Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, thúc đẩy chuyển đổi số quốc giaMới

Thứ năm - 08/12/2022 07:04

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, thúc đẩy chuyển đổi số quốc giaMới

Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần tận dụng công nghệ số, cách mạng số góp phần chuyển đổi số quốc gia và đi ra toàn cầu. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long tại Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ IV.
(Mic.gov.vn) - 

Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần tận dụng công nghệ số, cách mạng số góp phần chuyển đổi số quốc gia và đi ra toàn cầu. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long tại Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ IV.


Sáng ngày 8/12/2022, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ IV với chủ đề “Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu”. Tham dự Diễn đàn có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long; Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, đại diện một số Bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp chuyển đổi số, doanh nghiệp CNTT. 

Ngành công nghiệp công nghệ số tiếp tục là điểm sáng của kinh tế Việt Nam

20221208-pg10-PTT.jpg

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long nhận định, Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ nhất năm 2019 đã đưa cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sang một giai đoạn mới – Đó là Make in Viet Nam – “Nghiên cứu tại Việt Nam, Sáng tạo tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam”.

Tại Diễn đàn lần thứ 2 năm 2020 chúng ta đã trịnh trọng tuyên bố: “Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in Viet Nam thì chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể tự cường. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng”.

20221208-pg10-TT.jpg

Thứ trưởng Phạm Đức Long phát biểu tại Diễn đàn

Diễn đàn lần thứ 3 năm 2021 đã đặt ra được các bài toán Chuyển đổi số quốc gia cần giải và sứ mệnh của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong việc xây dựng các nền tảng chuyển đổi số quốc gia. Năm 2021 là năm hành động quyết liệt và hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số thực hiện chuyển đổi số tạo động lực phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Trong năm 2022, ngành công nghiệp công nghệ số tiếp tục là một điểm sáng của kinh tế Việt Nam. Doanh thu của Ngành ước đạt được 148 tỷ USD, tăng trưởng trên 10% so với năm 2021. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số đạt trên 70.000. Xuất khẩu của ngành Công nghệ số ước đạt khoảng 136 tỷ USD. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiếp tục khẳng định được vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và đổi mới sáng tạo.

20221208-pg10-tl2.jpg

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm quan gian hàng triển lãm

Tại diễn đàn năm 2021, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã nhận nhiệm vụ trước Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số, thúc đẩy chuyển đổi số, đưa người dân lên môi trường số. Với sự dẫn dắt của Bộ TT&TT, cộng đồng doanh nghiệp đã triển khai, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nhiệm vụ mà Bộ trưởng đã hứa với Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng khẳng định.

Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng của công nghệ số, dữ liệu số, dựa trên ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Cuộc cách mạng này đang mở ra cánh cửa mới, không gian mới cho mọi ngành nghề, lĩnh vực; những khởi tạo mới với những sứ mệnh và tầm nhìn mới.

20221208-pg10-spxs.jpg

Giải thưởng Sản phẩm số xuất sắc cho Kinh tế số được trao cho đại diện các doanh nghiệp 

Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần tiếp tục bắt kịp những chuyển dịch này để có những khởi tạo mới định hướng cho tương lai. Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có trách nhiệm và sứ mệnh quốc gia lớn. Đó là tận dụng công nghệ số, cuộc cách mạng số để góp phần thực hiện chuyển đổi số quốc gia và đi ra toàn cầu. Lấy chuyển đổi số là phương thức phát triển mới có tính đột phá để đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lấy thị trường trong nước là cái nôi để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trưởng thành và đi ra toàn cầu, Thứ trưởng Bộ TT&TT kỳ vọng.

Ngành CNTT là một trong các lực lượng quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu lớn của đất nước

Phát biểu chỉ đạo tại sự kiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Chúng ta xác định muốn đất nước đi lên thành một nước công nghiệp phát triển, có cuộc sống hoà bình, an toàn, văn hoá, có một nền sản xuất hiện đại thì phải làm nhiều việc phi thường. Để làm được vậy, chúng ta phải khơi dậy khát vọng mãnh liệt trong cả xã hội, khát vọng thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. 

Để giải quyết các vấn đề này, chúng ta cần thay đổi thể chế, sửa đổi các vướng mắc từ các thông tư, nghị định. Phải tập trung phát triển nguồn nhân lực. Muốn đạt được mục tiêu 1 triệu nhân lực CNTT, cần phải có giải pháp đặc biệt và đột phá trong đào tạo. Đại học số là một giải pháp quan trọng nhưng nếu vẫn duy trì các quy định đào tạo như trước cũng không thể đạt được mục tiêu này. 

Chúng ta đặt ra mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030. Sở dĩ chúng ta đặt mục tiêu cao như vậy là vì ngành CNTT - TT nói chung, ngành công nghệ số nói riêng là một trong vài lực lượng quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu này, đặc biệt là ngành CNTT còn dư địa rất lớn để phát triển. 

Phó Thủ tướng bày tỏ sự vui mừng khi thấy tại các gian hàng triển lãm năm nay có thêm nhiều doanh nghiệp mới, đột phá. Các doanh nghiệp lớn cần đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, tạo sân chơi, đoàn kết, tạo thành đội ngũ cùng với các doanh nghiệp khác mạnh dạn đầu tư ra thị trường nước ngoài. Lịch sử lại trao cho giới CNTT sứ mệnh là một trong những mũi nhọn mở đường trong sự nghiệp đưa đất nước tiếp tục phát triển, thoát bẫy thu nhập trung bình và người dân sống hạnh phúc hơn.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết, Bộ TT&TT thay mặt cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số cảm ơn ý kiến chỉ đạo sát sao của Phó Thủ tướng. Bộ sẽ xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch cụ thể để hiện thực hóa các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng. Định hướng của Phó Thủ tướng là kim chỉ nam, đã cổ vũ khích lệ cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số. Bộ TT&TT sẽ tiếp tục thực hiện tốt vai trò dẫn dắt, định hướng công cuộc chuyển đổi số nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là người dân hạnh phúc, đất nước phát triển. 

*Tại Diễn đàn, 52 giải pháp đã được trao Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022. Đây đều là những sản phẩm xuất sắc có tác động, ảnh hưởng lớn trong việc đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số. 

Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã trở thành một trong những sự kiện thường niên, lớn nhất và có uy tín của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Trải qua 3 năm tổ chức kể từ năm 2019, Diễn đàn đã đưa cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sang một giai đoạn mới - đó là Make in Viet Nam, là thiết kế, sáng tạo và sản xuất các sản phẩm công nghệ số Việt Nam. 

Sáng ngày 8/12/2022, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ IV với chủ đề “Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu”. Tham dự Diễn đàn có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long; Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, đại diện một số Bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp chuyển đổi số, doanh nghiệp CNTT. 

Ngành công nghiệp công nghệ số tiếp tục là điểm sáng của kinh tế Việt Nam

20221208-pg10-PTT.jpg

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long nhận định, Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ nhất năm 2019 đã đưa cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sang một giai đoạn mới – Đó là Make in Viet Nam – “Nghiên cứu tại Việt Nam, Sáng tạo tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam”.

Tại Diễn đàn lần thứ 2 năm 2020 chúng ta đã trịnh trọng tuyên bố: “Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in Viet Nam thì chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể tự cường. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng”.

20221208-pg10-TT.jpg

Thứ trưởng Phạm Đức Long phát biểu tại Diễn đàn

Diễn đàn lần thứ 3 năm 2021 đã đặt ra được các bài toán Chuyển đổi số quốc gia cần giải và sứ mệnh của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong việc xây dựng các nền tảng chuyển đổi số quốc gia. Năm 2021 là năm hành động quyết liệt và hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số thực hiện chuyển đổi số tạo động lực phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Trong năm 2022, ngành công nghiệp công nghệ số tiếp tục là một điểm sáng của kinh tế Việt Nam. Doanh thu của Ngành ước đạt được 148 tỷ USD, tăng trưởng trên 10% so với năm 2021. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số đạt trên 70.000. Xuất khẩu của ngành Công nghệ số ước đạt khoảng 136 tỷ USD. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiếp tục khẳng định được vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và đổi mới sáng tạo.

20221208-pg10-tl2.jpg

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm quan gian hàng triển lãm

Tại diễn đàn năm 2021, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã nhận nhiệm vụ trước Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số, thúc đẩy chuyển đổi số, đưa người dân lên môi trường số. Với sự dẫn dắt của Bộ TT&TT, cộng đồng doanh nghiệp đã triển khai, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nhiệm vụ mà Bộ trưởng đã hứa với Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng khẳng định.

Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng của công nghệ số, dữ liệu số, dựa trên ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Cuộc cách mạng này đang mở ra cánh cửa mới, không gian mới cho mọi ngành nghề, lĩnh vực; những khởi tạo mới với những sứ mệnh và tầm nhìn mới.

20221208-pg10-spxs.jpg

Giải thưởng Sản phẩm số xuất sắc cho Kinh tế số được trao cho đại diện các doanh nghiệp 

Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần tiếp tục bắt kịp những chuyển dịch này để có những khởi tạo mới định hướng cho tương lai. Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có trách nhiệm và sứ mệnh quốc gia lớn. Đó là tận dụng công nghệ số, cuộc cách mạng số để góp phần thực hiện chuyển đổi số quốc gia và đi ra toàn cầu. Lấy chuyển đổi số là phương thức phát triển mới có tính đột phá để đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lấy thị trường trong nước là cái nôi để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trưởng thành và đi ra toàn cầu, Thứ trưởng Bộ TT&TT kỳ vọng.

Ngành CNTT là một trong các lực lượng quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu lớn của đất nước

Phát biểu chỉ đạo tại sự kiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Chúng ta xác định muốn đất nước đi lên thành một nước công nghiệp phát triển, có cuộc sống hoà bình, an toàn, văn hoá, có một nền sản xuất hiện đại thì phải làm nhiều việc phi thường. Để làm được vậy, chúng ta phải khơi dậy khát vọng mãnh liệt trong cả xã hội, khát vọng thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. 

Để giải quyết các vấn đề này, chúng ta cần thay đổi thể chế, sửa đổi các vướng mắc từ các thông tư, nghị định. Phải tập trung phát triển nguồn nhân lực. Muốn đạt được mục tiêu 1 triệu nhân lực CNTT, cần phải có giải pháp đặc biệt và đột phá trong đào tạo. Đại học số là một giải pháp quan trọng nhưng nếu vẫn duy trì các quy định đào tạo như trước cũng không thể đạt được mục tiêu này. 

Chúng ta đặt ra mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030. Sở dĩ chúng ta đặt mục tiêu cao như vậy là vì ngành CNTT - TT nói chung, ngành công nghệ số nói riêng là một trong vài lực lượng quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu này, đặc biệt là ngành CNTT còn dư địa rất lớn để phát triển. 

Phó Thủ tướng bày tỏ sự vui mừng khi thấy tại các gian hàng triển lãm năm nay có thêm nhiều doanh nghiệp mới, đột phá. Các doanh nghiệp lớn cần đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, tạo sân chơi, đoàn kết, tạo thành đội ngũ cùng với các doanh nghiệp khác mạnh dạn đầu tư ra thị trường nước ngoài. Lịch sử lại trao cho giới CNTT sứ mệnh là một trong những mũi nhọn mở đường trong sự nghiệp đưa đất nước tiếp tục phát triển, thoát bẫy thu nhập trung bình và người dân sống hạnh phúc hơn.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết, Bộ TT&TT thay mặt cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số cảm ơn ý kiến chỉ đạo sát sao của Phó Thủ tướng. Bộ sẽ xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch cụ thể để hiện thực hóa các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng. Định hướng của Phó Thủ tướng là kim chỉ nam, đã cổ vũ khích lệ cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số. Bộ TT&TT sẽ tiếp tục thực hiện tốt vai trò dẫn dắt, định hướng công cuộc chuyển đổi số nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là người dân hạnh phúc, đất nước phát triển. 

*Tại Diễn đàn, 52 giải pháp đã được trao Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022. Đây đều là những sản phẩm xuất sắc có tác động, ảnh hưởng lớn trong việc đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số. 

Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã trở thành một trong những sự kiện thường niên, lớn nhất và có uy tín của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Trải qua 3 năm tổ chức kể từ năm 2019, Diễn đàn đã đưa cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sang một giai đoạn mới - đó là Make in Viet Nam, là thiết kế, sáng tạo và sản xuất các sản phẩm công nghệ số Việt Nam. 

Nguồn tin: mic.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay6,553
  • Tháng hiện tại102,746
  • Tháng trước164,742
  • Tổng lượt truy cập1,842,773
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây