Tích cực chuyển đổi số, thực hiện các mục tiêu phát triển chính quyền số, kinh tế số, hướng đến xã hội số. Đó là yêu cầu được đặt ra với các cấp, ngành ở Nghệ An nói riêng trong giai đoạn mới nhằm tăng khả năng, cơ hội kết nối, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Phóng viên Cổng TTĐT đã có buổi làm việc và phỏng vấn đại diện UBND tỉnh Nghệ An về tình hình chuyển đổi số tại đia phương trong thời gian qua.
Theo đó, về tham mưu, đề xuất ban hành Nghị quyết của cấp ủy Đảng về chuyển đổi số, xây dựng và ban hành Kế hoạch tổng thể giai đoạn 5 năm, Kế hoạch hành động hàng năm về chuyển đổi số: UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025. Đến nay, dự thảo các văn bản đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thông qua và đang hoàn thiện các bước tiếp theo để ban hành theo đúng quy định.
Về ban hành kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1974/QĐ-UBND ngày 30/05/2019 phê duyệt điều chỉnh kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh năm 2019. Bộ kiến trúc này đã tiếp thu, nghiên cứu chỉnh sửa phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 được ban hành tại Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. UBND tỉnh đã tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về quản lý, duy trì, cập nhật và tuân thủ kiến trúc Chính phủ điện tử thông qua việc in ấn tài liệu kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh và giao Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện, xử lý, khắc phục các trường hợp không tuân thủ.
Về tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về việc tăng cường quản lý đầu tư, bảo đảm hiệu quả khi ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số, chuyển đổi số sử dụng ngân sách Nhà nước: UBND tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến Văn bản số 639/BTTTT-THH ngày 28/2/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông tới các sở, ban, ngành, địa phương; đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai Nghị định số 73/2014/NĐ-CP ngày 5/9/2013 của Chính phủ về Quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp lý có liên quan đến Nghị định này.
Về tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về 2 nguyên tắc bảo đảm an toàn, an ninh mạng: UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông thành lập tổ đảm bảo an toàn thông tin, ứng cứu sự cố máy tính trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ: Tết Nguyên đán; Tết Dương lịch; các ngày 30/4, 1/5, 19/5. Trong 6 tháng đầu năm 2022 đã tổ chức 1 lớp đào tạo kiến thức chuyên sâu về ATTT cho cán bộ chuyên trách CNTT của các sở, ngành, địa phương xen kẽ với 1 đợt diễn tập ứng cứu sự cố CNTT và ATTT; tổ chức 2 lớp cho cán bộ, lãnh đạo và 2 lớp cho cán bộ, công chức các kiến thức cơ bản về ATTT.
Thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng: Để đảm bảo chất lượng, tập trung nguồn lực triển khai, Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất triển khai thí điểm Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương: Xã Thành Sơn (Anh Sơn); xã Minh Hợp (Quỳ Hợp); xã Khánh Hợp (Nghi Lộc). Đến nay, đã thành lập được 3 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, 32 tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn, xóm. Hiện đang trong quá trình triển khai thí điểm, dự kiến tổ chức tổng kết đánh giá và triển khai nhân rộng trong tháng 12/2022.
Ban hành Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số: Hiện nội dung này đã được đưa vào dự thảo kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh, dự kiến ban hành kế hoạch trong tháng 7/2022.
Ban hành Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số: UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 5010/UBND-TH ngày 6/7/2022 về việc tập trung nghiên cứu và triển khai các nền tảng số trên địa bàn tỉnh Nghệ An chỉ đạo các sở, ban, ngành triển khai các nền tảng phục vụ chính quyền, doanh nghiệp, người dân theo đúng định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tổ chức triển khai kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử: UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 589/KH-UBND ngày 18/10/2021 về việc hỗ trợ đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An năm 2021, 2022 và định hướng đến năm 2025.
Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và mở rộng kết nối, giám sát, kiểm soát truy cập tập trung mạng truyền số liệu chuyên dùng: Hiện nay, tỉnh Nghệ An đã triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng đến hơn 870 đơn vị 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương để triển khai hệ thống quản lý, giám sát, kiểm soát truy cập tập trung hệ thống mạng này.
Ban hành Kế hoạch sử dụng hoặc dịch chuyển lên nền tảng điện toán đám mây: Hiện nay, hầu hết các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh Nghệ An đang được triển khai theo hình thức thuê dịch vụ. Các yêu cầu trong hợp đồng thuê dịch vụ đều quy định các hệ thống phải được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây, đặt tại trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn Tier 3.
Công bố công khai danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3624/QĐ-UBND ngày 5/10/2021 về việc ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Nghệ An và chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thống xây dựng Hệ thống thu thập, thẩm định và chia sẻ dữ liệu tỉnh Nghệ An, hướng tới hình thành cổng dữ liệu mở của tỉnh.
Thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Nhà nước thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP): Tỉnh Nghệ An đã hoàn thành việc xây dựng nền tảng kết nối, chia sẻ tích hợp dữ liệu LGSP: Thử nghiệm thành công các API kết nối LGSP - NGSP (tại các sở, ngành: Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội, cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách Bộ Tài chính) và đã chuẩn bị cho việc tích hợp các dịch vụ dùng chung khác vào hệ thống tích hợp trục liên thông văn bản VXP thay thế cho trục eDOC vào hệ thống LGSP; hoàn thành thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với một số hệ thống thông tin của bộ, ngành Trung ương thông qua nền tảng kết nối, chia sẻ, tích hợp dữ liệu quốc gia (như: Dịch vụ Đăng ký lý lịch tư pháp, dịch vụ Bưu chính công ích, Cơ sở dữ liệu Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp).
Triển khai hoặc thí điểm triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp bộ, cấp tỉnh: UBND tỉnh đang triển khai thí điểm nền tảng này tại Trung tâm Điều hành thông minh của tỉnh và UBND thành phố Vinh; đồng thời thực hiện thí điểm tại một số địa phương như: UBND thị xã Hoàng Mai, UBND huyện Thanh Chương.
Ban hành Kế hoạch thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao hiệu quả: UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 3615/UBND-KSTT ngày 23/5/2022 về việc đôn đốc, thúc đẩy hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương đặc biệt chú trọng tới việc rà soát, tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành chính sách giảm lệ phí nếu thực hiện thủ tục hành chính theo hình thức trực tuyến; giao chỉ tiêu về tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đến từng sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phổ biến, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Thực hiện kết nối Cổng Thông tin điện tử, Cổng Dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống một cửa điện tử thành hệ thống giải quyết thủ tục hành chính: Nội dung này đã hoàn thành từ ngày 24/2/2022. Ngoài ra, hệ thống đã được kết nối với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số để đánh giá, đo lường, công bố trực tuyến mức độ, chất lượng cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến.
Triển khai hoặc thí điểm triển khai trợ lý ảo trong cơ quan Nhà nước để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiệu quả và năng suất lao động: UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, triển khai phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Ban hành Chương trình đánh giá xác định chỉ số mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số: UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 15/4/2022 về Triển khai chương trình xác định chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đang tập trung triển khai theo đúng kế hoạch đã ban hành.
Ban hành Kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế: UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 31/3/2022 về triển khai thực hiện đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025. Nội dung quan trọng của kế hoạch này là thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung, mô hình chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Nghệ An, Báo Nghệ An, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã xây dựng chuyên trang về chuyển đổi số nhằm liên tục cập nhật, chia sẻ bài học, kinh nghiệm chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương. Các thông tin về cẩm nang chuyển đổi số https://dx.mic.gov.vn và các thông tin tại địa chỉ https://t63.mic.gov.vn cũng được tiếp thu, chia sẻ trên các chuyên trang này. Ngoài ra, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4845/QĐ-UBND ngày 14/12/2021 phê duyệt tổ chức, cá nhân chủ trì và thuyết minh Đề tài “Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT và đề xuất giải pháp, mô hình chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Theo đó, sẽ tổ chức xây dựng mô hình chuyển đổi số cấp xã tại các địa phương: Xã Thành Sơn (Anh Sơn); xã Minh Hợp (Quỳ Hợp); xã Khánh Hợp (Nghi Lộc). Thời gian dự kiến triển khai thí điểm từ ngày 1/6/2022 đến ngày 1/12/2022.
Định kỳ hàng năm thực hiện đo lường, đánh giá, công bố xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý: UBND tỉnh đã có Công văn số 4096/UBND-TH ngày 7/6/2022 về việc phê duyệt xây dựng phần mềm phục vụ đánh giá chỉ số chuyển đổi số của sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng bộ chỉ số và phần mềm đánh giá chỉ số chuyển đổi số của sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh. Dự kiến đưa vào vận hành từ năm 2023 để kịp thời đánh giá xếp hạng chỉ số năm 2022.
Đẩy mạnh chuyển đổi số ở các lĩnh vực
Vừa qua vào ngày 15/9/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kế hoạch số 630/KH-UBND về Chuyển đổi số hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu đặt ra trong kế hoạch là đến năm 2025, từng bước đầu tư, phát triển hệ thống thư viện công cộng trở thành thư viện hiện đại, triển khai hạ tầng thiết bị đồng bộ, tự động hoá chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng các phần mềm quản trị thư viện tích hợp, thư viện số vào hoạt động thư viện; triển khai liên thông, tạo lập chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin giữa các thư viện trong tỉnh và cả nước. Kế hoạch đề ra chỉ tiêu cụ thể, đến năm 2025: 80% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học tại Thư viện tỉnh và các thư viện cấp huyện, xã thu thập, quản lý được số hóa; 100% cán bộ quản lý, người làm công tác thư viện được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng quản lý, vận hành thư viện hiện đại.
Cũng theo kế hoạch, định hướng đến năm 2030: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thư viện số, số hóa tài liệu bảo đảm cung cấp dịch vụ thư viện hiệu quả cho người sử dụng; 100% thư viện cấp huyện được sử dụng phần mềm thư viện điện tử do Thư viện tỉnh triển khai, hướng đến hệ thống thư viện tập trung, bảo đảm tính liên thông, chia sẻ tài nguyên thuận tiện.
Ông Nguyễn Đình Mỹ – Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An cho biết, hiện 100% hồ sơ thủ tục hành chính khi người dân, doanh nghiệp trình qua trung tâm đều được số hóa.Hoạt động này góp phần liên kết giữa các sở, ngành trong xử lý hồ sơ và theo dõi tiến độ thực hiện một cách thuận tiện, minh bạch. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2022, hơn 96,57% hồ sơ thủ tục được giải quyết đúng hạn và trước thời hạn, chỉ còn hơn 3% hồ sơ quá hạn vì nhiều nguyên nhân được chuyển tiếp xử lý. Theo đánh giá của các sở ngành, đến nay, 100% cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận Một cửa các sở, ban, ngành được cấp chứng thư số.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An xác định chuyển đổi số là giải pháp đột phá trong cải cách hành chính giai đoạn 2021 – 2030. Chuyển đổi số cũng là chủ đề cải cách hành chính năm 2022. UBND tỉnh đã kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, ban hành Công văn số 5010/UBND-TH ngày 06/07/2022 về việc tập trung nghiên cứu và triển khai các nền tảng số trên địa bàn tỉnh Nghệ An; chỉ đạo các sở, ban, ngành triển khai các nền tảng phục vụ chính quyền, doanh nghiệp, người dân theo đúng định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, về tham mưu, đề xuất ban hành Nghị quyết của cấp ủy Đảng về chuyển đổi số, xây dựng và ban hành Kế hoạch tổng thể giai đoạn 5 năm, Kế hoạch hành động hàng năm về chuyển đổi số: UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025. Đến nay, dự thảo các văn bản đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thông qua và đang hoàn thiện các bước tiếp theo để ban hành theo đúng quy định.
Về ban hành kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1974/QĐ-UBND ngày 30/05/2019 phê duyệt điều chỉnh kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh năm 2019. Bộ kiến trúc này đã tiếp thu, nghiên cứu chỉnh sửa phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 được ban hành tại Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. UBND tỉnh đã tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về quản lý, duy trì, cập nhật và tuân thủ kiến trúc Chính phủ điện tử thông qua việc in ấn tài liệu kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh và giao Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện, xử lý, khắc phục các trường hợp không tuân thủ.
Về tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về việc tăng cường quản lý đầu tư, bảo đảm hiệu quả khi ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số, chuyển đổi số sử dụng ngân sách Nhà nước: UBND tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến Văn bản số 639/BTTTT-THH ngày 28/2/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông tới các sở, ban, ngành, địa phương; đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai Nghị định số 73/2014/NĐ-CP ngày 5/9/2013 của Chính phủ về Quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp lý có liên quan đến Nghị định này.
Về tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về 2 nguyên tắc bảo đảm an toàn, an ninh mạng: UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông thành lập tổ đảm bảo an toàn thông tin, ứng cứu sự cố máy tính trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ: Tết Nguyên đán; Tết Dương lịch; các ngày 30/4, 1/5, 19/5. Trong 6 tháng đầu năm 2022 đã tổ chức 1 lớp đào tạo kiến thức chuyên sâu về ATTT cho cán bộ chuyên trách CNTT của các sở, ngành, địa phương xen kẽ với 1 đợt diễn tập ứng cứu sự cố CNTT và ATTT; tổ chức 2 lớp cho cán bộ, lãnh đạo và 2 lớp cho cán bộ, công chức các kiến thức cơ bản về ATTT.
Thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng: Để đảm bảo chất lượng, tập trung nguồn lực triển khai, Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất triển khai thí điểm Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương: Xã Thành Sơn (Anh Sơn); xã Minh Hợp (Quỳ Hợp); xã Khánh Hợp (Nghi Lộc). Đến nay, đã thành lập được 3 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, 32 tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn, xóm. Hiện đang trong quá trình triển khai thí điểm, dự kiến tổ chức tổng kết đánh giá và triển khai nhân rộng trong tháng 12/2022.
Ban hành Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số: Hiện nội dung này đã được đưa vào dự thảo kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh, dự kiến ban hành kế hoạch trong tháng 7/2022.
Ban hành Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số: UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 5010/UBND-TH ngày 6/7/2022 về việc tập trung nghiên cứu và triển khai các nền tảng số trên địa bàn tỉnh Nghệ An chỉ đạo các sở, ban, ngành triển khai các nền tảng phục vụ chính quyền, doanh nghiệp, người dân theo đúng định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tổ chức triển khai kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử: UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 589/KH-UBND ngày 18/10/2021 về việc hỗ trợ đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An năm 2021, 2022 và định hướng đến năm 2025.
Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và mở rộng kết nối, giám sát, kiểm soát truy cập tập trung mạng truyền số liệu chuyên dùng: Hiện nay, tỉnh Nghệ An đã triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng đến hơn 870 đơn vị 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương để triển khai hệ thống quản lý, giám sát, kiểm soát truy cập tập trung hệ thống mạng này.
Ban hành Kế hoạch sử dụng hoặc dịch chuyển lên nền tảng điện toán đám mây: Hiện nay, hầu hết các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh Nghệ An đang được triển khai theo hình thức thuê dịch vụ. Các yêu cầu trong hợp đồng thuê dịch vụ đều quy định các hệ thống phải được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây, đặt tại trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn Tier 3.
Công bố công khai danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3624/QĐ-UBND ngày 5/10/2021 về việc ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Nghệ An và chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thống xây dựng Hệ thống thu thập, thẩm định và chia sẻ dữ liệu tỉnh Nghệ An, hướng tới hình thành cổng dữ liệu mở của tỉnh.
Thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Nhà nước thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP): Tỉnh Nghệ An đã hoàn thành việc xây dựng nền tảng kết nối, chia sẻ tích hợp dữ liệu LGSP: Thử nghiệm thành công các API kết nối LGSP - NGSP (tại các sở, ngành: Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội, cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách Bộ Tài chính) và đã chuẩn bị cho việc tích hợp các dịch vụ dùng chung khác vào hệ thống tích hợp trục liên thông văn bản VXP thay thế cho trục eDOC vào hệ thống LGSP; hoàn thành thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với một số hệ thống thông tin của bộ, ngành Trung ương thông qua nền tảng kết nối, chia sẻ, tích hợp dữ liệu quốc gia (như: Dịch vụ Đăng ký lý lịch tư pháp, dịch vụ Bưu chính công ích, Cơ sở dữ liệu Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp).
Triển khai hoặc thí điểm triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp bộ, cấp tỉnh: UBND tỉnh đang triển khai thí điểm nền tảng này tại Trung tâm Điều hành thông minh của tỉnh và UBND thành phố Vinh; đồng thời thực hiện thí điểm tại một số địa phương như: UBND thị xã Hoàng Mai, UBND huyện Thanh Chương.
Ban hành Kế hoạch thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao hiệu quả: UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 3615/UBND-KSTT ngày 23/5/2022 về việc đôn đốc, thúc đẩy hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương đặc biệt chú trọng tới việc rà soát, tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành chính sách giảm lệ phí nếu thực hiện thủ tục hành chính theo hình thức trực tuyến; giao chỉ tiêu về tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đến từng sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phổ biến, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Thực hiện kết nối Cổng Thông tin điện tử, Cổng Dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống một cửa điện tử thành hệ thống giải quyết thủ tục hành chính: Nội dung này đã hoàn thành từ ngày 24/2/2022. Ngoài ra, hệ thống đã được kết nối với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số để đánh giá, đo lường, công bố trực tuyến mức độ, chất lượng cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến.
Triển khai hoặc thí điểm triển khai trợ lý ảo trong cơ quan Nhà nước để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiệu quả và năng suất lao động: UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, triển khai phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Ban hành Chương trình đánh giá xác định chỉ số mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số: UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 15/4/2022 về Triển khai chương trình xác định chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đang tập trung triển khai theo đúng kế hoạch đã ban hành.
Ban hành Kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế: UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 31/3/2022 về triển khai thực hiện đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025. Nội dung quan trọng của kế hoạch này là thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung, mô hình chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Nghệ An, Báo Nghệ An, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã xây dựng chuyên trang về chuyển đổi số nhằm liên tục cập nhật, chia sẻ bài học, kinh nghiệm chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương. Các thông tin về cẩm nang chuyển đổi số https://dx.mic.gov.vn và các thông tin tại địa chỉ https://t63.mic.gov.vn cũng được tiếp thu, chia sẻ trên các chuyên trang này. Ngoài ra, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4845/QĐ-UBND ngày 14/12/2021 phê duyệt tổ chức, cá nhân chủ trì và thuyết minh Đề tài “Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT và đề xuất giải pháp, mô hình chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Theo đó, sẽ tổ chức xây dựng mô hình chuyển đổi số cấp xã tại các địa phương: Xã Thành Sơn (Anh Sơn); xã Minh Hợp (Quỳ Hợp); xã Khánh Hợp (Nghi Lộc). Thời gian dự kiến triển khai thí điểm từ ngày 1/6/2022 đến ngày 1/12/2022.
Định kỳ hàng năm thực hiện đo lường, đánh giá, công bố xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý: UBND tỉnh đã có Công văn số 4096/UBND-TH ngày 7/6/2022 về việc phê duyệt xây dựng phần mềm phục vụ đánh giá chỉ số chuyển đổi số của sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng bộ chỉ số và phần mềm đánh giá chỉ số chuyển đổi số của sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh. Dự kiến đưa vào vận hành từ năm 2023 để kịp thời đánh giá xếp hạng chỉ số năm 2022.
Đẩy mạnh chuyển đổi số ở các lĩnh vực
Vừa qua vào ngày 15/9/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kế hoạch số 630/KH-UBND về Chuyển đổi số hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu đặt ra trong kế hoạch là đến năm 2025, từng bước đầu tư, phát triển hệ thống thư viện công cộng trở thành thư viện hiện đại, triển khai hạ tầng thiết bị đồng bộ, tự động hoá chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng các phần mềm quản trị thư viện tích hợp, thư viện số vào hoạt động thư viện; triển khai liên thông, tạo lập chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin giữa các thư viện trong tỉnh và cả nước. Kế hoạch đề ra chỉ tiêu cụ thể, đến năm 2025: 80% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học tại Thư viện tỉnh và các thư viện cấp huyện, xã thu thập, quản lý được số hóa; 100% cán bộ quản lý, người làm công tác thư viện được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng quản lý, vận hành thư viện hiện đại.
Cũng theo kế hoạch, định hướng đến năm 2030: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thư viện số, số hóa tài liệu bảo đảm cung cấp dịch vụ thư viện hiệu quả cho người sử dụng; 100% thư viện cấp huyện được sử dụng phần mềm thư viện điện tử do Thư viện tỉnh triển khai, hướng đến hệ thống thư viện tập trung, bảo đảm tính liên thông, chia sẻ tài nguyên thuận tiện.
Ông Nguyễn Đình Mỹ – Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An cho biết, hiện 100% hồ sơ thủ tục hành chính khi người dân, doanh nghiệp trình qua trung tâm đều được số hóa.Hoạt động này góp phần liên kết giữa các sở, ngành trong xử lý hồ sơ và theo dõi tiến độ thực hiện một cách thuận tiện, minh bạch. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2022, hơn 96,57% hồ sơ thủ tục được giải quyết đúng hạn và trước thời hạn, chỉ còn hơn 3% hồ sơ quá hạn vì nhiều nguyên nhân được chuyển tiếp xử lý. Theo đánh giá của các sở ngành, đến nay, 100% cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận Một cửa các sở, ban, ngành được cấp chứng thư số.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An xác định chuyển đổi số là giải pháp đột phá trong cải cách hành chính giai đoạn 2021 – 2030. Chuyển đổi số cũng là chủ đề cải cách hành chính năm 2022. UBND tỉnh đã kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, ban hành Công văn số 5010/UBND-TH ngày 06/07/2022 về việc tập trung nghiên cứu và triển khai các nền tảng số trên địa bàn tỉnh Nghệ An; chỉ đạo các sở, ban, ngành triển khai các nền tảng phục vụ chính quyền, doanh nghiệp, người dân theo đúng định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nguồn tin: mic.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn