Ngành nông nghiệp Bình Dương đẩy mạnh chuyển đổi sốMới
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Dương đã tập trung xây dựng và phát triển nền tảng chuyển đổi số (CĐS) với các nhiệm vụ trọng tâm như: chuyển đổi nhận thức, kiến tạo thể chế, phát triển hạ tầng số, nền tảng dữ liệu số…
Theo Sở NN&PTNT Bình Dương, mục tiêu chung của dự thảo quyết định về việc phê duyệt kế hoạch CĐS ngành NN&PTNT tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến năm 2030 là thực hiện CĐS mạnh mẽ trong công tác quản lý để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển ngành NN&PTNT. Cùng với đó, ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi và hiệu quả trong hoạt động của sở làm cơ sở phục vụ công tác cải cách hành chính, nâng cao năng suất lao động, góp phần hiện đại hóa nền hành chính, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin.
Ngành nông nghiệp Bình Dương đã triển khai thực hiện Kế hoạch số 3248/ KH-UBND của UBND tỉnh về kế hoạch phát triển thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, đồng thời cập nhật thông tin, nâng cao kiến thức, kỹ năng CĐS thực hiện một số giải pháp trong quản lý, tổ chức sản xuất, bán sản phẩm nông sản thông qua các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, các kênh bán hàng trực tuyến… Theo số liệu thống kê, đến nay đã có hơn 17.000 tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp đăng ký tài khoản để giao dịch mua - bán trên sàn TMĐT.
Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, CĐS trong nông nghiệp là một định hướng tất yếu, đặc biệt là các giải pháp số hóa dữ liệu trong quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc và tổ chức các hoạt động TMĐT. Cụ thể như các giải pháp về quản lý, cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản và bán hàng thông qua các ứng dụng trực tuyến. Dù bước đầu có thể còn bỡ ngỡ nhưng đây là xu hướng tất yếu để nắm bắt, ứng dụng càng sớm càng có lợi thế trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Các trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã sớm ứng dụng vào sản xuất, khai thác hết tiềm năng của nông nghiệp.
Xác định được CĐS là giải pháp hiện đại hóa ngành nông nghiệp, trong năm 2022 ngành NN&PTNT tỉnh đã tập trung thực hiện các nội dung về CĐS, xây dựng và phát triển nền tảng CĐS với các nhiệm vụ trọng tâm như: chuyển đổi nhận thức, kiến tạo thể chế, phát triển hạ tầng số, nền tảng dữ liệu số; Rà soát các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản hóa hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số, phấn đấu 100% thủ tục hành chính phát sinh hồ sơ thực hiện mức độ 4 trên phần mềm một cửa điện tử của tỉnh.
Cùng với đó, phát triển TMĐT trong tiêu thụ nông sản, phấn đấu toàn bộ sản phẩm OCOP khi được UBND tỉnh công nhận đều đưa lên các sàn TMĐT; Triển khai áp dụng các hệ thống phần mềm quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc cho các cơ sở, doanh nghiệp tham gia vào các sàn TMĐT./.
Theo Sở NN&PTNT Bình Dương, mục tiêu chung của dự thảo quyết định về việc phê duyệt kế hoạch CĐS ngành NN&PTNT tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến năm 2030 là thực hiện CĐS mạnh mẽ trong công tác quản lý để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển ngành NN&PTNT. Cùng với đó, ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi và hiệu quả trong hoạt động của sở làm cơ sở phục vụ công tác cải cách hành chính, nâng cao năng suất lao động, góp phần hiện đại hóa nền hành chính, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin.
Ngành nông nghiệp Bình Dương đã triển khai thực hiện Kế hoạch số 3248/ KH-UBND của UBND tỉnh về kế hoạch phát triển thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, đồng thời cập nhật thông tin, nâng cao kiến thức, kỹ năng CĐS thực hiện một số giải pháp trong quản lý, tổ chức sản xuất, bán sản phẩm nông sản thông qua các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, các kênh bán hàng trực tuyến… Theo số liệu thống kê, đến nay đã có hơn 17.000 tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp đăng ký tài khoản để giao dịch mua - bán trên sàn TMĐT.
Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, CĐS trong nông nghiệp là một định hướng tất yếu, đặc biệt là các giải pháp số hóa dữ liệu trong quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc và tổ chức các hoạt động TMĐT. Cụ thể như các giải pháp về quản lý, cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản và bán hàng thông qua các ứng dụng trực tuyến. Dù bước đầu có thể còn bỡ ngỡ nhưng đây là xu hướng tất yếu để nắm bắt, ứng dụng càng sớm càng có lợi thế trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Các trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã sớm ứng dụng vào sản xuất, khai thác hết tiềm năng của nông nghiệp.
Xác định được CĐS là giải pháp hiện đại hóa ngành nông nghiệp, trong năm 2022 ngành NN&PTNT tỉnh đã tập trung thực hiện các nội dung về CĐS, xây dựng và phát triển nền tảng CĐS với các nhiệm vụ trọng tâm như: chuyển đổi nhận thức, kiến tạo thể chế, phát triển hạ tầng số, nền tảng dữ liệu số; Rà soát các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản hóa hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số, phấn đấu 100% thủ tục hành chính phát sinh hồ sơ thực hiện mức độ 4 trên phần mềm một cửa điện tử của tỉnh.
Cùng với đó, phát triển TMĐT trong tiêu thụ nông sản, phấn đấu toàn bộ sản phẩm OCOP khi được UBND tỉnh công nhận đều đưa lên các sàn TMĐT; Triển khai áp dụng các hệ thống phần mềm quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc cho các cơ sở, doanh nghiệp tham gia vào các sàn TMĐT./.
Nguồn tin: mic.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Đang truy cập39
- Hôm nay3,496
- Tháng hiện tại112,563
- Tháng trước176,560
- Tổng lượt truy cập1,687,848