Phát biểu tại buổi gặp mặt tri ân một số nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, các trường cần mở rộng không gian phát triển, thay đổi tư duy đào tạo.
Chiều 18/11/2022, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức gặp mặt tri ân một số nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì buổi gặp mặt.
Cùng dự buổi gặp mặt, có Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường Cao đẳng Công nghiệp In, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT và một số nhà giáo tiêu biểu của ba ngôi trường.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tặng sách và chụp ảnh lưu niệm với các thầy cô giáo
Đào tạo nhân lực số cho quốc gia là sứ mệnh vẻ vang của ngành TT&TT
Mở đầu buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phan Tâm gửi lời chúc mừng và tri ân tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo của Bộ TT&TT.
Theo Thứ trưởng, đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới. Ngành Giáo dục - Đào tạo đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện. Ngành TT&TT bước vào tiến trình đổi mới lần 2 với nhiệm vụ tiên phong là dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia. Trong bối cảnh đó, đào tạo nguồn nhân lực được Đảng, Nhà nước xác định là khâu then chốt. Đào tạo nguồn nhân lực số cho quốc gia là một sứ mệnh vẻ vang, sứ mệnh vẻ vang thì khó khăn, thách thức sẽ lớn.
Thứ trưởng khẳng định, tập thể lãnh đạo Bộ TT&TT luôn đồng hành cùng các thầy, cô giáo, hy vọng, các thầy, cô sẽ nỗ lực, thích ứng kịp với sự thay đổi để sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo thông qua chuyển đổi số sẽ thành công, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
Nghề nào cũng cần sự nhiệt huyết với nghề để thành công
Tại buổi gặp mặt, thầy Bùi Xuân Phong, 72 tuổi, nhà giáo lão thành của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thay mặt các thầy cô giáo, xúc động gửi lời cảm ơn trân trọng đến lãnh đạo Bộ TT&TT đã tổ chức một buổi lễ ấm cúng, trang trọng dành cho các nhà giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Giáo sư Lê Hải Châu (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) chia sẻ về những tâm huyết với ngành, với nghề giáo của mình. Sau khi đi học sau đại học ở nước ngoài, ông trở về nước với tâm thế cống hiến cho ngành, cho sự nghiệp giáo dục đào tạo. Chính những tâm huyết của Bộ trưởng với ngành, những chia sẻ, chỉ đạo, những gợi mở của Bộ trưởng đã khiến ông mạnh dạn bước đi trên con đường mới, sẵn sàng bước lên con đường mới, chưa có ai khai mở.
Cô giáo Đặng Thị Việt Đức
Cô Đặng Thị Việt Đức, nhà giáo đã khởi tạo ngành fintech tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thì khẳng định, là nhà giáo trong thời kỳ công nghệ phát triển nhanh như hiện nay phải luôn trau dồi kiến thức, phát triển bản thân để luôn có đầy đủ năng lực dẫn dắt, hỗ trợ sinh viên.
Đồng quan điểm, giảng viên Nguyễn Thị Thu Trang, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT chia sẻ, cô luôn nỗ lực làm mới mình trong công tác chuyên môn, cập nhật phương pháp giáo dục mới, đặc biệt chú ý sử dụng công nghệ mới trong giảng dạy trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra sâu rộng ở mọi ngành nghề. Nghề nào cũng cần sự nhiệt huyết với nghề để thành công và đó cũng chính là bí quyết thành công.
Cô giáo Nguyễn Thị Bảy
Thay mặt các nhà giáo của Trường Cao đẳng Công nghiệp In, giảng viên Nguyễn Thị Bảy cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình không ngừng trau dồi học hỏi nâng cao kiến thức chuyên môn, không ngại gian khó, góp sức vào sự nghiệp đào tạo của trường, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của ngành.
Các trường cần mở rộng không gian phát triển, thay đổi tư duy đào tạo
Sau khi nghe những chia sẻ của các nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, mọi năm theo thông lệ Bộ trưởng sẽ gửi thư chúc mừng đến các nhà giáo trong ngành nhân kỷ niệm ngày 20/11. Năm nay, Bộ TT&TT tổ chức buổi lễ gặp mặt các nhà giáo tại 18 Nguyễn Du, trụ sở Bộ với mong muốn được lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, chia sẻ của các thầy cô giáo.
Theo Bộ trưởng, ba ngôi trường trực thuộc Bộ là Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường Cao đẳng Công nghiệp In, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT cùng trong một nhà nhưng đây là lần đầu tiên ngồi với nhau. Do đó, thời gian tới cần tăng cường hợp tác, kết nối, dùng chung nguồn lực, dùng chung hạ tầng số, hình thành một hệ sinh thái tạo nên sức mạnh. Đặc biệt, lãnh đạo ba trường cần chú trọng mở rộng không gian phát triển, đây là điều quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào.
Trường Cao đẳng Công nghiệp In với bề dày 60 năm phát triển cần thay đổi nội hàm, mở rộng không gian phát triển. Không chỉ đào tạo nguồn nhân lực trong ngành In, mà phải trở thành một trường cao đẳng nghề. Đây là nhiệm vụ Bộ trưởng giao cho lãnh đạo trường.
Với sự phát triển nhanh của công nghệ, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên thế giới, các trường đang có nhiều cơ hội để mở rộng không gian phát triển.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu chúc mừng các thầy cô giáo
Bộ trưởng chia sẻ, trong chuyến tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Campuchia tháng 11 vừa qua, phía Campuchia đã nhờ Việt Nam đào tạo kỹ sư CNTT. Hiện nay, mỗi năm Campuchia đào tạo được một nghìn kỹ sư CNTT. Trong khi đó, mức trung bình của thế giới hiện nay là cứ 1000 dân thì có một kỹ sư CNTT mới ra trường thì mới đáp ứng được nhu cầu về nhân lực CNTT của đất nước đó. Thiếu nhân lực về CNTT là vấn đề không phải của riêng quốc gia nào mà là vấn đề của các nước trên thế giới. Đây chính là cơ hội mở rộng không gian phát triển của các cơ sở đào tạo.
Ngoài ra, công nghệ phát triển nhanh đòi hỏi con người phải học tập cả đời, liên tục được đào tạo lại, đào tạo mới. Điều này có nghĩa là mỗi năm các trường không chỉ đào tạo một nghìn sinh viên mà sẽ là đào tạo một triệu học viên.
Bộ trưởng cũng lưu ý, các trường cũng cần thay đổi tư duy đào tạo. Làm thế nào để đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, đào tạo nhân tài vì nhân lực có kỹ năng mới chính là nguồn lực của quốc gia. Hiện nay, cạnh tranh giữa các quốc gia là cạnh tranh về nhân tài. Nước nào có nhiều nhân tài sẽ trở thành cường quốc.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chụp ảnh lưu niệm với các thầy cô giáo
Bộ trưởng khẳng định, Bộ TT&TT luôn luôn đồng hành, hỗ trợ ba trường. Lãnh đạo các trường cần nỗ lực đưa trường mình trở thành những cơ sở đào tạo hàng đầu. Bộ TT&TT sẽ cố gắng tốt nhất để giúp các trường giải quyết những vấn đề khó khăn như cơ chế, chính sách, cách tiếp cận giải quyết vấn đề.
Kết thúc buổi gặp mặt, Bộ trưởng cảm ơn các thầy, cô đã đến dự buổi gặp mặt rất thân tình, ấm cúng. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các nhà giáo có mặt tại buổi gặp mặt cũng như các nhà giáo trong toàn ngành Thông tin và Truyền thông./.
Chiều 18/11/2022, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức gặp mặt tri ân một số nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì buổi gặp mặt.
Cùng dự buổi gặp mặt, có Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường Cao đẳng Công nghiệp In, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT và một số nhà giáo tiêu biểu của ba ngôi trường.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tặng sách và chụp ảnh lưu niệm với các thầy cô giáo
Đào tạo nhân lực số cho quốc gia là sứ mệnh vẻ vang của ngành TT&TT
Mở đầu buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phan Tâm gửi lời chúc mừng và tri ân tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo của Bộ TT&TT.
Theo Thứ trưởng, đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới. Ngành Giáo dục - Đào tạo đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện. Ngành TT&TT bước vào tiến trình đổi mới lần 2 với nhiệm vụ tiên phong là dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia. Trong bối cảnh đó, đào tạo nguồn nhân lực được Đảng, Nhà nước xác định là khâu then chốt. Đào tạo nguồn nhân lực số cho quốc gia là một sứ mệnh vẻ vang, sứ mệnh vẻ vang thì khó khăn, thách thức sẽ lớn.
Thứ trưởng khẳng định, tập thể lãnh đạo Bộ TT&TT luôn đồng hành cùng các thầy, cô giáo, hy vọng, các thầy, cô sẽ nỗ lực, thích ứng kịp với sự thay đổi để sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo thông qua chuyển đổi số sẽ thành công, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
Nghề nào cũng cần sự nhiệt huyết với nghề để thành công
Tại buổi gặp mặt, thầy Bùi Xuân Phong, 72 tuổi, nhà giáo lão thành của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thay mặt các thầy cô giáo, xúc động gửi lời cảm ơn trân trọng đến lãnh đạo Bộ TT&TT đã tổ chức một buổi lễ ấm cúng, trang trọng dành cho các nhà giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Giáo sư Lê Hải Châu (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) chia sẻ về những tâm huyết với ngành, với nghề giáo của mình. Sau khi đi học sau đại học ở nước ngoài, ông trở về nước với tâm thế cống hiến cho ngành, cho sự nghiệp giáo dục đào tạo. Chính những tâm huyết của Bộ trưởng với ngành, những chia sẻ, chỉ đạo, những gợi mở của Bộ trưởng đã khiến ông mạnh dạn bước đi trên con đường mới, sẵn sàng bước lên con đường mới, chưa có ai khai mở.
Cô giáo Đặng Thị Việt Đức
Cô Đặng Thị Việt Đức, nhà giáo đã khởi tạo ngành fintech tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thì khẳng định, là nhà giáo trong thời kỳ công nghệ phát triển nhanh như hiện nay phải luôn trau dồi kiến thức, phát triển bản thân để luôn có đầy đủ năng lực dẫn dắt, hỗ trợ sinh viên.
Đồng quan điểm, giảng viên Nguyễn Thị Thu Trang, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT chia sẻ, cô luôn nỗ lực làm mới mình trong công tác chuyên môn, cập nhật phương pháp giáo dục mới, đặc biệt chú ý sử dụng công nghệ mới trong giảng dạy trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra sâu rộng ở mọi ngành nghề. Nghề nào cũng cần sự nhiệt huyết với nghề để thành công và đó cũng chính là bí quyết thành công.
Cô giáo Nguyễn Thị Bảy
Thay mặt các nhà giáo của Trường Cao đẳng Công nghiệp In, giảng viên Nguyễn Thị Bảy cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình không ngừng trau dồi học hỏi nâng cao kiến thức chuyên môn, không ngại gian khó, góp sức vào sự nghiệp đào tạo của trường, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của ngành.
Các trường cần mở rộng không gian phát triển, thay đổi tư duy đào tạo
Sau khi nghe những chia sẻ của các nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, mọi năm theo thông lệ Bộ trưởng sẽ gửi thư chúc mừng đến các nhà giáo trong ngành nhân kỷ niệm ngày 20/11. Năm nay, Bộ TT&TT tổ chức buổi lễ gặp mặt các nhà giáo tại 18 Nguyễn Du, trụ sở Bộ với mong muốn được lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, chia sẻ của các thầy cô giáo.
Theo Bộ trưởng, ba ngôi trường trực thuộc Bộ là Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường Cao đẳng Công nghiệp In, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT cùng trong một nhà nhưng đây là lần đầu tiên ngồi với nhau. Do đó, thời gian tới cần tăng cường hợp tác, kết nối, dùng chung nguồn lực, dùng chung hạ tầng số, hình thành một hệ sinh thái tạo nên sức mạnh. Đặc biệt, lãnh đạo ba trường cần chú trọng mở rộng không gian phát triển, đây là điều quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào.
Trường Cao đẳng Công nghiệp In với bề dày 60 năm phát triển cần thay đổi nội hàm, mở rộng không gian phát triển. Không chỉ đào tạo nguồn nhân lực trong ngành In, mà phải trở thành một trường cao đẳng nghề. Đây là nhiệm vụ Bộ trưởng giao cho lãnh đạo trường.
Với sự phát triển nhanh của công nghệ, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên thế giới, các trường đang có nhiều cơ hội để mở rộng không gian phát triển.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu chúc mừng các thầy cô giáo
Bộ trưởng chia sẻ, trong chuyến tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Campuchia tháng 11 vừa qua, phía Campuchia đã nhờ Việt Nam đào tạo kỹ sư CNTT. Hiện nay, mỗi năm Campuchia đào tạo được một nghìn kỹ sư CNTT. Trong khi đó, mức trung bình của thế giới hiện nay là cứ 1000 dân thì có một kỹ sư CNTT mới ra trường thì mới đáp ứng được nhu cầu về nhân lực CNTT của đất nước đó. Thiếu nhân lực về CNTT là vấn đề không phải của riêng quốc gia nào mà là vấn đề của các nước trên thế giới. Đây chính là cơ hội mở rộng không gian phát triển của các cơ sở đào tạo.
Ngoài ra, công nghệ phát triển nhanh đòi hỏi con người phải học tập cả đời, liên tục được đào tạo lại, đào tạo mới. Điều này có nghĩa là mỗi năm các trường không chỉ đào tạo một nghìn sinh viên mà sẽ là đào tạo một triệu học viên.
Bộ trưởng cũng lưu ý, các trường cũng cần thay đổi tư duy đào tạo. Làm thế nào để đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, đào tạo nhân tài vì nhân lực có kỹ năng mới chính là nguồn lực của quốc gia. Hiện nay, cạnh tranh giữa các quốc gia là cạnh tranh về nhân tài. Nước nào có nhiều nhân tài sẽ trở thành cường quốc.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chụp ảnh lưu niệm với các thầy cô giáo
Bộ trưởng khẳng định, Bộ TT&TT luôn luôn đồng hành, hỗ trợ ba trường. Lãnh đạo các trường cần nỗ lực đưa trường mình trở thành những cơ sở đào tạo hàng đầu. Bộ TT&TT sẽ cố gắng tốt nhất để giúp các trường giải quyết những vấn đề khó khăn như cơ chế, chính sách, cách tiếp cận giải quyết vấn đề.
Kết thúc buổi gặp mặt, Bộ trưởng cảm ơn các thầy, cô đã đến dự buổi gặp mặt rất thân tình, ấm cúng. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các nhà giáo có mặt tại buổi gặp mặt cũng như các nhà giáo trong toàn ngành Thông tin và Truyền thông./.
Nguồn tin: mic.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn