CĐS truyền hình nền tảng OTT đã thay đổi ngành công nghiệp truyền thông và giải trí - Bài học từ Netflix

Thứ hai - 05/12/2022 03:46

CĐS truyền hình nền tảng OTT đã thay đổi ngành công nghiệp truyền thông và giải trí - Bài học từ Netflix

Các ứng dụng phần mềm (app) hoạt động dựa trên nền tảng OTT (Over The Top) đã và đang rất phổ biến trên toàn thế giới. Điều này cho thấy sự phát triển nhanh chóng của các app hoạt động trên nền tảng OTT. Các nền tảng này đã và đang thay đổi ngành công nghiệp truyền thông. Các đài truyền hình (ĐTH) cần tận dụng những lợi thế này để chuyển đổi số (CĐS) thành công.

Tóm tắt nội dung:

* Nền tảng OTT đang thay đổi ngành truyền thông ở Mỹ

- Sử dụng thuật toán cá nhân hóa để giúp xác định video dựa trên lịch sử xem trước đó của khách hàng.

-Cơ hội quảng cáo trên nền tảng OTT là rất lớn.

- OTT giúp hình thành kết nối trực tiếp tới người dùng.

- OTT mang đến cho người xem trải nghiệm xem nhất quán.

- OTT mang lại nhiều tùy chọn để kiếm tiền.
* Bài học từ Netflix khi triển khai nền tảng OTT - Loại bỏ các trung tâm dữ liệu tại chỗ chuyển lên đám mây.

- Bảo mật không gian mạng trên đám mây: Netflix sử dụng các giải pháp DRM dựa trên đám mây.

- Công nghệ được sử dụng trong nền tảng OTT của Netflix: Ngôn ngữ lập trình là Java, JavaScript, Python, Kerlin và Swift; ML và AI cho những đổi mới như cá nhân hóa trải nghiệm người dùng; sử dụng GitHub để mã hóa kết hợp và kiểm soát các phiên bản.

Nền tảng OTT đã và đang thay đổi các nguyên tắc tạo và phân phối nội dung. Trong đó, dịch chuyển không gian, dịch chuyển địa điểm và dịch chuyển thời gian là ba thay đổi mang tính cách mạng trong việc tạo và phát trực tuyến nội dung video.

Dịch chuyển không gian. Làm thay đổi đáng kể trong chuỗi giá trị phân phối video dựa trên nền tảng cáp và vệ tinh, các nền tảng này không còn là cách duy nhất để người xem tiếp cận nội dung.

Ngành kinh doanh âm nhạc là một ví dụ điển hình về sự dịch chuyển không gian này. Cụ thể là tập đoàn Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới đã bán hơn 60.000 bản nhạc trong các cửa hàng thực. Mặt khác, các dịch vụ đăng ký nhạc số, chẳng hạn như Spotify và iTunes có “không gian sử dụng” vô hạn và có thể cung cấp tới 30 triệu người đăng ký.

OTT cũng ảnh hưởng tương tự trong ngành công nghiệp giải trí. Các nhà sản xuất và tổng hợp nội dung không còn bị ràng buộc bởi “băng thông” và phân phối nội dung có sẵn hạn chế trên các kênh truyền hình qua mạng hoặc bằng cáp đồng, cáp quang hoặc vệ tinh.

Thay đổi địa điểm. Việc mở rộng quyền truy cập di động và phát trực tuyến trên các thiết bị di động, cùng với màn hình ngày càng lớn và độ nét cao hơn cho phép người xem trải nghiệm bất cứ khi nào và bất kỳ ở đâu họ xem (ở nhà hoặc khi đang di chuyển). Các báo cáo cho thấy rằng người lớn Mỹ đã dành khoảng 20 giờ mỗi tuần để xem nội dung vào năm 2022. Trong đó hầu như tất cả sự tăng trưởng đều đến từ việc xem trên thiết bị không phải trên TV truyền thống.

Thời gian thay đổi. Xem phi tuyến hoặc theo thời gian, cho dù được liên kết hay không bị ràng buộc với phân phối dựa trên cơ sở truyền thống, hiện chiếm gần một phần tư tổng số giờ xem. Bởi vì chế độ xem phi tuyến hỗ trợ người xem tốt hơn, dịch chuyển thời gian đã thay đổi những gì người xem xem và cách họ xem. Một số loại hình giải trí, chẳng hạn như phim truyền hình dài tập khuyến khích xem hàng loạt (còn được gọi là xem say sưa) vì theo dõi một số nhân vật và chủ đề tường thuật đơn giản hơn. Hơn nữa, một số người xem thích xem nội dung ngắn hơn là xem nội dung mất nhiều tháng để hoàn thành.

Nền tảng OTT đang thay đổi ngành truyền thông ở Mỹ

Cơ hội quảng cáo trên nền tảng OTT là rất lớn. Các công ty truyền thông ở Mỹ đã và đang tận dụng các cơ hội quảng cáo trên nền tảng OTT. Bởi vì tổng ngân sách truyền thông trả phí càng lớn thì cơ hội sử dụng nền tảng OTT để có kết quả tốt hơn và lợi thế cạnh tranh. 

CĐS truyền hình nền tảng OTT đã thay đổi ngành công nghiệp truyền thông và giải trí - Bài học từ Netflix - Ảnh 2.

Hình 1. Lợi nhuận quảng cáo của các chủ sở hữu nền tảng truyền thông ở Mỹ năm 2018. (nguồn Gartner)

Để thực hiện đo lường các chiến dịch truyền thông trả tiền trên nền tảng OTT, các công ty truyền thông Mỹ đã:

<1> Thiết lập các mục tiêu chính của họ. Quảng cáo OTT thường được sử dụng nhiều nhất để tiếp cận những người xem, mở rộng các chiến dịch truyền hình và thúc đẩy hiệu suất quảng cáo có phản hồi.

<2> Áp dụng các nguyên tắc quảng cáo video tích hợp vào OTT. Quảng cáo video trực tuyến trên OTT là một phân khúc của thị trường quảng cáo truyền hình nâng cao rộng lớn hơn bao gồm truyền hình tuyến tính và truyền hình có địa chỉ được tối ưu hóa. Gartner khuyến nghị rằng các nhà quảng cáo nên bắt đầu phối hợp các sáng kiến trong lĩnh vực này. Mục tiêu là tích hợp TV và video kỹ thuật số trả tiền các chiến dịch truyền thông.

<3> Quản lý chặt chẽ và giám sát nhân sự làm việc trong lĩnh vực OTT. Các nhà quản lý tiếp thị nên theo sát các xu hướng liên quan đến OTT trong hành vi của người xem, theo dõi phương tiện truyền thông cạnh tranh và phát triển bền vững. Đồng thời giám sát việc thực hiện và đo lường chiến dịch như: chiến dịch mua sắm thiết bị truyền thông đáp ứng yêu cầu; chiến dịch giám sát trình độ chuyên môn của nhân viên; giám sát việc các nhà tư vấn trung lập đưa phần tài chính trong việc lập kế hoạch và mua thiết bị truyền thông.

Sự phổ biến của các nền tảng truyền thông OTT ngày càng tăng cũng khiến các nhà đài chọn giải pháp OTT ưu tiên để cung cấp nội dung tới đối tượng cụ thể. Việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị TV thông minh đã tăng lên rất nhiều khi mức độ thâm nhập Internet tăng lên trên toàn cầu và đăng ký Internet trở nên rẻ hơn. Theo ước tính gần đây, lưu lượng dữ liệu di động trên toàn thế giới sẽ vượt 77 exabyte mỗi tháng vào năm 2022, tăng từ 28 exabyte vào năm 2019, tăng gấp ba lần trong ba năm. Tỷ lệ sử dụng TV thông minh cũng đã tăng từ 11,5% vào năm 2013 lên 32% vào năm 2019. Con số này đã tăng lên khoảng 50% ở một số quốc gia khác vào năm 2021.

“Không còn nghi ngờ gì nữa nền tảng OTT là tương lai và sẽ sớm thống trị ngành kinh doanh giải trí và truyền thông”.

Nền tảng OTT giúp hình thành kết nối trực tiếp tới người dùng. Các ĐTH từ trước đến nay chủ yếu dựa vào hệ thống cáp và DTH (Direct to home) để cung cấp chương trình của họ tới người xem. Sự ra đời các tính năng phát trực tuyến trên phương tiện truyền thông OTT đã giúp các ĐTH giới thiệu nội dung của họ đến người xem nhanh hơn và dễ dàng hơn, loại bỏ các khâu trung gian không cần thiết. Nền tảng OTT cho phép họ thiết lập tương tác trực tiếp tới người dùng và hỗ trợ phát triển hình ảnh thương hiệu mạnh, cải thiện khả năng thu hồi thương hiệu. Hơn nữa, các ĐTH có thể có được thông tin chính xác về người xem và cách họ tương tác tới các chương trình. Điều này sẽ giúp các ĐTH tìm kiếm khán giả mục tiêu dễ dàng hơn.

OTT mang đến cho người xem trải nghiệm xem nhất quán. Các dịch vụ OTT từ lâu đã tìm cách giúp người xem truyền phát và xem nội dung dễ dàng hơn. Nó cung cấp cho các cá nhân có thể lựa chọn và xem thông tin lúc rảnh rỗi. Trải nghiệm xem thống nhất trên nhiều thiết bị và nền tảng là điều cần thiết đối với các chủ sở hữu nền tảng OTT đang tìm kiếm khán giả và người xem trung thành. 

OTT có nhiều tùy chọn để kiếm tiền. Một trong những khía cạnh đáng quan tâm của các nền tảng OTT là chúng cung cấp cho các ĐTH và người sáng tạo nội dung các cơ hội doanh thu khác nhau để tận dụng kỹ năng và sự chăm chỉ của họ. Một số phương pháp kiếm tiền thường xuyên nhất là đăng ký video theo yêu cầu, video giao dịch theo yêu cầu, video quảng cáo theo yêu cầu, tích hợp quảng cáo của bên thứ ba, v.v.. Mô hình kiếm tiền từ đăng ký và tùy chọn kiếm tiền từ quảng cáo đang chiếm ưu thế nhất trong ngành.

Trở thành phương án lựa chọn đầu tiên cho các nhà quảng cáo. Bạn có thể ngạc nhiên khi tổng chi tiêu quảng cáo trên nền tảng OTT vào năm 2020 là gần 990 triệu USD. Khi các nền tảng OTT trở nên phổ biến đối với khán giả thì các nhà quảng cáo tìm cách quảng bá nhiều hơn trên các nền tảng này để nhận được lưu lượng truy cập chất lượng và đối tượng phù hợp. Điều này cải thiện ROI tiếp thị của họ và dẫn đến tăng tỷ lệ chuyển đổi. Giờ đây, các nhà quảng cáo có nhiều quyền hơn trong việc quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ tùy thuộc vào hành động và lợi ích của khách hàng.

OTT đang thay đổi cuộc chơi. Lý do quan trọng nhất mà các ĐTH đang chuyển sang các nền tảng OTT ngày nay là vì đây là tương lai và sẽ sớm thống trị ngành kinh doanh giải trí và truyền thông. Việc đi theo làn sóng là chuyển đổi lên các nền tảng OTT và áp dụng các giải pháp OTT là rất quan trọng và làn sóng này đang liên tục gia tăng. Do vậy, các ĐTH sẽ không bỏ lỡ cơ hội để giới thiệu dịch vụ của mình tới người xem.

Bài học từ Netflix khi triển khai nền tảng OTT

Netflix đã cố gắng thu hút phần lớn khán giả trên quy mô toàn cầu thông qua các nền tảng OTT. Netflix đã trở thành nguồn giải trí phổ biến cho những người làm công tác giải trí trong vòng 20 năm.

Việc phát trực tuyến nội dung độc quyền và nguyên bản mà không có bất kỳ quảng cáo nào khiến Netflix được cho là nguồn giải trí được yêu thích nhất trên thế giới. Thậm chí có thể nói Netflix đã cách mạng hóa thế giới giải trí. Hơn nữa, sự phổ biến của Netflix được cho là do việc người dùng có thể chia sẻ tài khoản của họ với nhiều cá nhân. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn vào sự phổ biến của Netflix bởi một số lượng người dùng đã đăng ký, bạn có thể thấy nó đã phát triển nhanh chóng như thế nào kể từ vài năm trước. Để hỗ trợ và cung cấp một lượng lớn video độ nét cao trong khi mở rộng quy mô một hệ thống có thể phục vụ nhiều khách hàng đòi hỏi phải có phương pháp kỹ thuật tốt.

Sự ra đời của kiến trúc hệ thống OTT của Netflix

Netflix đã lưu trữ cơ sở dữ liệu và ứng dụng trong các trung tâm dữ liệu tại chỗ mà nó sở hữu và thuê. Netflix đã sử dụng các trung tâm dữ liệu này để theo dõi khách hàng, duy trì hàng tồn và lập hóa đơn cho khách hàng. Netflix đã cách mạng hóa cách thức hoạt động của dịch vụ bằng cách cung cấp tất cả các ứng dụng hoạt động trong một kiến trúc microservices, có nghĩa là ứng dụng microservice có tài nguyên và mã riêng.

Netflix đã sử dụng một API (Application Platform Interface) giữ lại một bộ quy tắc cụ thể mà cả hai chương trình đều có thể hiểu và làm việc với nhau. Các nhóm kỹ sư tại Netflix thực hiện các thay đổi đối với bất kỳ phần nào của ứng dụng và có thể giới thiệu các thay đổi mới theo yêu cầu trong khi đảm bảo rằng chúng không ảnh hưởng đến các dịch vụ khác. 

Đến năm 2008, gã khổng lồ phát trực tuyến này chuyển từ máy chủ tại chỗ sang Amazon Web Services (AWS) và bắt đầu sử dụng cơ sở hạ tầng dựa trên đám mây để chạy các ứng dụng của mình. Trên thực tế, sự hợp tác giữa Netflix và Amazon đã mang lại một chiến thắng lớn cho cả hai công ty này. Công ty phát trực tuyến Netflix trở thành khách hàng cao cấp nhất của AWS. Netflix MSS luôn xem sử dụng hiệu quả các máy chủ của AWS như là cách tốt nhất cung cấp dịch vụ cho các mục đích khác nhau và đã đẩy giới hạn tất cả các khả năng hoạt động của máy chủ lên cao nhất. Làm việc với AWS, Netflix có khả năng nhanh chóng ứng biến các dịch vụ của mình và duy trì sự ổn định.

Vai trò của kiến trúc đám mây của Netflix 

Để mở rộng quy mô dịch vụ phát trực tuyến Netflix và loại bỏ các trung tâm dữ liệu tại chỗ. AWS đã hợp tác với Netflix, nhằm phát triển khả năng phát trực tuyến của mình. Netflix sử dụng 2 đám mây, AWS và Open Connect để cung cấp những video tới thuê bao của họ. Chúng cùng nhau tạo thành nền tảng của Netflix và cả hai đều đóng góp rất nhiều vào thành công của công ty này. 

CĐS truyền hình nền tảng OTT đã thay đổi ngành công nghiệp truyền thông và giải trí - Bài học từ Netflix - Ảnh 3.

Hình 2. Vai trò của kiến trúc Cloud (theo Techfastly)

Ứng dụng bao gồm máy khách, Open Connect hoặc Content Delivery Network (CDN) của Netflix Và Database phía backend. Thiết bị khách Netflix là thiết bị được sử dụng để duyệt trên Browse và phát video Netflix. Chúng bao gồm: TV, máy trạm, máy tính xách tay và thiết bị di động. Mạng phân phối nội dung CDN của Netflix bao gồm các server Open Connect, chúng được đặt tại trung tâm hệ thống phân phối toàn cầu của Netflix. Các máy chủ này được cung cấp ISP và IXP trên khắp thế giới để cung cấp nội dung tới khách hàng.

Ngoài mã dành riêng cho nền tảng. Ứng dụng Web Netflix được xây dựng bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình reactJS, trong đó bị ảnh hưởng nhiều bởi một số yếu tố như thời gian khởi động, hiệu suất, thời gian chạy và chức năng của từng mô đun phần mềm. Tất cả các chức năng không yêu cầu phát trực tuyến video đều được xử lý bởi các chương trình phụ, chẳng hạn như cung cấp nội dung mới nhất phân phối video đến các máy chủ đặt trên toàn thế giới và quản lý lưu lượng mạng. Với sức mạnh của AWS và đơn vị thành viên Netflix có thể tổ chức nhóm kỹ sư xử lý tài nguyên trong thời gian ngắn. Điều này cho phép Netflix (phát triển các tính năng nhanh chóng và không cần chờ phê duyệt từ các bộ phận khác nhau trong công ty).

Nội dung video được chuyển đổi sang các định dạng khác nhau để tối ưu khả năng xem trên các thiết bị khác nhau. Các định dạng file video trên máy tính để bàn được chuyển sang các định dạng file khác để tương thích và xem được trên các thiết bị di động do có sự khác biệt về kích thước màn hình, độ phân giải và tính khả dụng của mạng.

Kiến trúc phát trực tuyến của Netflix

Netflix sử dụng một thuật toán cá nhân hóa để giúp xác định video dựa trên lịch sử xem trước đó của khách hàng nhằm thúc đẩy mức độ tương tác và giữ chân khách hàng thông qua việc sử dụng công nghệ truyền dữ liệu giống như Kafka và cơ sở dữ liệu (CSDL) NoSOL (như DynamoDB). Mỗi ứng dụng này đều sử dụng Fronting Kafka cluster để cách ly phân vùng với mỗi thủ tục Kafka. Các thủ tục có thể tính phí định tuyến theo chủ đề và cấu hình trong thời gian chạy mà không cần khởi động lại các quy trình ứng dụng. 

Giống như cấu hình động điều khiển chúng, các cluster kafka có thể được di chuyển theo cách này để có thể thực hiện định hướng lưu lượng. Kafka cluster thực hiện theo cách này để tất cả tác vụ điều hướng lưu lượng được thực hiện. Sử dụng tất cả những dữ liệu này, các kỹ sư Netflix có thể tạo video được cá nhân hóa bằng cách sử dụng các ứng dụng được bổ sung trên AWS EC2 hoặc AWS Lambda để máy tính chỉnh sửa tùy chỉnh hóa video. Nói cách khác thay vì lưu trữ dữ liệu trên CSDL thì Netflix sử dụng phần mềm Hadoop để tổng hợp các loại dữ liệu khác nhau và chuyển chúng vào kho dữ liệu và CSDL khác trong công ty. Những dữ liệu này được lựa chọn bởi chuyên gia khoa học dữ liệu của Netflix, họ sử dụng chúng để phân tích kinh doanh như tính toán số lượng khách hàng xem một bộ phim cụ thể và khả năng ai đó hủy đăng ký. 

Ngoài ra, Netflix đã phát minh ra một công cụ được gọi là Spinnaker, công cụ này cho phép tất cả các nhóm phát triển kiểm tra những thay đổi nhỏ. Sau đó, triển khai chúng với thử nghiệm tự động trước khi phát trực tiếp tới một đối tượng nhất định.

Netflix xử lý bảo mật không gian mạng trên đám mây như thế nào?

Là một đám mây có thể truy cập công khai, AWS sử dụng nhiều bộ thông tin xác thực và quyền truy cập tới người dùng, điều này khiến công ty trở thành công ty tiên phong về bảo mật. Netflix sử dụng các giải pháp DRM dựa trên đám mây để ngăn chặn một số nội dung nhất định dựa trên các khu vực địa lý. Ví dụ, đối với một bộ phim trên Netflix chỉ sở hữu quyền xem ở Mỹ và không thể xem ở các khu vực khác. Ngay cả khi những kẻ tấn công mạng có được quyền truy cập vào tài sản của Netflix ngay từ đầu, sẽ không thể gây ra nhiều thiệt hại vì chúng thiếu quyền truy cập vào toàn bộ quyền đăng nhập trên đám mây. 

CĐS truyền hình nền tảng OTT đã thay đổi ngành công nghiệp truyền thông và giải trí - Bài học từ Netflix - Ảnh 4.

 Công nghệ được sử dụng trong nền tảng OTT của Netflix

Trước khi tìm hiểu về khả năng áp dụng công nghệ thành công của Netflix! hãy đến công nghệ mà Netflix sử dụng. Danh sách tất cả các dịch vụ công nghệ được sử dụng để xây dựng và chạy một ứng dụng được gọi là hệ thống công nghệ, cơ sở hạ tầng công nghệ hoặc hệ sinh thái dữ liệu. Ngoài ra, các công cụ tạo ra, phân tích và nhập dữ liệu và để mỗi dữ liệu chạy hiệu quả thì chúng phải được liên kết với nhau. Netflix quản lý các nhiệm vụ kỹ thuật của mình bằng phần mềm Jira và quản lý dữ liệu với phần mềm Confluence.

Vì việc quản lý mật khẩu rất khó khăn khi công việc này đòi hỏi nguồn nhân lực rất lớn, Netflix sử dụng công nghệ đăng nhập một lần như OneLogin để giúp trải nghiệm người dùng trở nên đơn giản hơn. Công nghệ ngôn ngữ lập trình mà Netflix sử dụng là Java, JavaScript, Python, Kerlin và Swift. Python là một trong những ngôn ngữ lập trình phát triển nhanh nhất, được sử dụng để bảo mật và dễ dàng mở rộng chức năng ứng dụng. Nó xử lý toàn bộ quy trình làm việc của nội dung cho Netflix. Nói cách khác khác, nó cung cấp hỗ trợ công cụ cho các ngôn ngữ lập trình khác.

Ngoài ra, kiến trúc OTT của Netflix hỗ trợ các thuật toán ML và AI cho những đổi mới như mã hóa dữ liệu kinh doanh và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, đảm bảo trải nghiệm người dùng duy nhất và nội dung phù hợp với sở thích từng cá nhân.

Trong khi cung cấp trải nghiệm người dùng (User Experience - UX), Netflix cung cấp các thư viện tổng thể được thiết kế để nâng cao trải nghiệm người dùng. Tối ưu hóa mã hóa với mỗi tiêu đề của Netflix là một thành công lớn trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng trong những nỗ lực không ngừng của mình. Công ty cũng sử dụng GitHub để mã kết hợp và kiểm soát các phiên bản. Việc giám sát lỗi thực thi và lỗi di động được thực hiện bởi các công cụ như: LogicMonita và Apteligent. Mỗi dịch vụ Netflix đều bao gồm các thành phần nhỏ hoặc các chương trình riêng biệt. Nhờ có kỹ thuật mạnh, Netflix đã cung cấp file chính xác tới mỗi chương trình để phát trên thiết bị cụ thể với chất lượng hình ảnh và âm thanh dựa trên tốc độ truy cập Internet tại thời điểm đó.

Sự cần thiết chuyển đổi số ở các ĐTH khi triển khai ứng dụng các app truyền hình hoạt động trên nền tảng OTT 

Điện toán đám mây (ĐTĐM) và ứng dụng công nghệ định dạng video chuẩn 4K là cần thiết cho quá trình CĐS, nhưng chúng không phải là tất cả. Ngoài hai yếu tố này, các ĐTH có thể tận dụng những tiến bộ của công nghệ theo một số cách để cải thiện chiến lược tiếp thị và sản xuất của mình thông qua việc áp dụng các công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) mới. Ví dụ: các biên tập viên (BTV) có thể sử dụng ĐTĐM để chỉnh sửa video ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, tăng hiệu quả công việc. Để cải thiện độ trễ giữa các máy khách và đám mây nhờ sự trợ giúp của giao thức hiển thị nâng cao, máy ảo và công nghệ ảo hóa GPU, các kiến trúc CNTT-TT mới ngày nay có thể cho phép chỉnh sửa mượt mà video HD 8 track trong đồng bộ hóa âm thanh và video, hoặc hỗ trợ chỉnh sửa video 4K 6-track trên máy khách thông qua hệ thống lưu trữ IP. Nhờ có công nghệ ĐTĐM, các BTV không còn phải chuyển vật lý video từ site tin tức đến nơi lưu trữ. 

