“Thế hệ AI” đi đầu về phát triển kỹ năng mới và tăng năng suất
“Thế hệ AI” đi đầu về phát triển kỹ năng mới và tăng năng suất
“Thế hệ AI” đang đi đầu trong việc tiết kiệm thời gian làm việc, cơ hội phát triển kỹ năng mới, công việc bền vững hơn và tăng năng suất.
Một báo cáo mới do Deloitte Insights phát hành mang tên GenAI tại châu Á - Thái Bình Dương: Lực lượng lao động trẻ đi tiên phong trong khi người sử dụng lao động đang cố gắng theo kịp, nhấn mạnh vai trò của những nhân viên trẻ, am hiểu công nghệ, được gọi là “Thế hệ AI”, trong việc thúc đẩy sử dụng GenAI (AI tạo sinh), đặt ra những thách thức và cơ hội mới cho người sử dụng lao động khi họ thích ứng với những thay đổi này.
Nhấn mạnh sự cần thiết của việc thích ứng với công nghệ mới nổi này của người sử dụng lao động và các nhà hoạch định chính sách, báo cáo khảo sát 11.900 cá nhân ở châu Á - Thái Bình Dương cho thấy “Thế hệ AI” đang đi đầu trong việc tiết kiệm thời gian làm việc, cơ hội phát triển kỹ năng mới, công việc bền vững hơn và tăng năng suất.
Để giải thích rõ hơn về tác động của GenAI đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Deloitte Access Economics đã tiến hành nghiên cứu và phân tích 18 ngành nghề dựa trên mức độ tác động của GenAI và thời gian mà các ngành đó sẽ bị ảnh hưởng. Ước tính, 5.000 tỷ USD là con số mà hoạt động kinh tế trong các ngành sẽ phải đối mặt với một viễn cảnh bùng nổ trong thời gian ngắn.
Các ngành bị ảnh hưởng bao gồm dịch vụ tài chính, CNTT, truyền thông, nhóm ngành dịch vụ chuyên nghiệp và giáo dục, trung bình chiếm tới 1/5 nền kinh tế của các thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tỷ trọng này dự kiến sẽ tăng đáng kể khi một số thị trường đang ngày càng chuyển dịch sang các ngành dịch vụ như tài chính, CNTT, nhóm ngành dịch vụ chuyên nghiệp, những ngành phải đối mặt với tác động lớn hơn. Có hơn 40% sinh viên các ngành dịch vụ này đang bắt đầu ứng dụng GenAI, góp phần đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chuyển đổi.
Chiến lược thích ứng
Sự trỗi dậy của GenAI đồng nghĩa với việc toàn tổ chức cần phải tư duy một cách chiến lược và chủ động hành động để ứng phó với môi trường đang thay đổi nhanh chóng.
Dựa trên phân tích của Deloitte, doanh nghiệp (DN) được khuyến khích tiến hành thực hiện các công tác sau: (1) Xây dựng và triển khai chiến lược GenAI mà trong đó nguồn nhân lực được coi là một phần của quá trình chuyển đổi; (2) Trao quyền cho nguồn nhân lực làm chủ hành trình AI của họ; (3) Không ngừng phát triển cơ sở hạ tầng dữ liệu để tận dụng ứng dụng công nghệ GenAI.
Ông Rob Hillard, lãnh đạo tư vấn DN, Deloitte châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: “Thay vì đơn thuần tập trung nâng cao tính hiệu quả của các công việc hiện tại, ban lãnh đạo các cấp nên ứng dụng công nghệ mới để định hình lại mô hình kinh doanh và quy trình vận hành của công ty. Công tác tái cấu trúc với mục đích ứng dụng GenAI có thể góp phần cải thiện trải nghiệm khách hàng, trải nghiệm nhân viên, đồng thời cải thiện lợi nhuận”.
Vào tháng 2 và tháng 3/2024, Deloitte Access Economics đã khảo sát 2.903 sinh viên đại học và 9.042 người lao động tại 13 địa điểm: Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, New Zealand và Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam).
Deloitte Access Economics đã xây dựng báo cáo này trên sự cộng tác với viện Deloitte AI và Deloitte Insights với mục tiêu hiểu cách các nhân viên và sinh viên sử dụng GenAI, các hành động đang được thực hiện bởi các cá nhân, DN và nhà cung cấp giáo dục, các rào cản đối với việc áp dụng GenAI và kỳ vọng cho tương lai tại khắp 13 quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thông tin của báo cáo này được cung cấp bởi một cuộc khảo sát do Dynata thực hiện từ tháng 2 - 4/2024. Những người tham gia khảo sát là sinh viên hoặc nhân viên ở nhiều cấp độ khác nhau thuộc nhiều ngành nghề. Tổng cộng đã có 2.903 sinh viên và 9.042 nhân viên từ 13 quốc gia được khảo sát.
Thông tin thêm về báo cáo, ông Chris Lewin, lãnh đạo AI và năng lực dữ liệu của Deloitte châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: “Một trong những khía cạnh thú vị nhất khi làm việc với GenAI là nó đang được ứng dụng trên toàn cầu trên mọi thứ, ở mọi nơi, vào cùng một lúc. Những gì chúng tôi tiếp xúc trong 12 tháng đã qua cho thấy các thách thức mà khách hàng ở Indonesia hay Ấn Độ phải đối mặt cũng gần giống như các dự án tại Ý và Ireland. Một bài học quan trọng là việc ứng dụng AI nhanh chóng không trực tiếp làm giảm số lượng việc làm nhưng sẽ tác động mạnh đến những DN chưa kịp thích ứng. Nguồn nhân lực sẽ thu hút bởi các DN đối thủ cung cấp các ứng dụng AI có khả năng định hình công việc trong tương lai”./.
Nguồn tin: ictvietnam.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Đang truy cập59
- Hôm nay3,559
- Tháng hiện tại112,626
- Tháng trước176,560
- Tổng lượt truy cập1,687,911