Thứ năm, 07/11/2024, 01:29
Thứ năm, 07/11/2024, 01:29
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai Đề án 06     ‏Đại học Quốc gia Singapore hợp tác với FPT phát triển nguồn nhân lực AI ‏     Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử     Tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại Lạng Sơn     Sau năm 2025, mỗi người dân Việt Nam đều sở hữu một Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID     Dữ liệu thông tin địa lý trợ giúp gì cho chính phủ điện tử?     Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối đến năm 2030     Cao Bằng: Chuyển đổi số “mở lối thoát nghèo” cho người dân     "Chuyển đổi công nghiệp - động lực mới cho phát triển bền vững TP Hồ Chí Minh"     Thành thạo các công cụ AI mang lại cho giới trẻ nhiều cơ hội việc làm     5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh     Phấn đấu phủ sóng 5G toàn thành phố Lai Châu trong quý I/2025     Bộ TT&TT hỗ trợ Lai Châu trở thành tỉnh "hình mẫu" về phủ sóng di động     Nâng cao kiến thức qua cẩm nang "Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến"     Phát triển một Việt Nam bao trùm số, để không ai bị bỏ lại phía sau     Việt Nam cần đầu tư giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số     Số hóa các bãi đỗ xe tự động - Giải pháp quản lý, vận hành các bãi xe quy mô lớn     Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số    

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng hiến kế phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thứ bảy - 22/07/2023 19:25Đọc bằng audio

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng hiến kế phát triển vùng Đông Nam Bộ

Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, ngày 18/7, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa ra nhiều ý kiến hiến kế để phát triển vùng Đông Nam Bộ trong thời gian tới.
(Mic.gov.vn) - 

Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, ngày 18/7, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa ra nhiều ý kiến hiến kế để phát triển vùng Đông Nam Bộ trong thời gian tới.


2023719-m03.jpg

Quang cảnh Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ

Sáng ngày 18/7/2023, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ đã diễn ra tại TPHCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng chủ trì Hội nghị.

Dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM; Trần Văn Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; cùng các đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng: Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Đặng Quốc Khánh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Dự hội nghị còn có các đồng chí lãnh đạo Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, lãnh đạo TPHCM và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày kế hoạch triển khai hoạt động Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ 6 tháng cuối năm 2023.

5 nhiệm vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã nêu ra 05 nhiệm vụ cần thực hiện để phát triển vùng Đông Nam Bộ, bao gồm: Quy hoạch vùng về trung tâm dữ liệu lớn; quy hoạch và kế hoạch phát triển hạ tầng số; kế hoạch chuyển đổi số và phát triển kinh tế số của vùng với trọng tâm là kinh tế số tăng trưởng hàng năm trên 20%; xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) vùng phục vụ chỉ đạo, định hướng, quy hoạch, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối phát triển vùng; xây dựng trung tâm chuyển đổi số vùng.

2023719-m02.jpg

Thứ nhất, mỗi một vùng kinh tế trọng điểm phải có một Trung tâm chuyển đổi số vùng. Ở đây sẽ tập trung các doanh nghiệp số, phát triển, thí điểm các giải pháp số, sản phẩm số và là nguồn nhân lực số cho cả vùng. Những kinh nghiệm tốt nhất về chuyển đổi số sẽ được giới thiệu ở đây và từ đây lan toả đi cả vùng. Trung tâm chuyển đổi số vùng Đông Nam Bộ đặt tại TP.HCM. Thành phố có trách nhiệm đi trước về chuyển đổi số chính mình và giúp đỡ toàn vùng chuyển đổi số.

Thứ hai, từ nay đến 2025, mỗi vùng kinh tế trọng điểm phải có ít nhất một Trung tâm dữ liệu lớn của vùng. Đối với vùng Đông Nam Bộ, đến năm 2030 phải là 3-4 trung tâm. Với TP HCM thì ngoài Trung tâm dữ liệu vùng thì còn có ít nhất 1-2 trung tâm dữ liệu quốc gia nữa. Dữ liệu là tài nguyên lớn nhất của kinh tế số. Sự giàu có của quốc gia trong tương lai được thể hiện qua dữ liệu.

Thứ ba, dòng chảy vật chất và dòng chảy dữ liệu cơ bản là tương xứng nhau. Dòng chảy vật chất mà lớn thì dòng chảy dữ liệu cũng sẽ lớn, ngược lại, dòng chảy dữ liệu mà lớn thì cũng sinh ra dòng chảy vật chất lớn. Bởi vậy, quy hoạch giao thông sẽ đi cùng quy hoạch dữ liệu, đi cùng quy hoạch hạ tầng số. Các tuyến đường giao thông bao giờ cũng phải đi kèm theo các tuyến cáp quang. Vùng mà có trung tâm vùng và trung tâm dữ liệu vùng thì sẽ có quy hoạch giao thông về trung tâm vùng và có quy hoạch truyền dẫn cáp quang về trung tâm vùng. Dựa trên quy hoạch về phát triển KT-XH của vùng Đông Nam Bộ, Bộ TT&TT sẽ tư vấn quy hoạch hạ tầng số của vùng.

Thứ tư, Hội đồng vùng muốn hoạt động hiệu quả thì phải có CSDL của cả vùng, có dữ liệu lớn của cả vùng. CSDL vùng là việc cần làm ngay để có dữ liệu cho việc phân tích, đánh giá, dự báo và ra quyết định dựa trên dữ liệu. Công thức ở đây là “dữ liệu lớn + quản trị vùng”.

Thứ năm, hạ tầng số của vùng Đông Nam Bộ hiện đang đứng đầu trong 6 vùng của cả nước, nhưng mới đạt 0,73 điểm. Để phát triển dựa trên chuyển đổi số và kinh tế số thì hạ tầng số của vùng phải đạt 0,85 điểm trở lên. Bởi vậy, vùng Đông Nam Bộ phải có ngay một kế hoạch cải thiện hạ tầng số của vùng. Ngoài ra, xếp hạng về chuyển đổi số của vùng hiện đang đứng thứ 2, được 0,615 điểm, do vậy vùng cần có một kế hoạch nâng mức độ chuyển đổi số của vùng lên trên 0,75 điểm, nếu như vùng chọn chuyển đổi số là động lực phát triển và tăng trưởng.

2023719-m04.jpg

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác khảo sát thực địa, tìm hiểu tiềm năng, thế mạnh của huyện Cần Giờ

Phát triển nền tảng cảng biển số

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị lần thứ nhất Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã đi khảo sát thực địa, tìm hiểu tiềm năng, thế mạnh của huyện Cần Giờ và nghe báo cáo về Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TPHCM.

Sau chuyến khảo sát thực địa, Thủ tướng đã làm việc với lãnh đạo huyện Cần Giờ. Tại buổi làm việc, liên quan đến dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Thủ tướng yêu cầu TP.HCM phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các công việc tiếp theo theo thẩm quyền và làm việc với các nhà đầu tư để thúc đẩy triển khai.

Theo Thủ tướng, cảng Cần Giờ có khả năng thu hút hàng hóa trung chuyển quốc tế, cạnh tranh với các cảng lớn trong khu vực như Singapore, Malaysia và các cảng quốc tế, không cạnh tranh với cảng Cái Mép - Thị Vải mà bổ sung, phối hợp để phát huy tốt nhất các thế mạnh.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã báo cáo Thủ tướng việc Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các Bộ, ngành liên quan đang thúc đẩy nền tảng cảng biển số. Nền tảng này do doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và đang triển khai tốt tại nhiều cảng trong nước với giá cả cạnh tranh chỉ bằng 20% giá của nền tảng nước ngoài trong khi bảo đảm đầy đủ các tính năng tương tự. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì đánh giá, bảo đảm các tiêu chí kỹ thuật để các cảng trong nước, đặc biệt là cảng Cần Giờ triển khai nhân rộng./.

2023719-m03.jpg

Quang cảnh Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ

Sáng ngày 18/7/2023, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ đã diễn ra tại TPHCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng chủ trì Hội nghị.

Dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM; Trần Văn Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; cùng các đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng: Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Đặng Quốc Khánh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Dự hội nghị còn có các đồng chí lãnh đạo Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, lãnh đạo TPHCM và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày kế hoạch triển khai hoạt động Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ 6 tháng cuối năm 2023.

5 nhiệm vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã nêu ra 05 nhiệm vụ cần thực hiện để phát triển vùng Đông Nam Bộ, bao gồm: Quy hoạch vùng về trung tâm dữ liệu lớn; quy hoạch và kế hoạch phát triển hạ tầng số; kế hoạch chuyển đổi số và phát triển kinh tế số của vùng với trọng tâm là kinh tế số tăng trưởng hàng năm trên 20%; xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) vùng phục vụ chỉ đạo, định hướng, quy hoạch, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối phát triển vùng; xây dựng trung tâm chuyển đổi số vùng.

2023719-m02.jpg

Thứ nhất, mỗi một vùng kinh tế trọng điểm phải có một Trung tâm chuyển đổi số vùng. Ở đây sẽ tập trung các doanh nghiệp số, phát triển, thí điểm các giải pháp số, sản phẩm số và là nguồn nhân lực số cho cả vùng. Những kinh nghiệm tốt nhất về chuyển đổi số sẽ được giới thiệu ở đây và từ đây lan toả đi cả vùng. Trung tâm chuyển đổi số vùng Đông Nam Bộ đặt tại TP.HCM. Thành phố có trách nhiệm đi trước về chuyển đổi số chính mình và giúp đỡ toàn vùng chuyển đổi số.

Thứ hai, từ nay đến 2025, mỗi vùng kinh tế trọng điểm phải có ít nhất một Trung tâm dữ liệu lớn của vùng. Đối với vùng Đông Nam Bộ, đến năm 2030 phải là 3-4 trung tâm. Với TP HCM thì ngoài Trung tâm dữ liệu vùng thì còn có ít nhất 1-2 trung tâm dữ liệu quốc gia nữa. Dữ liệu là tài nguyên lớn nhất của kinh tế số. Sự giàu có của quốc gia trong tương lai được thể hiện qua dữ liệu.

Thứ ba, dòng chảy vật chất và dòng chảy dữ liệu cơ bản là tương xứng nhau. Dòng chảy vật chất mà lớn thì dòng chảy dữ liệu cũng sẽ lớn, ngược lại, dòng chảy dữ liệu mà lớn thì cũng sinh ra dòng chảy vật chất lớn. Bởi vậy, quy hoạch giao thông sẽ đi cùng quy hoạch dữ liệu, đi cùng quy hoạch hạ tầng số. Các tuyến đường giao thông bao giờ cũng phải đi kèm theo các tuyến cáp quang. Vùng mà có trung tâm vùng và trung tâm dữ liệu vùng thì sẽ có quy hoạch giao thông về trung tâm vùng và có quy hoạch truyền dẫn cáp quang về trung tâm vùng. Dựa trên quy hoạch về phát triển KT-XH của vùng Đông Nam Bộ, Bộ TT&TT sẽ tư vấn quy hoạch hạ tầng số của vùng.

Thứ tư, Hội đồng vùng muốn hoạt động hiệu quả thì phải có CSDL của cả vùng, có dữ liệu lớn của cả vùng. CSDL vùng là việc cần làm ngay để có dữ liệu cho việc phân tích, đánh giá, dự báo và ra quyết định dựa trên dữ liệu. Công thức ở đây là “dữ liệu lớn + quản trị vùng”.

Thứ năm, hạ tầng số của vùng Đông Nam Bộ hiện đang đứng đầu trong 6 vùng của cả nước, nhưng mới đạt 0,73 điểm. Để phát triển dựa trên chuyển đổi số và kinh tế số thì hạ tầng số của vùng phải đạt 0,85 điểm trở lên. Bởi vậy, vùng Đông Nam Bộ phải có ngay một kế hoạch cải thiện hạ tầng số của vùng. Ngoài ra, xếp hạng về chuyển đổi số của vùng hiện đang đứng thứ 2, được 0,615 điểm, do vậy vùng cần có một kế hoạch nâng mức độ chuyển đổi số của vùng lên trên 0,75 điểm, nếu như vùng chọn chuyển đổi số là động lực phát triển và tăng trưởng.

2023719-m04.jpg

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác khảo sát thực địa, tìm hiểu tiềm năng, thế mạnh của huyện Cần Giờ

Phát triển nền tảng cảng biển số

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị lần thứ nhất Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã đi khảo sát thực địa, tìm hiểu tiềm năng, thế mạnh của huyện Cần Giờ và nghe báo cáo về Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TPHCM.

Sau chuyến khảo sát thực địa, Thủ tướng đã làm việc với lãnh đạo huyện Cần Giờ. Tại buổi làm việc, liên quan đến dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Thủ tướng yêu cầu TP.HCM phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các công việc tiếp theo theo thẩm quyền và làm việc với các nhà đầu tư để thúc đẩy triển khai.

Theo Thủ tướng, cảng Cần Giờ có khả năng thu hút hàng hóa trung chuyển quốc tế, cạnh tranh với các cảng lớn trong khu vực như Singapore, Malaysia và các cảng quốc tế, không cạnh tranh với cảng Cái Mép - Thị Vải mà bổ sung, phối hợp để phát huy tốt nhất các thế mạnh.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã báo cáo Thủ tướng việc Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các Bộ, ngành liên quan đang thúc đẩy nền tảng cảng biển số. Nền tảng này do doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và đang triển khai tốt tại nhiều cảng trong nước với giá cả cạnh tranh chỉ bằng 20% giá của nền tảng nước ngoài trong khi bảo đảm đầy đủ các tính năng tương tự. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì đánh giá, bảo đảm các tiêu chí kỹ thuật để các cảng trong nước, đặc biệt là cảng Cần Giờ triển khai nhân rộng./.

Nguồn tin: mic.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

https://dx.gov.vn/
Cẩm nang CĐS_full
mail.laichau.gov.vn
laichau.gov.vn
Nghi quyết

05/TB-BCĐCĐS

Thông báo kết luận của đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tại Hội nghị sơ kết hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2024

Thời gian đăng: 11/08/2024

lượt xem: 242 | lượt tải:48

03/BC-BCĐCĐS

Báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi số và kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Thời gian đăng: 21/10/2024

lượt xem: 29 | lượt tải:17

04/KH-BCĐCĐS

Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu năm 2024

Thời gian đăng: 21/10/2024

lượt xem: 25 | lượt tải:16

02/TB-BCĐCĐS

Kết luận của đồng chí Lê Văn Lương Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn tỉnh; triển khai nhiệm vụ

Thời gian đăng: 28/02/2024

lượt xem: 536 | lượt tải:49

339/KH-UBND

Triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024

Thời gian đăng: 19/02/2024

lượt xem: 645 | lượt tải:173
  • Đang truy cập90
  • Hôm nay3,076
  • Tháng hiện tại34,919
  • Tháng trước176,560
  • Tổng lượt truy cập1,610,204
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down