Ngành Y tế tiên phong triển khai ứng dụng các Nền tảng số dùng chung quốc gia

Thứ ba - 22/11/2022 19:11

Ngành Y tế tiên phong triển khai ứng dụng các Nền tảng số dùng chung quốc gia

Sáng ngày 17/11/2022, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin, góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. Tham dự có ông Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT; đại diện các bệnh viện, trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp.
(Mic.gov.vn) - 

Sáng ngày 17/11/2022, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin, góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. Tham dự có ông Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT; đại diện các bệnh viện, trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp.

 

20221117-pg1-TTD.jpg

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng

Y tế - lĩnh vực tiên phong triển khai ứng dụng các Nền tảng số dùng chung quốc gia. 

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định, “sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế và ngành TT&TT đã bắt đầu từ rất sớm, đặc biệt là thời điểm bùng phát dịch Covid-19 vào đầu năm 2020. Hai ngành đã cùng nhau thực hiện nhiều việc có ý nghĩa và khó, đạt được kết quả tích cực trong thời gian ngắn và chưa từng có tiền lệ”.

Đây là tiền đề thuận lợi để ngành TT&TT và ngành Y tế tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong thời gian tới. 

Thứ trưởng Bộ TT&TT đánh giá, lĩnh vực y tế là lĩnh vực tiên phong triển khai ứng dụng các Nền tảng số dùng chung quốc gia. Công nghệ giúp các y, bác sĩ thực hiện công việc của mình tốt hơn, người dân được sử dụng dịch vụ tiện lợi hơn. Quét mã QR, thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên phổ biến sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát.

Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước về CNTT và chuyển đổi số, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đã chia sẻ với các đại biểu tham dự Hội thảo liên quan đến chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế. 

Thứ trưởng nhấn mạnh, trong các chương trình chiến lược quốc gia, Bộ TT&TT xác định các nền tảng số triển khai rộng khắp sẽ là giải pháp đột phá cho chuyển đổi số.

Ngành Y tế hiện đang sở hữu một nguồn tài nguyên vô cùng lớn, đó là dữ liệu liên quan đến công tác khám, chữa bệnh của người dân Việt Nam. Đây chính là yếu tố đầu vào quan trọng để thông minh hóa, tối ưu hóa các dịch vụ y tế. 

Thứ trưởng cho biết thêm, năm 2023, Bộ TT&TT dự định đề xuất lên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chọn là năm Dữ liệu số quốc gia. Bộ Y tế cần đề xuất những giải pháp, sáng kiến thúc đẩy phát triển dữ liệu số trong lĩnh vực y tế, qua đó góp phần phát triển dữ liệu số quốc gia, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đề xuất. 

Chuyển đổi số muốn nhanh, bền vững thì an toàn, an ninh mạng phải song hành và trở thành một phần không thể tách rời. Chuyển đổi số cần an toàn, an ninh mạng giống như một chiếc xe cần có phanh. Phanh không phải để dừng chiếc xe lại, mà để chúng ta yên tâm nhấn ga đi nhanh hơn, Thứ trưởng nhấn mạnh. 

 Chuyển đổi số góp phần kết nối bệnh viện tuyến trên với tuyến dưới và với người bệnh

20221117-m03.jpg

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhận định, trong hai năm qua, hệ thống khám bệnh, chữa bệnh của chúng ta đã ghi nhận những nỗ lực phi thường, những vất vả gian lao trong phòng chống dịch COVID-19 và thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Trong thời kỳ khó khăn này, ngành Y tế đã triển khai thành công đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” và khai trương 1000 điểm cầu trên cả nước. 

Hiện nay, Đề án đang được các nơi tích cực triển khai với hàng vạn lượt người bệnh được tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và lan tỏa ra khắp mọi miền Tổ quốc, giúp kết nối giữa các bệnh viện tuyến trên với tuyến dưới và người bệnh.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh vẫn còn những hạn chế nhất định: Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin chưa tương xứng với khối lượng dữ liệu y tế cần quản lý, hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu còn rời rạc, chưa liên thông với nhau, an toàn thông tin và nhiều yêu cầu về công nghệ thông tin còn chậm triển khai, nguồn lực dành cho công nghệ thông tin còn hạn chế, sự phối hợp giữa các đơn vị trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số còn chưa đồng bộ,...

Những hạn chế trên dẫn đến việc phát triển công nghệ thông tin tại các bệnh viện rất khác nhau giữa các bệnh viện công lập, tư nhân và giữa bệnh viện các tuyến. Nơi nào lãnh đạo quan tâm, nơi đó công nghệ thông tin sẽ phát triển hơn, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, giảm thời gian chờ đợi, giảm sai sót, nhầm lẫn, tăng cường tính công khai, minh bạch... và người bệnh sẽ hài lòng hơn.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe tham luận về thực trạng và định hướng ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong lĩnh vực khám, chữa bệnh; các văn bản chỉ đạo về chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh của đại diện lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh và Cục CNTT (Bộ Y tế). 

Ngoài ra, đại diện các bệnh viện ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam chia sẻ kinh nghiệm triển khai bệnh án điện tử, xây dựng bệnh viện thông minh, ứng dụng robot trong hỗ trợ chăm sóc người bệnh Covid, ứng dụng Quầy thuốc thông minh, ứng dụng CNTT trong can thiệp tim mạch từ xa…/.

 

20221117-pg1-TTD.jpg

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng

Y tế - lĩnh vực tiên phong triển khai ứng dụng các Nền tảng số dùng chung quốc gia. 

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định, “sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế và ngành TT&TT đã bắt đầu từ rất sớm, đặc biệt là thời điểm bùng phát dịch Covid-19 vào đầu năm 2020. Hai ngành đã cùng nhau thực hiện nhiều việc có ý nghĩa và khó, đạt được kết quả tích cực trong thời gian ngắn và chưa từng có tiền lệ”.

Đây là tiền đề thuận lợi để ngành TT&TT và ngành Y tế tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong thời gian tới. 

Thứ trưởng Bộ TT&TT đánh giá, lĩnh vực y tế là lĩnh vực tiên phong triển khai ứng dụng các Nền tảng số dùng chung quốc gia. Công nghệ giúp các y, bác sĩ thực hiện công việc của mình tốt hơn, người dân được sử dụng dịch vụ tiện lợi hơn. Quét mã QR, thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên phổ biến sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát.

Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước về CNTT và chuyển đổi số, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đã chia sẻ với các đại biểu tham dự Hội thảo liên quan đến chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế. 

Thứ trưởng nhấn mạnh, trong các chương trình chiến lược quốc gia, Bộ TT&TT xác định các nền tảng số triển khai rộng khắp sẽ là giải pháp đột phá cho chuyển đổi số.

Ngành Y tế hiện đang sở hữu một nguồn tài nguyên vô cùng lớn, đó là dữ liệu liên quan đến công tác khám, chữa bệnh của người dân Việt Nam. Đây chính là yếu tố đầu vào quan trọng để thông minh hóa, tối ưu hóa các dịch vụ y tế. 

Thứ trưởng cho biết thêm, năm 2023, Bộ TT&TT dự định đề xuất lên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chọn là năm Dữ liệu số quốc gia. Bộ Y tế cần đề xuất những giải pháp, sáng kiến thúc đẩy phát triển dữ liệu số trong lĩnh vực y tế, qua đó góp phần phát triển dữ liệu số quốc gia, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đề xuất. 

Chuyển đổi số muốn nhanh, bền vững thì an toàn, an ninh mạng phải song hành và trở thành một phần không thể tách rời. Chuyển đổi số cần an toàn, an ninh mạng giống như một chiếc xe cần có phanh. Phanh không phải để dừng chiếc xe lại, mà để chúng ta yên tâm nhấn ga đi nhanh hơn, Thứ trưởng nhấn mạnh. 

 Chuyển đổi số góp phần kết nối bệnh viện tuyến trên với tuyến dưới và với người bệnh

20221117-m03.jpg

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhận định, trong hai năm qua, hệ thống khám bệnh, chữa bệnh của chúng ta đã ghi nhận những nỗ lực phi thường, những vất vả gian lao trong phòng chống dịch COVID-19 và thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Trong thời kỳ khó khăn này, ngành Y tế đã triển khai thành công đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” và khai trương 1000 điểm cầu trên cả nước. 

Hiện nay, Đề án đang được các nơi tích cực triển khai với hàng vạn lượt người bệnh được tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và lan tỏa ra khắp mọi miền Tổ quốc, giúp kết nối giữa các bệnh viện tuyến trên với tuyến dưới và người bệnh.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh vẫn còn những hạn chế nhất định: Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin chưa tương xứng với khối lượng dữ liệu y tế cần quản lý, hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu còn rời rạc, chưa liên thông với nhau, an toàn thông tin và nhiều yêu cầu về công nghệ thông tin còn chậm triển khai, nguồn lực dành cho công nghệ thông tin còn hạn chế, sự phối hợp giữa các đơn vị trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số còn chưa đồng bộ,...

Những hạn chế trên dẫn đến việc phát triển công nghệ thông tin tại các bệnh viện rất khác nhau giữa các bệnh viện công lập, tư nhân và giữa bệnh viện các tuyến. Nơi nào lãnh đạo quan tâm, nơi đó công nghệ thông tin sẽ phát triển hơn, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, giảm thời gian chờ đợi, giảm sai sót, nhầm lẫn, tăng cường tính công khai, minh bạch... và người bệnh sẽ hài lòng hơn.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe tham luận về thực trạng và định hướng ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong lĩnh vực khám, chữa bệnh; các văn bản chỉ đạo về chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh của đại diện lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh và Cục CNTT (Bộ Y tế). 

Ngoài ra, đại diện các bệnh viện ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam chia sẻ kinh nghiệm triển khai bệnh án điện tử, xây dựng bệnh viện thông minh, ứng dụng robot trong hỗ trợ chăm sóc người bệnh Covid, ứng dụng Quầy thuốc thông minh, ứng dụng CNTT trong can thiệp tim mạch từ xa…/.

 

Nguồn tin: mic.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập198
  • Hôm nay2,759
  • Tháng hiện tại119,421
  • Tháng trước1,740,996
  • Tổng lượt truy cập2,008,347
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây