Chuyển đổi số hiệu quả cần hình thành các nhóm “dẫn đường” xuất sắc

Thứ bảy - 20/01/2024 01:26

Chuyển đổi số hiệu quả cần hình thành các nhóm “dẫn đường” xuất sắc

Trong bối cảnh, xu thế chuyển đổi số (CĐS) mạnh mẽ hiện nay, việc ứng dụng các công nghệ giúp quản trị nhân sự trong các công ty, doanh nghiệp (DN), tổ chức kinh doanh/đơn vị là điều cần thiết.
Chuyển đổi số

Chuyển đổi số hiệu quả cần hình thành các nhóm “dẫn đường” xuất sắc

Nhật Minh 20/01/2024 06:09

Trong bối cảnh, xu thế chuyển đổi số (CĐS) mạnh mẽ hiện nay, việc ứng dụng các công nghệ giúp quản trị nhân sự trong các công ty, doanh nghiệp (DN), tổ chức kinh doanh/đơn vị là điều cần thiết.

Như vậy, những giá trị, lợi ích, hiệu quả nào sẽ được tạo ra giúp đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển trong các đơn vị? Câu trả lời và các đề xuất giải pháp đã được các chuyên gia phân tích chuyên sâu.

Cần những sáng tạo số đại chúng

PGS. TSKH. Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Đào tạo và Tư vấn DN cho rằng, để giải quyết, đưa ra đáp án cho câu hỏi trên, điều cần thiết đầu tiên chính là lãnh đạo trong các đơn vị cần phải hiểu sâu sắc những đặc điểm “cốt lõi” của thời đại mới (thời đại số).

Cụ thể hơn, thời đại số chính là việc bao gồm môi trường số mới (không gian mạng, thiết bị số, kết nối số, công dân số, thị trường số… không giới hạn) và được hình thành trong sự kiến tạo từ hệ triến trúc xã hội (cho phép kết nối không dây, kết nối di động, cư dân số hoá).

Ở thời đại số này, các đơn vị đa phần sẽ chịu những tác động từ chính thị trường số hoá, mà ở đó luôn có sự cạnh tranh giữa các đối thủ đang tồn tại trên thị trường (mối đe dọa từ những sản phẩm dịch vụ, từ DN mới tham gia thị trường, sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp và sức mặc cả của người mua).

Cùng với đó, nếu trước đây, các đơn vị thường vận dụng mô hình kinh doanh truyền thống “chuỗi”, thì nay đã chuyển sang các công cụ nền tảng (dịch vụ số). Chính các dịch vụ số sẽ thúc đẩy sự tương tác giữa cá nhân và tổ chức thông qua dịch vụ trực tuyến trên Internet.

Từ những xu thế, nhu cầu trên, điều cần thiết để các đơn vị phát triển bền vững chính là cần phải có một mô hình sinh thái kinh doanh trên các nền tảng số, và cần phải tập trung vào việc cá nhân hoá trải nghiệm người tiêu dùng hoặc xây dựng phương án thuật toán, sử dụng dữ liệu; có tư duy số toàn diện, thấu đáo.

Do vậy, yêu cầu đối với nguồn nhân lực số và lãnh đạo số cần: Bắt kịp xu hướng công nghệ mới; đánh giá, dự báo được tác động của công nghệ với tổ chức của mình; thúc đẩy học tập liên tục và biết nhân viên cần gì, tạo văn hoá học tập suốt đời; tái cấu trúc tổ chức, chuyển từ phân tầng bao cấp sang kết nối đội nhóm, hình thành các nhóm "dẫn đường" xuất sắc; phát triển năng lực thích ứng số.

cong-nghe-so-quan-tri-nhan-luc.png
Công nghệ số sẽ giúp việc quản trị nguồn nhân lực trong các công ty, DN hiệu quả.

Cụ thể hơn, yêu cầu tập trung cần đối với cấp lãnh đạo số chính là: Hình thành phong cách nhà lãnh đạo xã hội số khi đưa ra quyết định cần dựa trên dữ liệu; có khả năng thấu hiểu truyền thông xã hội; có khả năng cộng tác qua môi trường ảo; quản trị đa ngành…

Còn muốn phát triển nguồn nhân lực số cần đẩy mạnh việc hình thành nhóm nhân sự kinh doanh công nghệ (technologist) có khả năng tương tác qua mặt phẳng thông tin và có khả năng kiểm soát nhịp điều hành dựa trên dữ liệu. Đồng thời, đảm bảo có năng lực tích hợp, kết nối, tham gia cộng sinh để phát triển các nền tảng số và luôn đảm bảo tuân thủ bảo mật, an toàn thông tin.

“Nguồn nhân lực số cần có tác phong kỷ luật và đạo đức trong công việc; có khả năng thích ứng trong thời gian nhanh nhất với môi trường lao động và tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) mới; có khả năng tư duy đột phá, sáng tạo trong công việc… vì đây là sẽ là các tiêu chí đặc trưng của nguồn nhân lực số”, PGS. TSKH. Nguyễn Văn Minh nhấn mạnh.

Cũng theo PGS. TSKH. Nguyễn Văn Minh, CĐS chính là cuộc cách mạng toàn diện trong quản trị DN, do đó luôn cần những sáng tạo số đại chúng (tri thức đại chúng; hưởng ứng đại chúng; cộng hưởng mạng lưới đại chúng).

Cụ thể hơn cho điều này, theo PGS. TSKH. Nguyễn Văn Minh, việc sáng tạo số đại chúng chính là việc lãnh đạo cần gương mẫu đi đầu, có niềm vào đội ngũ nhân viên và có khả năng gắn kết tinh hoa đại chúng thông qua các hoạt động đội và nhóm.

“Đại chúng hoá sáng tạo và cộng hưởng sáng tạo đại chúng cùng hướng đến mục tiêu chung phát triển chính là chìa khoá thành công trong công cuộc CĐS của các đơn vị”, PGS. TSKH. Nguyễn Văn Minh nhấn mạnh.

Cần tăng cường sự hiện diện về nguồn nhân sự theo mô hình chữ “T”

Ở quan điểm khác, ông Lê Trung Thắng, CEO và nhà sáng lập Việt Nam DX Group cho rằng xu hướng quản trị nhân sự đang thay đổi, thế hệ Gen Z (những người sinh năm 1995 - 2015) đang trở thành trung tâm. Và nguồn nhân sự này có thế mạnh phản ứng nhanh với thông tin, yêu cầu cao được làm việc trong môi trường số hiện đại.

Do đó, muốn phát triển nguồn nhân lực số mạnh mẽ của thế hệ này, các đơn vị cần tăng cường nguồn nhân sự theo mô hình chữ T (T-Shaped Skills): Có sự hiểu biết rộng, cộng tác hiệu quả trong đa lĩnh vực; có chiều sâu về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tinh nhuệ, có khả năng áp dụng kiến thức qua các tình huống…

Cũng cùng những quan điểm như ông ông Lê Trung Thắng, ông Mai Hoàng Minh, Giám đốc Phát triển kinh doanh Công ty CP TopCV Việt Nam cho rằng, việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp các đơn vị thực thi hiệu quả các chiến lược quản trị nguồn nhân sự.

Và lời khuyên đưa ra đối với các đơn vị là: Cần ứng dụng công nghệ trong hoạt động tuyển dụng và kết nối; ứng dụng công nghệ trong việc tự động hoá quy trình tuyển dụng; ứng dụng công nghệ trong quản lý lương thường, phúc lợi người lao động; số hoá hồ sơ nhân sự.

Đặc biệt, cần sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để xây dựng nguồn nhân lực số. Điều này sẽ giúp quá trình tiếp cận, đánh giá, sàng lọc ứng viên một cách tự động, tiết kiệm thời gian, loại bỏ sai sót, định kiến cá nhân.

“Công nghệ AI trong ngành nhân sự hoạt động giống như bộ óc phân tích của con người, nhưng có quy mô và tốc độ ưu hoá”, ông Lê Trung Thắng nhấn mạnh.

Cũng theo ông Lê Trung Thắng, công nghệ AI giúp hỗ trợ người làm nhân sự có sự định hướng khi tuyển dụng; giúp công tác đào tạo các kỹ năng làm việc cần thiết cho các nhân viên; nâng cao kinh nghiệm cho nhân viên và ghi nhận quá trình làm việc, cống hiến của nhân viên; phát triển khả năng lãnh đạo thông qua cấu trúc, đặc điểm từ những kỹ năng hiểu, nhận định, đưa ra quyết định xử lý công việc.

Đặc biệt, AI giúp đưa ra những khuyến nghị trong việc quản trị nguồn nhân lực cho các đơn vị, bởi lẽ khi đơn vị có kế hoạch, chiến lược, AI sẽ là một công cụ hỗ trợ hệ thống ra quyết định. Đồng thời, AI giúp việc khai thác dữ liệu, khám phá ra những tri thức mới, từ đó sẽ giúp điều chỉnh, dự báo, báo cáo hiệu quả việc quản lý trong tương lai”, ông Lê Trung Thắng phân tích.

Điều quan trọng nữa, theo ông Lê Trung Thắng, các giải pháp công nghệ hiện nay để các đơn vị có thể tham khảo sử dụng nữa chính là: Nền tảng tuyển dụng trực tuyến; công cụ nền tảng đánh giá online (pre-employment assessment); đào tạo trực tuyến e-learing; phần mềm quản lý nhân sự (HRMS)…/.

Nguồn tin: ictvietnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập173
  • Hôm nay3,098
  • Tháng hiện tại119,760
  • Tháng trước1,740,996
  • Tổng lượt truy cập2,008,686
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây