Lời giải cho bài toán tăng năng suất lao động chính là kinh tế số dựa trên nền tảng công nghệ

Thứ năm - 25/01/2024 22:36

Lời giải cho bài toán tăng năng suất lao động chính là kinh tế số dựa trên nền tảng công nghệ

Việc tăng năng suất lao động đóng vai trò rất quan trọng vì nó quyết định một quốc gia có trở thành nước phát triển hay không. Mục tiêu tăng năng suất lao động đã được đặt ra nhiều năm nay nhưng vẫn chưa thựLời giải cho bài toán tăng năng suất lao động chính là kinh tế số dựa trên nền tảng công nghệ. Kinh tế số sử dụng công nghệ nhiều, không cần nhiều nhân lực, do đó tăng năng suất lao động. Lời giải cho bài toán tăng năng suất lao động chính là kinh tế số dựa trên nền tảng công nghệ. Kinh tế số sử dụng công nghệ nhiều, không cần nhiều nhân lực, do đó tăng năng suất lao động. Đó là nhận định của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Vụ Kinh tế số, Xã hội số.
(Mic.gov.vn) - 

Việc tăng năng suất lao động đóng vai trò rất quan trọng vì nó quyết định một quốc gia có trở thành nước phát triển hay không. Mục tiêu tăng năng suất lao động đã được đặt ra nhiều năm nay nhưng vẫn chưa thựLời giải cho bài toán tăng năng suất lao động chính là kinh tế số dựa trên nền tảng công nghệ. Kinh tế số sử dụng công nghệ nhiều, không cần nhiều nhân lực, do đó tăng năng suất lao động.

 

Lời giải cho bài toán tăng năng suất lao động chính là kinh tế số dựa trên nền tảng công nghệ. Kinh tế số sử dụng công nghệ nhiều, không cần nhiều nhân lực, do đó tăng năng suất lao động.

Đó là nhận định của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Vụ Kinh tế số, Xã hội số.

 


Chiều ngày 17/01/2024, tại Hà Nội, Vụ Kinh tế số, Xã hội số đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 với chủ đề “Hành trình 2023 và phương hướng hoạt động 2024”.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng và lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ cùng toàn thể cán bộ công chức Vụ Kinh tế số, Xã hội số.

20240117-pg1-VuKTS-BT2.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Tri thức xuất sắc, nhân lực xuất sắc có khả năng biến việc khó thành việc dễ, việc không khả thi thành việc khả thi"

2023: Sứ mệnh mới, nhân sự mới, công việc mới

Hành trình năm 2023 của Vụ Kinh tế số, Xã hội số bắt đầu với từ “startup”, với sứ mệnh mới, nhân sự mới, công việc mới.

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số, Xã hội số cho biết, dùng từ startup bởi sứ mệnh của Vụ rất mới. Đây là lần đầu tiên có một Vụ thúc đẩy kinh tế số, xã hội số trên cả nước. Cũng là lần đầu tiên có một Vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao dịch điện tử, là một chức năng mới của Bộ TT&TT.

Báo cáo với Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao, ông Trần Minh Tuấn cho biết, năm 2023 lần đầu tiên đã hình thành được mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Tháng 8/2023, tại phiên họp chuyên đề về kinh tế số của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Bộ TT&TT lần đầu tiên công bố tỷ trọng kinh tế số trên GRDP của các địa phương. Tháng 10/2023, Bộ TT&TT đã phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số, lần đầu tiên Báo cáo thường niên về Kinh tế số được ban hành.

Cũng trong năm 2023, Vụ Kinh tế số, Xã hội số đã xây dựng, báo cáo Lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát triển Kinh tế số vùng Tây Nguyên. Đây là lần đầu tiên có một đề án phát triển kinh tế số cho một vùng kinh tế - xã hội. Vùng Tây Nguyên – một trong 3 vùng khó khăn nhất của đất nước sẽ dùng kinh tế số để phát triển đột phá. Vụ cũng đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số năm 2024 – 2025 để cụ thể hóa Chiến lược quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số. 