Tương tự như vậy, không cần thiết phải thực hiện tất cả các công việc sản xuất và nghiên cứu trong các khu vực riêng biệt. Nhờ lưu trữ và chia sẻ đám mây giúp chia sẻ và gửi thông tin trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều. Quy trình gửi video dựa trên IP là giải pháp làm giảm độ phức tạp của mạng và đơn giản hóa việc bảo trì hệ thống. Ví dụ, cáp IP có thể thay thế tín hiệu SDI truyền thống. Mỗi cáp truyền 1 kênh tín hiệu video 4K (SDI yêu cầu 4 cáp để truyền cùng một video). Do đó, sử dụng cáp IP có thể giảm số lượng cáp cần thiết lên đến 92%, cải thiện hiệu quả vận hành và bảo dưỡng lên 60% và mang lại sự thuận tiện cho việc tương tác và liên kết hệ thống. Với sự trợ giúp của các tài nguyên chuyển mã nhanh trên đám mây, công nghệ băng thông rộng 5G, mạng WAN tốc độ cao, điện thoại thông minh và máy tính bảng, các nhà báo giờ đây có thể rút ngắn 90% quy trình gửi video và họ chỉnh sửa video mọi lúc mọi nơi. 

Cùng với dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu, các ĐTH có thể tạo ra trải nghiệm người xem được cá nhân hóa tốt hơn. Thông qua những công nghệ này và các CNTT-TT khác, chẳng hạn như Internet of Things (IoT), SDN (mạng do phần mềm định nghĩa), công nghệ băng thông rộng 5G, v.v., các ĐTH có thể đưa tin tức và giải trí nhanh hơn, chính xác hơn và thuận tiện hơn đến khách hàng và người xem của họ.

Thay lời kết

Không phải ĐTH nào cũng đặt cược lớn vào việc ứng dụng công nghệ trên nền tảng OTT để cung cấp nội dung. Môi trường giải trí OTT đã trở nên cạnh tranh hơn rất nhiều. Các công ty truyền thông và các ĐTH truyền thống cần tìm ra các phương pháp mới để thâm nhập vào đấu trường OTT và cung cấp nội dung trực tuyến thông qua các nền tảng Over-the-Top. 

Từ thành công của Netflix các nhà cung cấp nội dung trên nền tảng OTT đặc biệt là các ĐTH sẽ có được kinh nghiệm và có các bước đi chiến lược phù hợp cho mình để cung cấp nội dung tới khán giả và thu hút thêm nhiều khán giả. Việc áp dụng và triển khai các App ứng dụng hoạt động trên nền tảng OTT sẽ là một trong những phương án để giúp các nhà Đài có thêm nguồn thu; đáp ứng nhu cầu phát triển về công nghệ truyền hình và giúp các ĐTH CĐS thành công.

Tài liệu tham khảo:

1. How are OTT Platform changing the landcape of the Media& Entertainment industry? By Aftab Alam

2. How Netflix’s OTT Architecture Functions?

3. The Streaming Technology the new Buzz of the 21”st Centrry by Rehan Hussain

4. Technology is shaping the future of streaming services by Toulika Das

5. https://www.gartner.com/en/articles/8-ways-to-make- the-most-of-your-paid-social-media-budget April 07, 2022 Contributor: Gloria Omale.

6. Critical Capabilities for Cloud Infrastructure and Platform Services Published 2 August 2021 by Dennis Smith, Bob Gill & Raj Bala

7. Over-the-Top TV Advertising Opportunities Published 13 February 2019 ID G00363598 by Eric Schmitt Senior Director Analyst Gartner Research & Advisory.

8. Gartner Publishes Detailed Market Guides for Value Stream Platforms By Manjunath Bhat | November 12, 2021.

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 11 tháng 11/2022)

Nguồn tin: ictvietnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay4,866
  • Tháng hiện tại106,622
  • Tháng trước164,742
  • Tổng lượt truy cập1,846,649
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây