Thứ bảy, 19/10/2024, 18:00
Thứ bảy, 19/10/2024, 18:00
Phấn đấu phủ sóng 5G toàn thành phố Lai Châu trong quý I/2025     Bộ TT&TT hỗ trợ Lai Châu trở thành tỉnh "hình mẫu" về phủ sóng di động     Nâng cao kiến thức qua cẩm nang "Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến"     Phát triển một Việt Nam bao trùm số, để không ai bị bỏ lại phía sau     Việt Nam cần đầu tư giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số     Số hóa các bãi đỗ xe tự động - Giải pháp quản lý, vận hành các bãi xe quy mô lớn     Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số     Các Cổng dịch vụ công trực tuyến phải có trợ lý ảo hướng dẫn sử dụng     Cả hệ thống chính trị chung tay chuyển đổi số     Bộ TT&TT sẽ sớm ban hành Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến     Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030     Chương trình Ngày hội chuyển đổi số tỉnh Cà Mau năm 2024 chính thức khai mạc     Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc     Nhiều địa phương yêu cầu giảm thời gian xử lý hồ sơ trực tuyến để khuyến khích người dân sử dụng DVCTT     Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024     Quảng Bình: Phổ cập hạ tầng số, thúc đẩy kinh tế số     Chuyển đổi công nghiệp là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu     Công nghệ và dịch vụ là chìa khóa để taxi Việt cạnh tranh với đối thủ ngoại    

5 cách giúp doanh nghiệp có thể bắt kịp với sự đổi mới của AI

Thứ hai - 20/05/2024 05:40Đọc bằng audio

5 cách giúp doanh nghiệp có thể bắt kịp với sự đổi mới của AI

Mang lại lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh, trí tuệ nhân tạo (AI) đang là ưu tiên đầu tư khi nhiều doanh nghiệp (DN) trên thế giới đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD).
Chuyển đổi số

5 cách giúp doanh nghiệp có thể bắt kịp với sự đổi mới của AI

Ngọc Diệp 18/05/2024 10:35

Mang lại lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh, trí tuệ nhân tạo (AI) đang là ưu tiên đầu tư khi nhiều doanh nghiệp (DN) trên thế giới đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD).

ai-cho-doanh-nghiep.png
Ảnh: Getty

Cuộc đua về AI tiếp tục diễn ra ngày càng mạnh mẽ, trong bối cảnh công nghệ này được nhận định sẽ làm thay đổi hành vi đáng kể, không chỉ với những người dùng cá nhân mà còn cả các DN.

AI là một trong những công nghệ thực sự cách mạng hóa hoạt động kinh doanh. Đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt, các DN đang tìm cách phát triển bằng cách thu hút khách hàng, hợp lý hóa để tiết kiệm chi phí và tìm kiếm một vị trí tốt, nhanh hơn đối thủ cạnh tranh thì việc ứng dụng AI là một giải pháp hiệu quả.

Theo kết quả khảo sát năm 2023 của công ty kiểm toán PwC công bố đầu năm nay, AI là một trong hai xu hướng nổi bật đang tạo sức ép khiến các CEO khu vực châu Á - Thái Bình Dương phải thực hiện chiến lược đổi mới. Liên quan đến AI tạo sinh (GenAI), các CEO đều dự đoán rằng GenAI sẽ có tác động đáng kể trong vòng 3 năm tới, trong đó, 49% cho rằng ứng dụng GenAI sẽ tăng doanh thu và sinh lời từ 5% trở lên.

James Cheo, Trưởng bộ phận đầu tư khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, Khối dịch vụ ngân hàng tư nhân toàn cầu và quản lý tài sản HSBC, đánh giá tác động của AI, robot và tự động hóa sẽ trở thành xu hướng chính thống trong nhiều ngành nghề chứ không riêng gì công nghệ.

Lý do khiến các DN đẩy mạnh đầu tư vào AI có thể là để tăng năng suất của lực lượng lao động, tạo điều kiện cho việc ra quyết định nhanh hơn hoặc để tạo ra trải nghiệm khách hàng liền mạch và tích cực hơn. Tuy nhiên, cho dù lý do là gì, các nghiên cứu đều cho thấy rằng các DN rất hào hứng tiếp tục đầu tư vào công nghệ AI, với một cuộc khảo sát gần đây của Elastic cho thấy 99% lãnh đạo DN nhận ra tiềm năng biến đổi của AI.

Trong khi các DN công nghệ hoặc tập đoàn lớn có tiềm lực tài chính để nhanh tiếp cận AI, thì các DN nhỏ sẽ khó khăn hơn. Bài viết giới thiệu một số cách để giúp các DN đẩy nhanh tiến độ ứng dụng AI của mình.

1. Có chiến lược AI rõ ràng

Theo các chuyên gia công nghệ, việc các DN đầu tư vào AI sẽ chẳng mang lại lợi ích gì nếu họ không biết mình đang ứng dụng AI để làm gì.

Do sự phát triển nhanh chóng của AI nên nhiều DN không có hướng dẫn hoặc chiến lược rõ ràng để hỗ trợ việc sử dụng AI hoặc nhân viên của họ. Để thành công với AI, DN nên đặt các mục tiêu AI song song với các tác động kinh doanh dự kiến.

Tương tự như vậy, các tổ chức, DN sẽ được hưởng lợi từ việc đánh giá những rủi ro tiềm ẩn của AI để giảm thiểu mọi vấn đề có thể phát sinh.

Trong một báo cáo gần đây, Ernst & Young cho biết các DN giảm chiến lược từ hàng năm xuống hàng tháng sẽ có thể đạt được giá trị kinh doanh lớn hơn, cho thấy rằng “họ sẽ có thể điều chỉnh cả chiến lược và việc thực thi một cách nhanh chóng để theo kịp nhu cầu thị trường luôn thay đổi và sự phát triển của các công nghệ".

2. Đào tạo nâng cao hoặc đào tạo lại kỹ năng cho nhân viên

Xây dựng một đội ngũ AI mạnh là điều quan trọng để các DN có thể triển khai AI tốt nhất có thể. Các nhóm AI thường yêu cầu nhiều kỹ năng kinh doanh và kỹ thuật. Một số kỹ năng phổ biến nhất bao gồm chuyên môn trong các lĩnh vực như học máy, khoa học dữ liệu và lập trình. Tương tự như vậy, kiến thức về lĩnh vực, khả năng giải quyết vấn đề và giao tiếp cũng thực sự quan trọng.

Các tổ chức, DN có thể nỗ lực cải thiện các sáng kiến AI của mình bằng cách quyết định đào tạo nâng cao hoặc đào tạo lại kỹ năng cho các nhân viên hiện có. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc các nhà lãnh đạo DN đầu tư vào các chương trình đào tạo và phát triển nhằm xây dựng văn hóa đổi mới và trao quyền cho nhân viên khám phá những công nghệ mới.

3. Cam kết về nguyên tắc đạo đức AI

Đạo đức AI là một bộ nguyên tắc hướng dẫn mà các DN sử dụng để đảm bảo công nghệ được phát triển và sử dụng một cách có trách nhiệm.

Với những lo lắng của công chúng về AI và mối đe dọa của nó đối với nơi làm việc, các cuộc thảo luận về đạo đức AI ngày càng trở nên phổ biến. Một công cụ AI được phát triển một cách có trách nhiệm và đạo đức có thể giảm bớt những thành kiến ​​về chủng tộc, giới tính, quốc tịch, v.v.

Tương tự như vậy, các hệ thống này có thể hỗ trợ hoạt động kinh doanh tốt hơn bằng cách cung cấp dữ liệu sạch và các biện pháp bảo mật để đảm bảo an toàn.

4. Xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh

Đặc biệt khi nói đến công nghệ Gen AI, sự hợp tác và cộng tác giữa các DN đang ngày càng trở nên phổ biến. Điều này là do mỗi công ty tham gia đều có cơ hội phát triển và cải thiện tính năng AI của mình.

Rất nhiều tổ chức lớn đã hợp tác để phát triển AI, bao gồm Google và Hugging Face, SAP và Accenture và gần đây hơn là Microsoft và Cognizant để chuyển đổi AI doanh nghiệp.

5. Nâng cao kiến thức chuyên ngành tại nơi làm việc

Khi ứng dụng AI tiếp tục phát triển, cơ hội khai thác công nghệ này trong hoạt động kinh doanh là rất lớn. Các DN sẽ được hưởng lợi khi hiểu rõ về công nghệ AI để khai thác nó thành công.

Mặc dù các DN không thể biết xu hướng công nghệ nào sẽ xuất hiện trong tương lai, nhưng việc nâng cao và củng cố kiến thức, đặc biệt là vào các công nghệ mới sẽ đồng nghĩa với việc công ty có vị thế tốt hơn để khai thác AI./.

Tác giả: Theo aimagazine Link bài gốcCopy Link

Nguồn tin: ictvietnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
https://dx.gov.vn/
Cẩm nang CĐS_full
mail.laichau.gov.vn
laichau.gov.vn
Nghi quyết

05/TB-BCĐCĐS

Thông báo kết luận của đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tại Hội nghị sơ kết hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2024

Thời gian đăng: 11/08/2024

lượt xem: 217 | lượt tải:37

02/TB-BCĐCĐS

Kết luận của đồng chí Lê Văn Lương Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn tỉnh; triển khai nhiệm vụ

Thời gian đăng: 28/02/2024

lượt xem: 496 | lượt tải:44

339/KH-UBND

Triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024

Thời gian đăng: 19/02/2024

lượt xem: 593 | lượt tải:150

55/STTTT-BCVTCNTT

V/v Cung cấp số liệu về phát triển chính phủ điện tử, phục vụ đánh giá Chỉ số Chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Thời gian đăng: 18/06/2024

lượt xem: 256 | lượt tải:79

2568/QĐ-BTTTT

Ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3⋅0, hướng tới Chính phủ số

Thời gian đăng: 18/06/2024

lượt xem: 284 | lượt tải:39
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay9,345
  • Tháng hiện tại111,782
  • Tháng trước323,357
  • Tổng lượt truy cập1,510,507
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down