20240117-pg1-VuKTS-gr.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ chụp ảnh lưu niệm cùng toàn thể cán bộ, công chức Vụ Kinh tế số, Xã hội số

Trong năm 2023, với số lượng nhân sự rất ít, Vụ đã xử lý 3.441 văn bản đến và 1.890 văn bản đi (trung bình mỗi cán bộ của Vụ xử lý 1.184 văn bản). Cũng trong năm 2023, Vụ được tăng cường thêm 6 cán bộ trẻ xuất sắc.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định, năm 2023 nhân sự của Vụ Kinh tế số, Xã hội số đã cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, số lượng biên chế còn rất ít nên tới đây cần chú trọng lựa chọn nhân sự xuất sắc, chất lượng cao.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng yêu cầu, ngay trong quý I/2024, Vụ Kinh tế số, Xã hội số cần xây dựng một hệ tri thức kiểu mẫu về Kinh tế số, Xã hội số, hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ trẻ những tri thức xuất sắc, từ đó làm tốt công tác tham mưu. Muốn làm tốt công tác tham mưu thì phải có uy tín, công tác chuyên môn phải tốt, mới chỉ đạo được các Cục. Nếu chỉ đơn thuần là tập hợp những người trẻ nhưng không giải quyết được những chuyện ấy sẽ không phát huy được vai trò tham mưu. 

20240118-pg1-tc-VuKTS.jpg

Toàn cảnh Hội nghị

Vụ Kinh tế số, Xã hội số là một đơn vị mới của Bộ, vừa được tăng cường nhiều nhân sự rất trẻ và xuất sắc. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng coi đây là dịp để đối thoại, giải đáp thắc mắc, gợi mở định hướng, trả lời các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực kinh tế số, xã hội số và các lĩnh vực quản lý nhà nước khác của Bộ cho các cán bộ trẻ nói riêng và toàn thể cán bộ Vụ Kinh tế số, Xã hội số nói chung.

Phát triển kinh tế số - lời giải cho bài toán tăng năng suất lao động

Tại Hội nghị, chia sẻ về các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, trên thực tế chuyển đổi số đã triển khai được đến 100% cuộc sống, đó là do các doanh nghiệp công nghệ số làm ra các ứng dụng như Facebook, YouTube và được người dân sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Tuy vậy, việc chuyển đổi số triển khai trong công việc vẫn còn hạn chế. Muốn chuyển đổi số công việc, phải có bên viết ứng dụng cho doanh nghiệp và tổ chức sử dụng. Do đó, doanh nghiệp công nghệ số phải đi làm chuyển đổi số cho các địa phương thì mới chuyển đổi số toàn diện được. 

Trả lời câu hỏi về tăng năng suất lao động của Việt Nam bằng kinh tế số, Bộ trưởng cho biết, việc tăng năng suất lao động đóng vai trò rất quan trọng vì nó quyết định một quốc gia có trở thành nước phát triển hay không. Mục tiêu tăng năng suất lao động đã được đặt ra nhiều năm nay nhưng vẫn chưa thực hiện được.

Theo Bộ trưởng, lời giải cho bài toán tăng năng suất lao động chính là Kinh tế số dựa trên nền tảng công nghệ. Kinh tế số sử dụng công nghệ nhiều, không cần nhiều nhân lực, do đó tăng năng suất lao động.

Bộ trưởng chỉ đạo, năm 2024, cần tập trung phát triển ứng dụng cung cấp cho doanh nghiệp, tổ chức để tăng năng suất lao động. Tăng cường sử dụng các ứng dụng số cũng là một cách để tăng năng suất lao động.

Về huy động nguồn lực xã hội nhằm tăng hiệu quả công việc trong cơ quan nhà nước, Bộ trưởng nhận định, cơ quan quản lý nhà nước có một lợi thế là có thể hô hào người xuất sắc nhất, giỏi nhất về làm việc cho mình, cùng thực hiện sứ mệnh quốc gia trong lĩnh vực đó. Cho đến nay, các cơ quan nhà nước vẫn chưa tận dụng hết sức mạnh này của mình.

Tri thức xuất sắc, nhân lực xuất sắc có khả năng biến việc khó thành việc dễ, việc không khả thi thành việc khả thi. Tri thức xuất sắc thì 0 đồng, còn tri thức trung bình thì đắt. Trên Internet hiện đang có nguồn tri thức vô hạn, nhiều tri thức xuất sắc hiện đang có trên Internet và miễn phí, việc của chúng ta là tìm ra được những “viên ngọc” đó. Trên Internet cũng có nhiều tư tưởng vĩ đại đã có từ cách đây hàng nghìn năm và có thể áp dụng trong cuộc sống hôm nay.

Bộ trưởng nhấn mạnh, trong thời đại công nghệ ngày nay, quyền lực, sức mạnh không phải nằm ở tri thức, mà chính là cách đặt câu hỏi vì tri thức nhân loại tích luỹ trên Internet là quá nhiều. Nếu không có câu hỏi thì không tìm ra tri thức, do đó phải chuyển các vấn đề của mình thành những câu hỏi tường minh, từ đó sẽ có được giải pháp, có được câu trả lời.

Đối với việc làm thế nào biến một tổ chức to thành nhỏ, Bộ trưởng cho biết, quy mô to hay nhỏ của một tổ chức là dựa vào công việc. Tăng thêm việc cho một tổ chức là cách làm cho tổ chức đó nhỏ đi. Vì nhỏ đi nên phải cố gắng học hỏi. Duy trì tổ chức của mình lúc nào cũng nhỏ là một cách thức tốt trong vận hành tổ chức. 

Nhắn nhủ các cán bộ trẻ, Bộ trưởng chia sẻ, trong công việc muốn giỏi thì cứ làm nhiều việc là khắc giỏi, giỏi là do làm nhiều việc mà giỏi, xuất sắc là do làm toàn việc khó mà trở nên xuất sắc. Về áp lực trong công việc cũng có nhiều cách tiếp cận, nhiều góc nhìn. Áp lực làm mình mệt mỏi nhưng cũng khuyến khích người ta nghĩ ra điều đột phá, khiến người ta thông minh hơn. Tạo ra áp lực cũng là một cách để phân loại nhân lực, từ đó sắp xếp công việc cho phù hợp.

Đối với câu hỏi hiện nay có rất ít nền tảng số của Việt Nam miễn phí, có nên học theo Singapore bằng việc cung cấp các nền tảng số thiết yếu miễn phí do Chính phủ đầu tư? Bộ trưởng giải thích, một nền tảng số trung bình, miễn phí, các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng nó cũng chỉ tạo ra các sản phẩm trung bình, ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp. Trong khi đó, nền tảng số xuất sắc, thu phí, nhưng giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, phát triển thì vẫn tốt hơn. Vụ Kinh tế số, Xã hội số cần tập trung vào việc dẫn dắt, hướng dẫn, đánh giá, khích lệ để khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số tạo ra những nền tảng xuất sắc. 

Các nền tảng số Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh với các nền tảng số nước ngoài. Làm sao để giúp các nền tảng trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh? Bộ trưởng nhận định, hiện nay các nền tảng Việt Nam đang gặp phải tình trạng bảo hộ ngược. Do đó, cần phải ban hành các chính sách nhằm không phân biệt đối xử, không bảo hộ ngược đối với nền tảng trong nước.

Bộ trưởng đánh giá cao khả năng của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vì phải hoạt động trong thị trường nhỏ, chật hẹp, cạnh tranh khốc liệt nên có được nhiều doanh nghiệp xuất sắc. Các doanh nghiệp này có một điểm yếu là thiếu khát vọng, thiếu tầm nhìn dài hạn. Vì vậy, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước là giúp họ khắc phục thiếu sót này.

Bộ trưởng chỉ rõ, để nâng cao chất lượng của các nền tảng số quốc gia, phải thường xuyên thực hiện đánh giá, do đó cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá các nền tảng này, các tiêu chuẩn, tiêu chí này cũng phải được chỉnh sửa, bổ sung hàng năm cho phù hợp với thực tiễn, với sự phát triển của công nghệ.

Sớm xây dựng lý luận về kinh tế số Việt Nam

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng cho biết, muốn đóng vai trò dẫn dắt quốc gia về kinh tế số, xã hội số, cần phải xây dựng được lý luận, quan điểm triết học về kinh tế số Việt Nam, từ đó mới nhìn thấy bức tranh lớn, bức tranh tổng thể từ đó mà triển khai.

Khi phát triển kinh tế số, cần phải chỉ rõ hạ tầng kinh tế số là gì, trên hạ tầng đó phải có open network (mạng mở) để các doanh nghiệp truy nhập vào đó lấy dữ liệu, phát triển ứng dụng, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số.

Đối với nhiệm vụ này, Bộ trưởng chỉ đạo Vụ Kinh tế số, Xã hội số khẩn trương xây dựng lý luận và triết học về kinh tế số Việt Nam để trình lãnh đạo Bộ ngay trong quý I năm 2024./. 

 

Phương hướng nhiệm vụ của Vụ Kinh tế số, Xã hội số năm 2024:

- Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Xây dựng một Nghị định và một Thông tư. 

- Nhiệm vụ trọng tâm:

+ Để nâng cao kỹ năng số cho người dân, Vụ sẽ xây dựng và hoàn thiện bộ tài liệu đào tạo kỹ năng số cho người dân nông thôn theo khung kỹ năng số của EU và UNESCO. 

+ Về hoàn thiện hạ tầng số. xây dựng Cẩm nang ứng dụng công nghệ số 5G usecase phục vụ phát triển kinh tế số. 

- Về nội bộ của Vụ, Vụ xác định môi trường làm việc phải tích cực và đáng sống. Vụ đang có lợi thế là có nhiều cán bộ trẻ. 

+ Cử các bạn trẻ tham gia hòa nhập với các doanh nghiệp số, tạo cơ hội đào tạo và trải nghiệm thực tiễn cho cán bộ trẻ.

+ Mạnh dạn giao việc mới cho cán bộ trẻ. 

- Năm 2024 của Vụ được thể hiện bằng từ “Speedup” - Tăng tốc với khẩu hiệu hành động là Empowered by Tech, Driven by Dreams. I am possible. Có nghĩa là cán bộ của Vụ sẽ tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ số trong xử lý công việc để thực hiện những ước mơ và khát vọng lớn, biến cái không thể thành cái có thể.

 

 

Chiều ngày 17/01/2024, tại Hà Nội, Vụ Kinh tế số, Xã hội số đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 với chủ đề “Hành trình 2023 và phương hướng hoạt động 2024”.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng và lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ cùng toàn thể cán bộ công chức Vụ Kinh tế số, Xã hội số.

20240117-pg1-VuKTS-BT2.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Tri thức xuất sắc, nhân lực xuất sắc có khả năng biến việc khó thành việc dễ, việc không khả thi thành việc khả thi"

2023: Sứ mệnh mới, nhân sự mới, công việc mới

Hành trình năm 2023 của Vụ Kinh tế số, Xã hội số bắt đầu với từ “startup”, với sứ mệnh mới, nhân sự mới, công việc mới.

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số, Xã hội số cho biết, dùng từ startup bởi sứ mệnh của Vụ rất mới. Đây là lần đầu tiên có một Vụ thúc đẩy kinh tế số, xã hội số trên cả nước. Cũng là lần đầu tiên có một Vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao dịch điện tử, là một chức năng mới của Bộ TT&TT.

Báo cáo với Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao, ông Trần Minh Tuấn cho biết, năm 2023 lần đầu tiên đã hình thành được mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Tháng 8/2023, tại phiên họp chuyên đề về kinh tế số của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Bộ TT&TT lần đầu tiên công bố tỷ trọng kinh tế số trên GRDP của các địa phương. Tháng 10/2023, Bộ TT&TT đã phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số, lần đầu tiên Báo cáo thường niên về Kinh tế số được ban hành.

Cũng trong năm 2023, Vụ Kinh tế số, Xã hội số đã xây dựng, báo cáo Lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát triển Kinh tế số vùng Tây Nguyên. Đây là lần đầu tiên có một đề án phát triển kinh tế số cho một vùng kinh tế - xã hội. Vùng Tây Nguyên – một trong 3 vùng khó khăn nhất của đất nước sẽ dùng kinh tế số để phát triển đột phá. Vụ cũng đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số năm 2024 – 2025 để cụ thể hóa Chiến lược quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số. 

20240117-pg1-VuKTS-gr.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ chụp ảnh lưu niệm cùng toàn thể cán bộ, công chức Vụ Kinh tế số, Xã hội số

Trong năm 2023, với số lượng nhân sự rất ít, Vụ đã xử lý 3.441 văn bản đến và 1.890 văn bản đi (trung bình mỗi cán bộ của Vụ xử lý 1.184 văn bản). Cũng trong năm 2023, Vụ được tăng cường thêm 6 cán bộ trẻ xuất sắc.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định, năm 2023 nhân sự của Vụ Kinh tế số, Xã hội số đã cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, số lượng biên chế còn rất ít nên tới đây cần chú trọng lựa chọn nhân sự xuất sắc, chất lượng cao.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng yêu cầu, ngay trong quý I/2024, Vụ Kinh tế số, Xã hội số cần xây dựng một hệ tri thức kiểu mẫu về Kinh tế số, Xã hội số, hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ trẻ những tri thức xuất sắc, từ đó làm tốt công tác tham mưu. Muốn làm tốt công tác tham mưu thì phải có uy tín, công tác chuyên môn phải tốt, mới chỉ đạo được các Cục. Nếu chỉ đơn thuần là tập hợp những người trẻ nhưng không giải quyết được những chuyện ấy sẽ không phát huy được vai trò tham mưu. 

20240118-pg1-tc-VuKTS.jpg

Toàn cảnh Hội nghị

Vụ Kinh tế số, Xã hội số là một đơn vị mới của Bộ, vừa được tăng cường nhiều nhân sự rất trẻ và xuất sắc. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng coi đây là dịp để đối thoại, giải đáp thắc mắc, gợi mở định hướng, trả lời các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực kinh tế số, xã hội số và các lĩnh vực quản lý nhà nước khác của Bộ cho các cán bộ trẻ nói riêng và toàn thể cán bộ Vụ Kinh tế số, Xã hội số nói chung.

Phát triển kinh tế số - lời giải cho bài toán tăng năng suất lao động

Tại Hội nghị, chia sẻ về các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, trên thực tế chuyển đổi số đã triển khai được đến 100% cuộc sống, đó là do các doanh nghiệp công nghệ số làm ra các ứng dụng như Facebook, YouTube và được người dân sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Tuy vậy, việc chuyển đổi số triển khai trong công việc vẫn còn hạn chế. Muốn chuyển đổi số công việc, phải có bên viết ứng dụng cho doanh nghiệp và tổ chức sử dụng. Do đó, doanh nghiệp công nghệ số phải đi làm chuyển đổi số cho các địa phương thì mới chuyển đổi số toàn diện được. 

Trả lời câu hỏi về tăng năng suất lao động của Việt Nam bằng kinh tế số, Bộ trưởng cho biết, việc tăng năng suất lao động đóng vai trò rất quan trọng vì nó quyết định một quốc gia có trở thành nước phát triển hay không. Mục tiêu tăng năng suất lao động đã được đặt ra nhiều năm nay nhưng vẫn chưa thực hiện được.

Theo Bộ trưởng, lời giải cho bài toán tăng năng suất lao động chính là Kinh tế số dựa trên nền tảng công nghệ. Kinh tế số sử dụng công nghệ nhiều, không cần nhiều nhân lực, do đó tăng năng suất lao động.

Bộ trưởng chỉ đạo, năm 2024, cần tập trung phát triển ứng dụng cung cấp cho doanh nghiệp, tổ chức để tăng năng suất lao động. Tăng cường sử dụng các ứng dụng số cũng là một cách để tăng năng suất lao động.

Về huy động nguồn lực xã hội nhằm tăng hiệu quả công việc trong cơ quan nhà nước, Bộ trưởng nhận định, cơ quan quản lý nhà nước có một lợi thế là có thể hô hào người xuất sắc nhất, giỏi nhất về làm việc cho mình, cùng thực hiện sứ mệnh quốc gia trong lĩnh vực đó. Cho đến nay, các cơ quan nhà nước vẫn chưa tận dụng hết sức mạnh này của mình.

Tri thức xuất sắc, nhân lực xuất sắc có khả năng biến việc khó thành việc dễ, việc không khả thi thành việc khả thi. Tri thức xuất sắc thì 0 đồng, còn tri thức trung bình thì đắt. Trên Internet hiện đang có nguồn tri thức vô hạn, nhiều tri thức xuất sắc hiện đang có trên Internet và miễn phí, việc của chúng ta là tìm ra được những “viên ngọc” đó. Trên Internet cũng có nhiều tư tưởng vĩ đại đã có từ cách đây hàng nghìn năm và có thể áp dụng trong cuộc sống hôm nay.

Bộ trưởng nhấn mạnh, trong thời đại công nghệ ngày nay, quyền lực, sức mạnh không phải nằm ở tri thức, mà chính là cách đặt câu hỏi vì tri thức nhân loại tích luỹ trên Internet là quá nhiều. Nếu không có câu hỏi thì không tìm ra tri thức, do đó phải chuyển các vấn đề của mình thành những câu hỏi tường minh, từ đó sẽ có được giải pháp, có được câu trả lời.

Đối với việc làm thế nào biến một tổ chức to thành nhỏ, Bộ trưởng cho biết, quy mô to hay nhỏ của một tổ chức là dựa vào công việc. Tăng thêm việc cho một tổ chức là cách làm cho tổ chức đó nhỏ đi. Vì nhỏ đi nên phải cố gắng học hỏi. Duy trì tổ chức của mình lúc nào cũng nhỏ là một cách thức tốt trong vận hành tổ chức. 

Nhắn nhủ các cán bộ trẻ, Bộ trưởng chia sẻ, trong công việc muốn giỏi thì cứ làm nhiều việc là khắc giỏi, giỏi là do làm nhiều việc mà giỏi, xuất sắc là do làm toàn việc khó mà trở nên xuất sắc. Về áp lực trong công việc cũng có nhiều cách tiếp cận, nhiều góc nhìn. Áp lực làm mình mệt mỏi nhưng cũng khuyến khích người ta nghĩ ra điều đột phá, khiến người ta thông minh hơn. Tạo ra áp lực cũng là một cách để phân loại nhân lực, từ đó sắp xếp công việc cho phù hợp.

Đối với câu hỏi hiện nay có rất ít nền tảng số của Việt Nam miễn phí, có nên học theo Singapore bằng việc cung cấp các nền tảng số thiết yếu miễn phí do Chính phủ đầu tư? Bộ trưởng giải thích, một nền tảng số trung bình, miễn phí, các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng nó cũng chỉ tạo ra các sản phẩm trung bình, ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp. Trong khi đó, nền tảng số xuất sắc, thu phí, nhưng giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, phát triển thì vẫn tốt hơn. Vụ Kinh tế số, Xã hội số cần tập trung vào việc dẫn dắt, hướng dẫn, đánh giá, khích lệ để khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số tạo ra những nền tảng xuất sắc. 

