Thứ năm, 21/11/2024, 09:35
Thứ năm, 21/11/2024, 09:35
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai Đề án 06     ‏Đại học Quốc gia Singapore hợp tác với FPT phát triển nguồn nhân lực AI ‏     Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử     Tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại Lạng Sơn     Sau năm 2025, mỗi người dân Việt Nam đều sở hữu một Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID     Dữ liệu thông tin địa lý trợ giúp gì cho chính phủ điện tử?     Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối đến năm 2030     Cao Bằng: Chuyển đổi số “mở lối thoát nghèo” cho người dân     "Chuyển đổi công nghiệp - động lực mới cho phát triển bền vững TP Hồ Chí Minh"     Thành thạo các công cụ AI mang lại cho giới trẻ nhiều cơ hội việc làm     5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh     ‏Vinphaco nâng tầm hệ thống quản trị bằng dữ liệu nhờ chuyển đổi số ‏     Xây dựng chính phủ số không chỉ chuyện của riêng các CIO     Kết nối liên thông các Cổng TTĐT tạo hệ sinh thái số thông tin toàn diện     Chính phủ điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi xanh     Tăng trải nghiệm số cho khách hàng, ngành đường sắt thay đổi để phát triển     Phấn đấu phủ sóng 5G toàn thành phố Lai Châu trong quý I/2025     Bộ TT&TT hỗ trợ Lai Châu trở thành tỉnh "hình mẫu" về phủ sóng di động    

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Muốn kinh tế số phát triển cần có đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp công nghệ số năng động, xông xáo

Chủ nhật - 03/09/2023 23:27Đọc bằng audio

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Muốn kinh tế số phát triển cần có đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp công nghệ số năng động, xông xáo

Ngày 30/8/2023, tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), 18 Nguyễn Du, Hà Nội, Uỷ ban quốc gia về Chuyển đổi số tổ chức Phiên họp chuyên đề lần thứ hai với chủ đề “Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực”. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp.
(Mic.gov.vn) - 

Ngày 30/8/2023, tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), 18 Nguyễn Du, Hà Nội,  Uỷ ban quốc gia về Chuyển đổi số tổ chức Phiên họp chuyên đề lần thứ hai với chủ đề “Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực”. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp.


Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị. Tham dự có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Ủy viên Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung; Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương Bùi Tiến Dũng; đại diện Ban Chỉ đạo chuyển đổi số các Bộ, ngành; đại diện các đơn vị thuộc Bộ TTT&TT; các doanh nghiệp công nghệ số. Tại 63 điểm cầu địa phương có sự tham dự của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh, đại diện các Sở TT&TT và các cơ quan liên quan.

20230831-pg1-BT-1.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu kết luận tại Hội nghị

Muốn kinh tế số phát triển cần có đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp công nghệ số năng động, xông xáo

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng của kinh tế số là một trong ba trụ cột của chuyển đổi số, là công cụ giúp bình ổn và tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Để đạt mục tiêu kinh tế số chiếm tối thiểu 20% vào năm 2025 như Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra, ước tính kinh tế số phải tăng trưởng gấp 03 - 04 lần tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20 - 25%/năm. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, thách thức, cần có giải pháp đột phá mới có thể đạt được.

20230831-pg1-SoHCM.jpg

Đại diện lãnh đạo Sở TT&TT TP.HCM phát biểu tại Hội nghị

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, kinh tế số bao  gồm hai thành phần: Công nghiệp ICT và kinh tế số ngành, lĩnh vực. Kinh nghiệm cho thấy muốn phát triển kinh tế số phải phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực. Mục tiêu là đến năm 2030, kinh tế số ngành phải chiếm ít nhất 70% kinh tế số cả nước. Muốn kinh tế số phát triển cần phải có đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp công nghệ số năng động, xông xáo.

Trong hai thành tố của kinh tế số, Công nghiệp ICT (hay công nghiệp công nghệ số) bao gồm viễn thông, phần mềm, dịch vụ CNTT, phần cứng, Internet (nội dung số, nền tảng số, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây) chính là nền móng, nền tảng, đóng vai trò dẫn dắt sự phát triển của kinh tế số. Để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, các doanh nghiệp công nghệ số phải nhận lấy trách nhiệm, sứ mệnh này.

20230831-pg1-kyket.jpg

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa Cục Phát triển doanh nghiệp và Vụ Kinh tế số và Xã hội số về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Bộ trưởng cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế số ngành, lĩnh vực. Việt Nam cần thúc đẩy chuyển đổi số để phát triển kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực, đưa dữ liệu và công nghệ số thẩm thấu một cách tự nhiên, mặc định vào từng lĩnh vực của nền kinh tế.

Phát triển kinh tế số là chặng đường dài, tập trung vào ứng dụng nhiều hơn nghiên cứu

Với đặc điểm như vậy của kinh tế số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế số chính là đặc điểm dân tộc, ngữ cảnh đất nước và đặc thù của từng ngành. Bài toán Việt Nam thì tạo ra lời giải và sản phẩm Việt Nam, cần đến cách tiếp cận Việt Nam. Việt Nam phải đi con đường Việt Nam thì mới có cơ hội tiến lên đi đầu, đi theo con đường của người khác thì mãi là người đi sau. Lý luận về chuyển đổi số, về phát triển kinh tế số Việt Nam có ý nghĩa quyết định và Bộ TT&TT đặt mục tiêu xây dựng lý luận này.

Muốn thúc đẩy kinh tế số thì phải đo lường được. Kinh tế truyền thống được đo lường với độ trễ khá cao, còn đối với kinh tế số, việc đo lường với độ trễ thấp được triển khai theo tháng, theo quý sẽ giúp cơ quan quản lý có biện pháp kịp thời thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số, Bộ trưởng Bộ TT&TT bày tỏ.

Cũng tại Hội nghị, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số đã trình bày về thực trạng tình hình phát triển kinh tế số, các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc mà các bộ, ngành, địa phương gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế số vừa qua cũng như các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong thời gian tới.

Trao đổi về các khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế số, đại diện UBND thành phố Hải Phòng và Sở TT&TT TP HCM đều chung nhận định, các địa phương gặp khó khăn về phương pháp đo lường, đánh giá kinh tế số. Cần có một phương pháp đánh giá thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Bộ TT&TT cần chủ trì thống nhất ban hành khung đánh giá kinh tế số, đại diện lãnh đạo hai địa phương đề xuất.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, muốn thúc đẩy kinh tế số thì địa phương phải tự nghĩ ra cách đo lường, tự đo lường thì mới tìm ra biện pháp phù hợp để thúc đẩy kinh tế số tại địa phương mình. Về phía Bộ TT&TT, Bộ sẽ có hướng dẫn hai bộ đo, gồm bộ đo có 320 tham số và bộ đo có 8 tham số. Với bộ đo chỉ gồm 8 tham số, lãnh đạo các địa phương sẽ dễ dàng nắm được ý nghĩa của phương pháp đo, các công thức. Đồng thời, Bộ TT&TT và Bộ Kế hoạch Đầu tư sẽ hướng dẫn, đào tạo các địa phương về cách thức đo lường kinh tế số.

Đối với đề xuất “bình dân học vụ trí tuệ nhân tạo” nhằm mục tiêu đào tạo hàng triệu người sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) thế hệ mới nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ số, kinh tế số, xã hội số của đại diện Công ty công nghệ Info Re, Bộ trưởng Bộ TT&TT gợi mở, muốn phổ cập AI thì có thể nghĩ đến cách thức phổ cập dịch vụ điện thoại di động. Có thể theo hai cách: Hoặc là cung cấp AI giống như một loại dịch vụ với giá cước tương đương giá cước dịch vụ di động. Hoặc là cài sẵn dịch vụ AI vào máy tính, điện thoại bán một lần với giá 1.000 $ chẳng hạn. Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý, AI phải do mình đào tạo, mình cung cấp dữ liệu, chọn lựa thuật toán phù hợp thì mang lại nhiều lợi ích, tiềm ẩn ít nguy cơ.

Chuyển đổi số doanh nghiệp là cách hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả nhất, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

Chia sẻ tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết trong suốt thời gian qua, chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số doanh nghiệp  nói riêng luôn được Chính phủ xác định là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để thực hiện hóa các đột phá chiến lược đã được Đảng và Nhà nước thông qua, trong đó xác định lấy doanh nghiệp làm trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ số.

Chuyển đổi số doanh nghiệp là cách hỗ trợ doanh nghiệp nhanh nhất, kịp thời nhất, hiệu quả nhất, từ đó nâng cao năng lực, sức cạnh tranh, khả năng thích ứng cũng như phát triển doanh nghiệp, phù hợp hơn với xu thế vận động mới, bối cảnh mới, tình hình mới. Đây chính là nhân tố quan trọng để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Để hỗ trợ trực tiếp cho việc chuyển đổi số các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ tháng 1/2021, Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã huy động nguồn lực trong và ngoài nước, phối hợp với các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ TT&TT và các địa phương để triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 với nhiều nội dung cụ thể, đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, đáng ghi nhận.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Viễn thông đã trình bày giải pháp nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh tại các địa phương để thúc đẩy kinh tế số. Đại diện Bộ Giao thông Vận tải, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Bình Thuận và đại diện một số doanh nghiệp công nghệ đã trình bày các tham luận quan trọng, gồm: “Chuyển đổi số cảng biển thúc đẩy kinh tế số ngành, lĩnh vực”, “Phát triển cửa khẩu số góp phần thúc đẩy kinh tế cửa khẩu địa phương”, “Triển khai giải pháp chiếu sáng thông minh vào chuyển đổi số nông nghiệp”, “Nền tảng quản trị và kinh doanh vận tải Smartlog hướng tới giải quyết vấn đề logistics quốc gia, phát triển kinh tế số”, “Giải pháp chuyển đổi số ngành dệt may đóng góp cho kinh tế số”…

*Tại Hội nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký kết hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số./.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị. Tham dự có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Ủy viên Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung; Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương Bùi Tiến Dũng; đại diện Ban Chỉ đạo chuyển đổi số các Bộ, ngành; đại diện các đơn vị thuộc Bộ TTT&TT; các doanh nghiệp công nghệ số. Tại 63 điểm cầu địa phương có sự tham dự của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh, đại diện các Sở TT&TT và các cơ quan liên quan.

20230831-pg1-BT-1.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu kết luận tại Hội nghị

Muốn kinh tế số phát triển cần có đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp công nghệ số năng động, xông xáo

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng của kinh tế số là một trong ba trụ cột của chuyển đổi số, là công cụ giúp bình ổn và tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Để đạt mục tiêu kinh tế số chiếm tối thiểu 20% vào năm 2025 như Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra, ước tính kinh tế số phải tăng trưởng gấp 03 - 04 lần tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20 - 25%/năm. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, thách thức, cần có giải pháp đột phá mới có thể đạt được.

20230831-pg1-SoHCM.jpg

Đại diện lãnh đạo Sở TT&TT TP.HCM phát biểu tại Hội nghị

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, kinh tế số bao  gồm hai thành phần: Công nghiệp ICT và kinh tế số ngành, lĩnh vực. Kinh nghiệm cho thấy muốn phát triển kinh tế số phải phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực. Mục tiêu là đến năm 2030, kinh tế số ngành phải chiếm ít nhất 70% kinh tế số cả nước. Muốn kinh tế số phát triển cần phải có đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp công nghệ số năng động, xông xáo.

Trong hai thành tố của kinh tế số, Công nghiệp ICT (hay công nghiệp công nghệ số) bao gồm viễn thông, phần mềm, dịch vụ CNTT, phần cứng, Internet (nội dung số, nền tảng số, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây) chính là nền móng, nền tảng, đóng vai trò dẫn dắt sự phát triển của kinh tế số. Để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, các doanh nghiệp công nghệ số phải nhận lấy trách nhiệm, sứ mệnh này.

20230831-pg1-kyket.jpg

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa Cục Phát triển doanh nghiệp và Vụ Kinh tế số và Xã hội số về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Bộ trưởng cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế số ngành, lĩnh vực. Việt Nam cần thúc đẩy chuyển đổi số để phát triển kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực, đưa dữ liệu và công nghệ số thẩm thấu một cách tự nhiên, mặc định vào từng lĩnh vực của nền kinh tế.

Phát triển kinh tế số là chặng đường dài, tập trung vào ứng dụng nhiều hơn nghiên cứu

Với đặc điểm như vậy của kinh tế số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế số chính là đặc điểm dân tộc, ngữ cảnh đất nước và đặc thù của từng ngành. Bài toán Việt Nam thì tạo ra lời giải và sản phẩm Việt Nam, cần đến cách tiếp cận Việt Nam. Việt Nam phải đi con đường Việt Nam thì mới có cơ hội tiến lên đi đầu, đi theo con đường của người khác thì mãi là người đi sau. Lý luận về chuyển đổi số, về phát triển kinh tế số Việt Nam có ý nghĩa quyết định và Bộ TT&TT đặt mục tiêu xây dựng lý luận này.

Muốn thúc đẩy kinh tế số thì phải đo lường được. Kinh tế truyền thống được đo lường với độ trễ khá cao, còn đối với kinh tế số, việc đo lường với độ trễ thấp được triển khai theo tháng, theo quý sẽ giúp cơ quan quản lý có biện pháp kịp thời thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số, Bộ trưởng Bộ TT&TT bày tỏ.

Cũng tại Hội nghị, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số đã trình bày về thực trạng tình hình phát triển kinh tế số, các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc mà các bộ, ngành, địa phương gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế số vừa qua cũng như các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong thời gian tới.

Trao đổi về các khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế số, đại diện UBND thành phố Hải Phòng và Sở TT&TT TP HCM đều chung nhận định, các địa phương gặp khó khăn về phương pháp đo lường, đánh giá kinh tế số. Cần có một phương pháp đánh giá thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Bộ TT&TT cần chủ trì thống nhất ban hành khung đánh giá kinh tế số, đại diện lãnh đạo hai địa phương đề xuất.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, muốn thúc đẩy kinh tế số thì địa phương phải tự nghĩ ra cách đo lường, tự đo lường thì mới tìm ra biện pháp phù hợp để thúc đẩy kinh tế số tại địa phương mình. Về phía Bộ TT&TT, Bộ sẽ có hướng dẫn hai bộ đo, gồm bộ đo có 320 tham số và bộ đo có 8 tham số. Với bộ đo chỉ gồm 8 tham số, lãnh đạo các địa phương sẽ dễ dàng nắm được ý nghĩa của phương pháp đo, các công thức. Đồng thời, Bộ TT&TT và Bộ Kế hoạch Đầu tư sẽ hướng dẫn, đào tạo các địa phương về cách thức đo lường kinh tế số.

Đối với đề xuất “bình dân học vụ trí tuệ nhân tạo” nhằm mục tiêu đào tạo hàng triệu người sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) thế hệ mới nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ số, kinh tế số, xã hội số của đại diện Công ty công nghệ Info Re, Bộ trưởng Bộ TT&TT gợi mở, muốn phổ cập AI thì có thể nghĩ đến cách thức phổ cập dịch vụ điện thoại di động. Có thể theo hai cách: Hoặc là cung cấp AI giống như một loại dịch vụ với giá cước tương đương giá cước dịch vụ di động. Hoặc là cài sẵn dịch vụ AI vào máy tính, điện thoại bán một lần với giá 1.000 $ chẳng hạn. Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý, AI phải do mình đào tạo, mình cung cấp dữ liệu, chọn lựa thuật toán phù hợp thì mang lại nhiều lợi ích, tiềm ẩn ít nguy cơ.

Chuyển đổi số doanh nghiệp là cách hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả nhất, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

Chia sẻ tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết trong suốt thời gian qua, chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số doanh nghiệp  nói riêng luôn được Chính phủ xác định là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để thực hiện hóa các đột phá chiến lược đã được Đảng và Nhà nước thông qua, trong đó xác định lấy doanh nghiệp làm trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ số.

Chuyển đổi số doanh nghiệp là cách hỗ trợ doanh nghiệp nhanh nhất, kịp thời nhất, hiệu quả nhất, từ đó nâng cao năng lực, sức cạnh tranh, khả năng thích ứng cũng như phát triển doanh nghiệp, phù hợp hơn với xu thế vận động mới, bối cảnh mới, tình hình mới. Đây chính là nhân tố quan trọng để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Để hỗ trợ trực tiếp cho việc chuyển đổi số các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ tháng 1/2021, Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã huy động nguồn lực trong và ngoài nước, phối hợp với các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ TT&TT và các địa phương để triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 với nhiều nội dung cụ thể, đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, đáng ghi nhận.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Viễn thông đã trình bày giải pháp nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh tại các địa phương để thúc đẩy kinh tế số. Đại diện Bộ Giao thông Vận tải, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Bình Thuận và đại diện một số doanh nghiệp công nghệ đã trình bày các tham luận quan trọng, gồm: “Chuyển đổi số cảng biển thúc đẩy kinh tế số ngành, lĩnh vực”, “Phát triển cửa khẩu số góp phần thúc đẩy kinh tế cửa khẩu địa phương”, “Triển khai giải pháp chiếu sáng thông minh vào chuyển đổi số nông nghiệp”, “Nền tảng quản trị và kinh doanh vận tải Smartlog hướng tới giải quyết vấn đề logistics quốc gia, phát triển kinh tế số”, “Giải pháp chuyển đổi số ngành dệt may đóng góp cho kinh tế số”…

*Tại Hội nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký kết hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số./.

Nguồn tin: mic.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
https://dx.gov.vn/
Cẩm nang CĐS_full
mail.laichau.gov.vn
laichau.gov.vn
Nghi quyết

05/TB-BCĐCĐS

Thông báo kết luận của đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tại Hội nghị sơ kết hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2024

Thời gian đăng: 11/08/2024

lượt xem: 262 | lượt tải:57

03/BC-BCĐCĐS

Báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi số và kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Thời gian đăng: 21/10/2024

lượt xem: 66 | lượt tải:30

04/KH-BCĐCĐS

Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu năm 2024

Thời gian đăng: 21/10/2024

lượt xem: 44 | lượt tải:27

02/TB-BCĐCĐS

Kết luận của đồng chí Lê Văn Lương Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn tỉnh; triển khai nhiệm vụ

Thời gian đăng: 28/02/2024

lượt xem: 559 | lượt tải:53

339/KH-UBND

Triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024

Thời gian đăng: 19/02/2024

lượt xem: 691 | lượt tải:193
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay6,033
  • Tháng hiện tại115,100
  • Tháng trước176,560
  • Tổng lượt truy cập1,690,385
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down