Trong số các đơn vị điển hình (tính đến 31/10/2022) đạt kết quả cao ở nội dung tỷ lệ số người truy cập Cổng Thông tin điện tử gồm: Bộ Y tế (14.587.960 lượt), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (6.820.755 lượt), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) (5.995.745 lượt)… Ở nội dung tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt mức cao thuộc về: Ngân hàng Nhà nước (100%); Bộ Công Thương (99,74%), tỉnh Hòa Bình (86,52%), Đà Nẵng (67,00%)…
Để đạt được những kết quả cao, tích cực trên, các đơn vị ngoài việc bám sát thực hiện các nội dung, yêu cầu của văn bản, hướng dẫn từ cấp trên, thì điều đáng ghi nhận chính là các đơn vị luôn nỗ lực trong việc áp dụng, triển khai mạnh mẽ nhiều giải pháp, nền tảng số mới.
Công bố danh mục DVCTT toàn trình và một phần
Triển khai cung cấp DVCTT theo quy định mới tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và DVCTT của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) là những đơn vị đã thực hiện rà soát các thủ tục hành chính (TTHC) trong phạm vi tiếp nhận và giải quyết của mình và xác định Danh mục DVCTT toàn trình, DVCTT một phần.
Cụ thể, Bộ KH&CN có 260 TTHC cấp trung ương, trong đó, có 184 TTHC được cung cấp, tích hợp mức độ toàn trình trên Cổng Dịch vụ công của Bộ theo quy định tại Quyết định số 1905/QĐ-BKHCN ngày 23/9/2022 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về phê duyệt Danh mục DVCTT tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công của Bộ và Cổng Dịch vụ công Quốc gia giai đoạn 2022 - 2023 của Bộ KH&CN, 76 TTHC triển khai DVCTT một phần.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 55 TTHC cấp trung ương, trong đó có: 31 TTHC đủ điều kiện cung cấp DVCTT toàn trình, 24 TTHC cung cấp DVCTT một phần.
Như vậy, Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT là 02 đơn vị đầu tiên trong khối các bộ, ngành thực hiện rà soát và công bố danh mục DVCTT toàn trình, DVCTT một phần để triển khai cung cấp DVCTT theo quy định mới tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP.
Thông báo trả kết quả sớm hạn một số TTHC thực hiện DVCTT
Đà Nẵng cũng là một điển hình tiêu biểu về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến. Đà Nẵng không chỉ áp dụng nền tảng số mới (nền tảng công dân số My Portal) mà còn còn linh hoạt đồng ý cho các đơn vị trong tỉnh áp dụng thực hiện việc: Giảm thời gian xử lý và trả hồ sơ trực tuyến (so với hồ sơ trực tiếp); hỗ trợ phí chuyển tiền qua mạng khi thanh toán phí, lệ phí; hỗ trợ phí bưu điện nhận hồ sơ/trả kết quả tại nhà cho công dân theo yêu cầu; triển khai Tổ/Đội hỗ trợ công dân sử dụng giao dịch trực tuyến với cơ quan công quyền…
Để làm tốt, đạt hiệu quả qua cách làm trên, Sở KH&CN Đà Nẵng luôn xác định, muốn tăng cao hiệu quả tỷ lệ hồ sơ trực truyến, đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện gắn với chỉ tiêu cụ thể gắn với từng tháng, và nếu có vướng mắc phát sinh, Sở sẽ có báo cáo gửi Sở TT&TT, lãnh đạo thành phố xin ý kiến chỉ đạo kịp thời.
Cùng với đó, nếu các đơn vị có liên quan thuộc quyền quản lý của Sở trong thời gian triển khai các DVCTT nếu chưa đạt chỉ tiêu đề ra sẽ quy trách nhiệm cho người đứng đầu hoặc Sở KH&CN Đà Nẵng sẽ cùng phối hợp với Sở Nội vụ Đà Nẵng có phương án đánh giá, xem xét trách nhiệm để xử lý.
Không chỉ nghiêm túc quy rõ trách nhiệm cho người đứng đầu ở các đơn vị trực thuộc, mà Sở KH&CN Đà Nẵng thời gian qua còn ưu tiên việc sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trả kết quả TTHC, điều này đã góp phần giảm thời gian, tiết kiệm chi phí của các tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính (kết quả trả sớm hạn (từ 10% đến 20%) so với thời gian quy định khi tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ và nhận kết quả trực truyến đối với một số TTHC).
Hơn nữa, khi thực hiện cách làm trên còn góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, văn minh, thuận tiện phục vụ tổ chức, mọi người dân, doanh nghiệp./.
Nguồn tin: ictvietnam.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn