Việt Nam cần đầu tư giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số

Thứ sáu - 18/10/2024 12:56

Việt Nam cần đầu tư giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số

Việt Nam cần đầu tư giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số
Lĩnh vực kinh tế số đang phát triển khá nhanh, để theo kịp được với tốc độ đó Việt Nam cần tận dụng tốt nền tảng giáo dục, điều này có vai trò quan trọng.
Việt Nam cần đầu tư giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số- Ảnh 1.
Hội thảo quốc tế lần thứ 7 về các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản lý và kinh doanh (CIEMB 2024) tổ chức tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội trong hai ngày 17 và 18/10/2024 - Ảnh: VGP/HT

Đây là ý kiến của Giáo sư Peter J. Morgan, Viện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Hội thảo quốc tế lần thứ 7 về các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản lý và kinh doanh (CIEMB 2024) tổ chức tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội trong hai ngày 17 và 18/10/2024.

Đánh giá về cơ hội và thách thức, GS Peter J. Morgan, Viện ADB cho rằng, Việt Nam có nền kinh tế mở cùng với cơ sở hạ tầng tốt tạo tiền đề cho thương mại phát triển. Trước mắt là cần thay đổi nhiều hơn về cấu trúc hạ tầng và từ đó phát triển nền kinh tế hơn. Trong khi sự cạnh tranh trên thế giới đang diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết, Việt Nam cần đầu tư mạnh tay hơn để có thể tham gia vào cuộc đua đó. Ví dụ, lĩnh vực kinh tế số đang phát triển khá nhanh, Việt Nam cần tận dụng nền tảng giáo dục, đặc biệt với những cơ sở giáo dục như Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nhiệm vụ của giáo dục là cải thiện chất lượng nhân lực thông qua những khía cạnh rất quan trọng như nâng cao chuyên môn lao động hay kiến thức về tài chính và số hoá.

Việt Nam cần đầu tư giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số- Ảnh 2.
Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam Dorsati Madani - Ảnh: VGP/HT

"Việt Nam cần cải cách cơ cấu kinh tế, phổ biến phương thức số hoá, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đưa ra những cải cách cần thiết và hợp lý. Những điều đó là rất quan trọng để cải thiện mức thu nhập trung bình", GS Peter J. Morgan nói.

Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam Dorsati Madani cho rằng, triển vọng kinh tế của Việt Nam trong hai năm 2025 và 2026 vẫn tích cực với mức tăng trưởng dự báo cả hai năm đều là 6,5% so với mức dự kiến của năm 2024 là 6,1%. Trong khi đó, chỉ số tăng CPI của hai năm 2025 và 2026 dự báo thấp hơn của năm 2024 (lần lượt là 4,0 và 3,5% so với 4,5% của 2024).

"Viễn cảnh tăng trưởng của kinh tế Việt Nam đến từ việc nhu cầu mở rộng tại các thị trường cùng với nhu cầu nội địa tiếp tục gia tăng", TS Dorsati Madani nói.

Đáng chú ý, Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng cao trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu có xu hướng thấp trong cả hai năm 2025 và 2026.

"Việt Nam cần tiếp tục chú trọng việc giải ngân vốn đầu tư công, nhất là trên các lĩnh vực hạ tầng, năng lượng, giáo dục. Việt Nam cũng cần tiếp tục chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, ngay cả ở các lĩnh vực có nhiều nỗ lực như viễn thông, điện và giao thông", chuyên gia WB khuyến nghị.

Cập nhật ngày 17/10/2024

Tác giả: Tác giả: Theo Anh Minh/baochinhphu.vn

Nguồn tin: laichau.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại118,456
  • Tháng trước1,740,996
  • Tổng lượt truy cập2,007,382
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây