Thông tin cơ sở là bộ phận quan trọng trong công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước ta, có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở; phổ biến thông tin thiết thực đến đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị và đông đảo người dân; là phương tiện chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cơ sở. Có thể nói rằng, hệ thống thông tin cơ sở đã đóng góp vai trò rất lớn trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về luật pháp nói chung và phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng. Phóng viên Cổng TTĐT của Bộ TT&TT đã phỏng vấn ông Nguyễn Bá Hảo, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nghệ An để hiểu rõ hơn về vấn đề thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
*PV: Xin ông cho biết những nét khái quát về hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian qua?
Hầu hết các đài truyền thanh cơ sở tại các xã hiện đang sử dụng công nghệ truyền thanh không dây. Có 288/376 xã sử dụng hệ thống đài truyền thanh không dây, chiếm 76,60%. Có 72/376 xã sử dụng hệ thống đài truyền thanh có dây, chiếm 19,15%. Có 4/434 xã sử dụng cả hệ thống đài truyền thanh có dây và không dây, chiếm 1,06% trong đó có 02 xã do sát nhập từ các xã khác. Có 12 xã sử dụng hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin, chiếm 3,19%.
Một số đài truyền thanh cơ sở sử dụng công nghệ lạc hậu, công nghệ tăng âm đấu với các loa nằm rải rác trên địa bàn. Nhiều cụm đã bị xuống cấp cần tu sửa, bảo dưỡng. Các thiết bị máy phát, máy thu, tăng âm… tại nhiều đài truyền thanh cơ sở, đặc biệt là ở vùng miền núi, được lắp đặt từ nhiều năm trước, sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu. Nhiều đài được đầu tư từ trước năm 2007, thậm chí có những đài được đầu tư từ những năm 1995, 1997 của các hãng, như: Transmiter, Tesco, Viện Vật lý…
Thông tin cơ sở đóng vài trò hết sức quan trọng trong việc thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước đến với người dân, nhất là các xã nông thôn, miền núi. Thông tin cơ sở có nhiều hình thức, tuy nhiên, hình thức phổ biến nhất là đài truyền thanh xã. Do đó, trong nhiều năm qua, Nghệ An rất chú trọng vào việc phát triển hệ thống đài truyền thanh xã thông qua nhiều chương trình, dự án như giảm nghèo bền vững, nông thôn mới…
Mặc dù vậy, với số lượng 460 xã, phường, thị trấn, việc bảo đảm cho 100% các xã có đài truyền thanh, phủ sóng đến 100% các thôn, bản hiện nay chưa đạt được do thiếu nguồn vốn, hạn chế về hạ tầng, nhất là các xã miền núi cao, xã đặc biệt khó khăn, biên giới.
*PV: Nghệ An triển khai hệ thống truyền thanh thông minh (truyền thanh ứng dụng CNTT-TT) đã và đang phát huy giá trị như thế nào, theo ông?
*Ông Nguyễn Bá Hảo: Truyền thanh thông minh (ứng dụng CNTT-VT) là giải pháp rất tốt, khắc phục được nhiều nhược điểm của các hệ thống truyền thanh truyền thống, nhất là nâng cao chất lượng âm thanh và khắc phục hạn chế về khu vực phủ sóng. Quan điểm nhất quán của Nghệ An là không tiếp tục đầu tư các đài truyền thanh truyền thống (chỉ duy trì đến khi xuống cấp, hư hỏng) mà chuyển sang hệ thống truyền thanh thông minh. Tính đến hết tháng 8/2022, Nghệ An đã có 78 đài CNTT-VT/460 xã, phường, thị trấn, đạt tỷ lệ 17%.
Theo đánh giá từ chính quyền và người dân được hưởng thụ, đài truyền thanh thông minh đã thay đổi cách thức triển khai, vận hành, khai thác hệ thống một cách tích cực, giảm thiểu thời gian, công sức cho cán bộ phụ trách; linh hoạt trong các chế độ phát sóng. Chất lượng âm thanh tốt hơn nhiều so với các giải pháp truyền thống. Với hệ thống truyền thanh thông minh, người dân ở khắp mọi miền có thể nghe được đài, không phụ thuộc vào khoảng cách, vùng phủ sóng mà trước đây các hệ thống FM, có đây không làm được.
*PV: Việc triển khai ứng dụng truyền thanh thông minh trên địa bàn tỉnh có gặp những khó khăn, trở ngại gì, thưa ông?
*Ông Nguyễn Bá Hảo: Có hai khó khăn lớn nhất khi triển khai đài truyền thanh thông minh ở Nghệ An:
Một là: Nghệ An vẫn đang là tỉnh khó khăn, nguồn kinh phí cho đài truyền thanh cấp xã rất hạn chế, trong khi nhu cầu thông minh hóa các hệ thống đài truyền thanh hiện nay và đầu tư mới là rất lớn.
Hạ tầng viễn thông tại các xã vùng sâu, vùng xa còn yếu, nhiều thôn, bản chưa có sóng viễn thông hoặc chất lượng thấp, không đáp ứng yêu cầu triển khai hệ thống truyền thanh.
*PV: Để phát huy vai trò của hệ thống truyền thanh thông minh tại cơ sở, Nghệ An đã có những giải pháp như thế nào, theo ông?
*Ông Nguyễn Bá Hảo: Để thúc đầy phát triển đài truyền thanh thông minh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, ngày 12/10/2021, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 3752/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động, từng bước hiện đại hóa hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025” với mục tiêu đến năm 2025 có 100% xã có đài truyền thanh, trong đó có ít nhất 20% xã có đài truyền thanh thông minh; 100% cán bộ đài truyền thanh được tập huấn nâng cao năng lực thông tin cơ sở.
Tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông ưu tiên phát triển hạ tầng viễn thông vùng sâu, vùng xa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật triển khai hệ thống truyền thanh thông minh.
Vận dụng các nguồn lực từ Trung ương, bố trí ngân sách tỉnh, huyện, xã và các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác để đầu tư, nâng cấp hệ thống truyền thanh thông minh theo lộ trình của Bộ TTTT và Kế hoạch của UBND tỉnh, phấn đấu đến năm 2025, 100% xã có đài truyền thanh. Theo Đề án số 3752/QĐ-UBND./.
*PV: Xin ông cho biết những nét khái quát về hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian qua?
Hầu hết các đài truyền thanh cơ sở tại các xã hiện đang sử dụng công nghệ truyền thanh không dây. Có 288/376 xã sử dụng hệ thống đài truyền thanh không dây, chiếm 76,60%. Có 72/376 xã sử dụng hệ thống đài truyền thanh có dây, chiếm 19,15%. Có 4/434 xã sử dụng cả hệ thống đài truyền thanh có dây và không dây, chiếm 1,06% trong đó có 02 xã do sát nhập từ các xã khác. Có 12 xã sử dụng hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin, chiếm 3,19%.
Một số đài truyền thanh cơ sở sử dụng công nghệ lạc hậu, công nghệ tăng âm đấu với các loa nằm rải rác trên địa bàn. Nhiều cụm đã bị xuống cấp cần tu sửa, bảo dưỡng. Các thiết bị máy phát, máy thu, tăng âm… tại nhiều đài truyền thanh cơ sở, đặc biệt là ở vùng miền núi, được lắp đặt từ nhiều năm trước, sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu. Nhiều đài được đầu tư từ trước năm 2007, thậm chí có những đài được đầu tư từ những năm 1995, 1997 của các hãng, như: Transmiter, Tesco, Viện Vật lý…
Thông tin cơ sở đóng vài trò hết sức quan trọng trong việc thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước đến với người dân, nhất là các xã nông thôn, miền núi. Thông tin cơ sở có nhiều hình thức, tuy nhiên, hình thức phổ biến nhất là đài truyền thanh xã. Do đó, trong nhiều năm qua, Nghệ An rất chú trọng vào việc phát triển hệ thống đài truyền thanh xã thông qua nhiều chương trình, dự án như giảm nghèo bền vững, nông thôn mới…
Mặc dù vậy, với số lượng 460 xã, phường, thị trấn, việc bảo đảm cho 100% các xã có đài truyền thanh, phủ sóng đến 100% các thôn, bản hiện nay chưa đạt được do thiếu nguồn vốn, hạn chế về hạ tầng, nhất là các xã miền núi cao, xã đặc biệt khó khăn, biên giới.
*PV: Nghệ An triển khai hệ thống truyền thanh thông minh (truyền thanh ứng dụng CNTT-TT) đã và đang phát huy giá trị như thế nào, theo ông?
*Ông Nguyễn Bá Hảo: Truyền thanh thông minh (ứng dụng CNTT-VT) là giải pháp rất tốt, khắc phục được nhiều nhược điểm của các hệ thống truyền thanh truyền thống, nhất là nâng cao chất lượng âm thanh và khắc phục hạn chế về khu vực phủ sóng. Quan điểm nhất quán của Nghệ An là không tiếp tục đầu tư các đài truyền thanh truyền thống (chỉ duy trì đến khi xuống cấp, hư hỏng) mà chuyển sang hệ thống truyền thanh thông minh. Tính đến hết tháng 8/2022, Nghệ An đã có 78 đài CNTT-VT/460 xã, phường, thị trấn, đạt tỷ lệ 17%.
Theo đánh giá từ chính quyền và người dân được hưởng thụ, đài truyền thanh thông minh đã thay đổi cách thức triển khai, vận hành, khai thác hệ thống một cách tích cực, giảm thiểu thời gian, công sức cho cán bộ phụ trách; linh hoạt trong các chế độ phát sóng. Chất lượng âm thanh tốt hơn nhiều so với các giải pháp truyền thống. Với hệ thống truyền thanh thông minh, người dân ở khắp mọi miền có thể nghe được đài, không phụ thuộc vào khoảng cách, vùng phủ sóng mà trước đây các hệ thống FM, có đây không làm được.
*PV: Việc triển khai ứng dụng truyền thanh thông minh trên địa bàn tỉnh có gặp những khó khăn, trở ngại gì, thưa ông?
*Ông Nguyễn Bá Hảo: Có hai khó khăn lớn nhất khi triển khai đài truyền thanh thông minh ở Nghệ An:
Một là: Nghệ An vẫn đang là tỉnh khó khăn, nguồn kinh phí cho đài truyền thanh cấp xã rất hạn chế, trong khi nhu cầu thông minh hóa các hệ thống đài truyền thanh hiện nay và đầu tư mới là rất lớn.
Hạ tầng viễn thông tại các xã vùng sâu, vùng xa còn yếu, nhiều thôn, bản chưa có sóng viễn thông hoặc chất lượng thấp, không đáp ứng yêu cầu triển khai hệ thống truyền thanh.
*PV: Để phát huy vai trò của hệ thống truyền thanh thông minh tại cơ sở, Nghệ An đã có những giải pháp như thế nào, theo ông?
*Ông Nguyễn Bá Hảo: Để thúc đầy phát triển đài truyền thanh thông minh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, ngày 12/10/2021, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 3752/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động, từng bước hiện đại hóa hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025” với mục tiêu đến năm 2025 có 100% xã có đài truyền thanh, trong đó có ít nhất 20% xã có đài truyền thanh thông minh; 100% cán bộ đài truyền thanh được tập huấn nâng cao năng lực thông tin cơ sở.
Tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông ưu tiên phát triển hạ tầng viễn thông vùng sâu, vùng xa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật triển khai hệ thống truyền thanh thông minh.
Vận dụng các nguồn lực từ Trung ương, bố trí ngân sách tỉnh, huyện, xã và các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác để đầu tư, nâng cấp hệ thống truyền thanh thông minh theo lộ trình của Bộ TTTT và Kế hoạch của UBND tỉnh, phấn đấu đến năm 2025, 100% xã có đài truyền thanh. Theo Đề án số 3752/QĐ-UBND./.
Nguồn tin: mic.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn