Doanh nghiệp cần thận trọng với bẫy “bình mới rượu cũ”, dưới chiêu thức chuyển đổi số

Thứ tư - 17/01/2024 00:09

Doanh nghiệp cần thận trọng với bẫy “bình mới rượu cũ”, dưới chiêu thức chuyển đổi số

Theo CEO 1C Việt Nam, doanh nghiệp (DN) cần làm rõ những quy trình còn thiếu minh bạch, thiếu cơ sở và gây khó khăn khi ra quyết định, từ đó tìm hiểu và sử dụng loại công nghệ giúp hoàn thiện quy trình, đưa ra những chiến lược cụ thể hơn.
Chuyển đổi số

Doanh nghiệp cần thận trọng với bẫy “bình mới rượu cũ”, dưới chiêu thức chuyển đổi số

Anh Minh 16/01/2024 16:57

Theo CEO 1C Việt Nam, doanh nghiệp (DN) cần làm rõ những quy trình còn thiếu minh bạch, thiếu cơ sở và gây khó khăn khi ra quyết định, từ đó tìm hiểu và sử dụng loại công nghệ giúp hoàn thiện quy trình, đưa ra những chiến lược cụ thể hơn.

CĐS đôi khi bị “lợi dụng” như một thuật ngữ hoa mỹ

Trong cuộc trò chuyện đầu năm 2024 với phóng viên Tạp chí Thông tin và Truyền thông về chuyển đổi số (CĐS), ông Alexander Evchenko, chuyên gia giải pháp CĐS thị trường châu Âu và Việt Nam, CEO 1C Việt Nam, cho rằng nhiều người chưa thực sự hiểu khái niệm CĐS là gì, họ chỉ nghĩ CĐS là ứng dụng số hóa vào trong DN.

Đáng lo ngại hơn, các CEO hay nói với nhau rằng, khái niệm về CĐS đôi khi bị “lợi dụng” như một thuật ngữ hoa mỹ để các DN tiếp thị, dễ bán sản phẩm, dịch vụ hơn nhưng thực chất đó chỉ là mang đến một sản phẩm “bình mới rượu cũ”.

Lãnh đạo 1C Việt Nam đưa ra lời khuyên rằng các DN cần quên đi khái niệm CĐS, đừng loay hoay với CĐS là gì mà cần vạch rõ mục đích của chính mình, như DN mong muốn điều gì, triển khai mục đích đó như thế nào.

1c-2.jpg
Ông Alexander Evchenko, CEO 1C Việt Nam: CĐS là cả một quá trình, DN muốn CĐS cần phải thay đổi, chuyển đổi tư duy trước, xong đó mới ứng dụng công nghệ

Ông Alexander Evchenko cho biết: “Nhiều người nghĩ CĐS là chỉ cần mua phần mềm, ứng dụng vào quy trình của DN nghĩa là đã CĐS. Nhưng không, đây chỉ là một phần của quá trình CĐS. Ví dụ, DN mua phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) để quản lý data (dữ liệu - PV) khách hàng, như vậy họ đã nghĩ đây là CĐS rồi. Việc mua phần mềm và ứng dụng vào DN cũng mang lại những lợi ích như giúp DN quản lý dữ liệu, chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, đây chưa hẳn là CĐS”.

“Nhưng nếu DN mua và áp dụng phần mềm vào quy trình vận hành kinh doanh, và kết quả của việc này giúp họ nhận được báo cáo thông tin về khách hàng, từ đó họ xử lý dữ liệu về khách hàng. Sau đó DN sẽ xem xét lại quy trình chăm sóc khách hàng, quy trình sản xuất, và kịp thời đưa ra những quyết định đúng đắn hơn, thì đây mới là CĐS. Vì dựa vào những thông tin đó, chủ DN có cơ sở dữ liệu tốt hơn, dẫn đến kết quả là cải thiện sản phẩm, dịch vụ cũng như quy trình của DN”.

Theo ông Alexander Evchenko, thực tế, CĐS là cả một quá trình, DN muốn CĐS cần phải thay đổi, chuyển đổi tư duy trước, xong đó mới ứng dụng công nghệ vào. “Lời khuyên của tôi là DN cần phải làm rõ những quy trình còn thiếu minh bạch, thiếu cơ sở và gây khó khăn khi đưa ra quyết định, từ đó mới tìm hiểu và sử dụng loại công nghệ giúp DN hoàn thiện quy trình, đưa ra những chiến lược cụ thể hơn”.

Trong khủng hoảng, DN không cần sản phẩm tốt nhất mà cần sản phẩm phù hợp nhất

Nền kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ vẫn còn những khó khăn, thách thức trong năm 2024, vì thế nền kinh tế Việt Nam cũng có thể sẽ có nhiều biến động và tình trạng này có thể kéo dài đến khoảng giữa năm 2024. Trước xu thế này, các DN thường có hai hướng hành động.

Một số DN sẽ cắt giảm chi tiêu và số còn lại sẽ tập trung vào tự động hóa DN. Chiến lược tự động hóa cùng với việc ứng dụng công nghệ hiệu quả sẽ giúp DN nhìn rõ vấn đề của mình, từ đó có những quyết định đúng đắn hơn, tối ưu quy trình tốt hơn, và hoạt động hiệu quả hơn.

Theo CEO 1C Việt Nam, nhiều công ty đang phải để trống đến 80% công suất, vì đang đối mặt với khó khăn, khủng hoảng, nên buộc phải đóng hoặc tạm dừng một phần quá trình sản xuất. Quy trình tự động hóa sẽ không giúp DN bán được nhiều hàng hơn ngay lập tức, nhưng sẽ giúp DN có những thông tin để cải thiện tình hình, như nắm rõ những sản phẩm nào bán được nhiều hơn để tập trung vào sản xuất hàng hóa đó, sản phẩm nào cần phải dừng sản xuất do khách hàng không có nhu cầu, từ đó DN có thể tối ưu các quy trình vận hành.

“Chúng tôi đánh giá, năm sau sẽ không phải là 1 năm dễ dàng. Hy vọng khách hàng sẽ lạc quan, tích cực hơn, tìm đến các công ty cung cấp phần mềm để ứng dụng vào DN, giúp họ tăng tính cạnh tranh, tối ưu quá trình quản trị hơn trong tình hình hiện nay”, ông Alexander Evchenko nói.

Đặc biệt, ông Alexander Evchenko cho rằng trong thời kỳ khủng hoảng, có thể DN không cần sản phẩm tốt nhất mà họ cần sản phẩm phù hợp nhất, có thể tùy biến theo nhu cầu DN trong thời kỳ hiện tại.

1c-3.png
1C Việt Nam hiện có hơn 100 nhân sự và số lượng nhân sự người nước ngoài chỉ chiếm khoảng 5%.

Theo Tổng Cục thống kê, tính chung trong năm 2023, số DN rút lui khỏi thị trường là 172,6 nghìn DN, tăng 20,5%; bình quân một tháng có 14,4 nghìn DN rút lui khỏi thị trường. Bên cạnh đó, cả nước có 217,7 nghìn DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 4,5% so với năm trước; bình quân một tháng có 18,1 nghìn DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Lãnh đạo 1C Việt Nam cho rằng các DN cần hiểu rõ về nhu cầu của thị trường. Đối với 1C Việt Nam, năm 2024 có thể là một năm thú vị trong thử thách đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.

1C Việt Nam được thành lập vào năm 2016 như một công ty con của 1C Company. Trả lời câu hỏi về việc là 1 DN nước ngoài, làm thế nào 1C có thể hiểu được văn hóa của Việt Nam để đưa ra những bài toán phù hợp, ông Alexander Evchenko cho biết công ty 1C Việt Nam bắt đầu với 3 nhân sự người nước ngoài và thành lập tại thị trường Việt Nam.

Hiện tại 1C Việt Nam có hơn 100 nhân sự và số lượng nhân sự người nước ngoài chỉ chiếm khoảng 5%. Vì vậy có thể thấy rằng, 1C Việt Nam đã là một công ty địa phương chứ ko phải là công ty nước ngoài.

Bản thân 1C Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu và học hỏi từ các công ty 1C ở các nước khác nhau để học hỏi về văn hóa DN, từ đó đưa ra được những chiến lược phù hợp nhất cho thị trường Việt Nam. 1C Việt Nam có các sản phẩm dành cho thị trường trong nước, linh hoạt, không những cung cấp những sản phẩm đóng gói sẵn, mà còn triển khai theo từng nhu cầu của khách hàng. Công ty đã và đang xây dựng mạng lưới đối tác bán hàng, thông qua đó họ sẽ tư vấn và giới thiệu sản phẩm dịch vụ của 1C Việt Nam.

Ông Alexander Evchenko cho biết là công ty công nghệ có gần 8 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, bên cạnh việc học hỏi từ các chuyên gia, đối tác trong nước, 1C Việt Nam còn có đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm chuyên tư vấn giải pháp, chăm sóc khách hàng là người Việt, họ dễ dàng tiếp cận và làm việc với các khách hàng DN để tìm ra những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.

“Từ đó chúng tôi thấu hiểu, nghiên cứu và phát triển các giải pháp để hỗ trợ và đồng hành cùng khách hàng trong hành trình CĐS”, lãnh đạo 1C Việt Nam cho biết./.

Nguồn tin: ictvietnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay3,436
  • Tháng hiện tại51,145
  • Tháng trước1,740,996
  • Tổng lượt truy cập1,940,071
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây