Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác với Samsung đào tạo lĩnh vực bán dẫn và vi mạch
Ngày 31/1/2024, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội và Samsung Điện tử Hàn Quốc đã ký kết văn bản hợp tác triển khai chương trình VNU-Samsung Tech Track (V-STT) với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ thạc sĩ trong lĩnh vực bán dẫn và vi mạch.
Chương trình VNU-Samsung Technology Track được thiết kế để đào tạo chuyên sâu về các chuyên ngành công nghiệp bán dẫn như thiết kế mạch tích hợp, vật liệu bán dẫn, sản xuất và phân tích chất bán dẫn. Đối tượng tuyển sinh là các sinh viên từ năm thứ ba hoặc năm thứ tư theo hệ cử nhân có đủ điều kiện tham gia ứng tuyển, hoặc đã tốt nghiệp các ngành liên quan.
Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội và Samsung Điện tử Hàn Quốc đã ký kết văn bản hợp tác tổ chức chương trình VNU-Samsung Tech Track (V-STT)
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên tham gia chương trình còn có cơ hội nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình thông qua các khóa học tiếng Hàn, với mục tiêu đạt tối thiểu TOPIK cấp độ 3, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Sau khi hoàn thành chương trình học bổng VNU-Samsung Tech Track (V-STT), sinh viên sẽ có cơ hội làm việc tại các cơ sở của Samsung ở Hàn Quốc trong ngành công nghiệp chip và bán dẫn
Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, ông Choi Joo Ho đã bày tỏ kỳ vọng chương trình này sẽ góp phần phát triển những nhà lãnh đạo tương lai trong ngành công nghiệp bán dẫn. Ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của nguồn nhân lực tài năng đến từ các trường đại học trong việc giúp Samsung trở thành doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới.
PGS.TS Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của ngành công nghiệp bán dẫn, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam sẽ phải đào tạo được 50.000 kỹ sư chất lượng cao về vi mạch bán dẫn, xác định vi mạch điện tử là một trong các sản phẩm quốc gia.
Ngành công nghiệp bán dẫn được coi là một trong những ngành công nghiệp quan trọng với doanh thu hàng trăm tỷ USD và đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, công nghiệp bán dẫn và vi mạch những năm gần đây đã phát triển thành ngành công nghiệp quan trọng của quốc gia.
Samsung Electronics là một trong những nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới. Tập đoàn Samsung đang cố gắng mở rộng sự hiện diện của mình trong lĩnh vực bán dẫn tiên tiến. Samsung Electronics dự kiến đầu tư 300.000 tỉ won (khoảng 230 tỷ USD) trong 20 năm tới để xây dựng cơ sở sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới tại Hàn Quốc. Tại Việt Nam, Samsung đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đầu tư đã vượt 22 tỷ USD./.
Chương trình VNU-Samsung Technology Track được thiết kế để đào tạo chuyên sâu về các chuyên ngành công nghiệp bán dẫn như thiết kế mạch tích hợp, vật liệu bán dẫn, sản xuất và phân tích chất bán dẫn. Đối tượng tuyển sinh là các sinh viên từ năm thứ ba hoặc năm thứ tư theo hệ cử nhân có đủ điều kiện tham gia ứng tuyển, hoặc đã tốt nghiệp các ngành liên quan.
Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội và Samsung Điện tử Hàn Quốc đã ký kết văn bản hợp tác tổ chức chương trình VNU-Samsung Tech Track (V-STT)
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên tham gia chương trình còn có cơ hội nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình thông qua các khóa học tiếng Hàn, với mục tiêu đạt tối thiểu TOPIK cấp độ 3, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Sau khi hoàn thành chương trình học bổng VNU-Samsung Tech Track (V-STT), sinh viên sẽ có cơ hội làm việc tại các cơ sở của Samsung ở Hàn Quốc trong ngành công nghiệp chip và bán dẫn
Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, ông Choi Joo Ho đã bày tỏ kỳ vọng chương trình này sẽ góp phần phát triển những nhà lãnh đạo tương lai trong ngành công nghiệp bán dẫn. Ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của nguồn nhân lực tài năng đến từ các trường đại học trong việc giúp Samsung trở thành doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới.
PGS.TS Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của ngành công nghiệp bán dẫn, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam sẽ phải đào tạo được 50.000 kỹ sư chất lượng cao về vi mạch bán dẫn, xác định vi mạch điện tử là một trong các sản phẩm quốc gia.
Ngành công nghiệp bán dẫn được coi là một trong những ngành công nghiệp quan trọng với doanh thu hàng trăm tỷ USD và đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, công nghiệp bán dẫn và vi mạch những năm gần đây đã phát triển thành ngành công nghiệp quan trọng của quốc gia.
Samsung Electronics là một trong những nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới. Tập đoàn Samsung đang cố gắng mở rộng sự hiện diện của mình trong lĩnh vực bán dẫn tiên tiến. Samsung Electronics dự kiến đầu tư 300.000 tỉ won (khoảng 230 tỷ USD) trong 20 năm tới để xây dựng cơ sở sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới tại Hàn Quốc. Tại Việt Nam, Samsung đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đầu tư đã vượt 22 tỷ USD./.
Nguồn tin: mic.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Đang truy cập56
- Hôm nay3,540
- Tháng hiện tại112,607
- Tháng trước176,560
- Tổng lượt truy cập1,687,892