-BCĐCĐS

Kết luận của đồng chí Lê Văn Lương Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn tỉnh; triển khai nhiệm vụ

Thời gian đăng: 28/02/2024

lượt xem: 536 | lượt tải:49

339/KH-UBND

Triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024

Thời gian đăng: 19/02/2024

lượt xem: 645 | lượt tải:173
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay3,030
  • Tháng hiện tại34,873
  • Tháng trước176,560
  • Tổng lượt truy cập1,610,158
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down