Các nền tảng số Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh với các nền tảng số nước ngoài. Làm sao để giúp các nền tảng trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh? Bộ trưởng nhận định, hiện nay các nền tảng Việt Nam đang gặp phải tình trạng bảo hộ ngược. Do đó, cần phải ban hành các chính sách nhằm không phân biệt đối xử, không bảo hộ ngược đối với nền tảng trong nước.

Bộ trưởng đánh giá cao khả năng của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vì phải hoạt động trong thị trường nhỏ, chật hẹp, cạnh tranh khốc liệt nên có được nhiều doanh nghiệp xuất sắc. Các doanh nghiệp này có một điểm yếu là thiếu khát vọng, thiếu tầm nhìn dài hạn. Vì vậy, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước là giúp họ khắc phục thiếu sót này.

Bộ trưởng chỉ rõ, để nâng cao chất lượng của các nền tảng số quốc gia, phải thường xuyên thực hiện đánh giá, do đó cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá các nền tảng này, các tiêu chuẩn, tiêu chí này cũng phải được chỉnh sửa, bổ sung hàng năm cho phù hợp với thực tiễn, với sự phát triển của công nghệ.

Sớm xây dựng lý luận về kinh tế số Việt Nam

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng cho biết, muốn đóng vai trò dẫn dắt quốc gia về kinh tế số, xã hội số, cần phải xây dựng được lý luận, quan điểm triết học về kinh tế số Việt Nam, từ đó mới nhìn thấy bức tranh lớn, bức tranh tổng thể từ đó mà triển khai.

Khi phát triển kinh tế số, cần phải chỉ rõ hạ tầng kinh tế số là gì, trên hạ tầng đó phải có open network (mạng mở) để các doanh nghiệp truy nhập vào đó lấy dữ liệu, phát triển ứng dụng, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số.

Đối với nhiệm vụ này, Bộ trưởng chỉ đạo Vụ Kinh tế số, Xã hội số khẩn trương xây dựng lý luận và triết học về kinh tế số Việt Nam để trình lãnh đạo Bộ ngay trong quý I năm 2024./. 

 

Phương hướng nhiệm vụ của Vụ Kinh tế số, Xã hội số năm 2024:

- Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Xây dựng một Nghị định và một Thông tư. 

- Nhiệm vụ trọng tâm:

+ Để nâng cao kỹ năng số cho người dân, Vụ sẽ xây dựng và hoàn thiện bộ tài liệu đào tạo kỹ năng số cho người dân nông thôn theo khung kỹ năng số của EU và UNESCO. 

+ Về hoàn thiện hạ tầng số. xây dựng Cẩm nang ứng dụng công nghệ số 5G usecase phục vụ phát triển kinh tế số. 

- Về nội bộ của Vụ, Vụ xác định môi trường làm việc phải tích cực và đáng sống. Vụ đang có lợi thế là có nhiều cán bộ trẻ. 

+ Cử các bạn trẻ tham gia hòa nhập với các doanh nghiệp số, tạo cơ hội đào tạo và trải nghiệm thực tiễn cho cán bộ trẻ.

+ Mạnh dạn giao việc mới cho cán bộ trẻ. 

- Năm 2024 của Vụ được thể hiện bằng từ “Speedup” - Tăng tốc với khẩu hiệu hành động là Empowered by Tech, Driven by Dreams. I am possible. Có nghĩa là cán bộ của Vụ sẽ tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ số trong xử lý công việc để thực hiện những ước mơ và khát vọng lớn, biến cái không thể thành cái có thể.

 

 

Nguồn tin: mic.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập170
  • Hôm nay2,913
  • Tháng hiện tại119,575
  • Tháng trước1,740,996
  • Tổng lượt truy cập2,008,501
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây