Tổng kết năm quốc gia về dữ liệu số: Dữ liệu trong cơ quan nhà nước đã có sự tăng trưởng vượt bậc
Ngày 20/12/2023, tại Hà Nội, Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ TT&TT), Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số, Hội truyền thông số Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị Tổng kết năm quốc gia về dữ liệu số. Hội nghị được sự chỉ đạo và bảo trợ của Bộ TT&TT. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Năm 2023 đã được Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số xác định là Năm Dữ liệu số quốc gia để thúc đẩy phát triển dữ liệu, tận dụng hiệu quả sự bùng nổ dữ liệu trên các nền tảng số Việt Nam. Theo đó, năm 2023 với chủ đề “Năm dữ liệu số quốc gia" nhằm giúp khai thác dữ liệu số, đồng thời tạo ra các giá trị mới. Đặc biệt, tập trung cụ thể vào các nội dung: Phát triển dữ liệu mở; phát triển cơ sở dữ liệu; phát triển, thúc đẩy sử dụng các nền tảng số sử dụng thống nhất trên toàn quốc hoặc trong phạm vi mỗi địa phương; nâng cao năng lực quản trị dữ liệu, an toàn, bảo mật dữ liệu.
Một số kết quả chính hưởng ứng Năm dữ liệu số quốc gia
Ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia phát biểu tại Hội nghị
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT cho biết, dữ liệu không thể xây dựng ngay mà cần tích lũy, làm giàu theo thời gian. Năm 2023 - Năm Dữ liệu số quốc gia cần được hiểu là sự khởi đầu cho quá trình phát triển dữ liệu với bước đầu tiên là “ươm mầm” dữ liệu. Tuy vậy, năm 2023 chúng ta cũng đã đạt được một số “hoa, nụ, quả bói”, tạo niềm tin về những vụ mùa bội thu tiếp theo. Bộ TT&TT mong đợi những năm tiếp theo, khi chúng ta liên tục chăm sóc để dữ liệu lớn lên thật nhanh và “nở hoa, kết quả”.
Cũng theo ông Nguyễn Phú Tiến, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ TT&TT đã “cầm nhịp” Năm Dữ liệu số quốc gia, hướng đến tạo ra sự thay đổi căn bản, tạo những tiền đề cơ bản cho sự phát triển về dữ liệu của Việt Nam giai đoạn tiếp theo.
Qua tổng hợp, Bộ TT&TT nhận thấy dữ liệu trong cơ quan nhà nước đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể:
Hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện nay về dữ liệu đã được ban hành đủ các khía cạnh về tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng dữ liệu tương đồng với xu hướng chung của thế giới. Đó là Luật Giao dịch Điện tử 2023, Nghị định số 47/2020/NĐ-CP quy định về các hoạt động quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; Nghị định số 13/2023/NĐ-CP quy định việc bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Toàn cảnh Hội nghị
Đã đưa vào vận hành, khai thác sử dụng chung 07 cơ sở dữ liệu quốc gia. 05/07 Cơ sở dữ liệu quốc gia (dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, hộ tịch điện tử, cán bộ công chức, viên chưa) đã cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác, kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia mang lại những giá trị đo lường được, cảm nhận được.
Tỷ lệ các bộ, tỉnh đã xác định danh mục cơ sở dữ liệu đạt 63%. Số cơ sở dữ liệu chuyên ngành tại các bộ, ngành, địa phương được thiết lập tăng trưởng 38,5% so với năm 2022, từ 1.280 CSDL lên 2.077 CSDL. Việc công bố kế hoạch và danh mục dữ liệu mở tăng mạnh từ 9% lên 50% so với 2022.
Nhiều cơ sở dữ liệu đã được xây dựng, đưa vào khai thác, tạo ra giá trị.
Nhiều địa phương (điển hình như TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế…) đã bắt đầu xây dựng, đưa vào khai thác các kho dữ liệu dùng chung, cung cấp dữ liệu mở phục vụ xử lý thủ tục hành chính theo hướng lấy người dân làm trung tâm, người dân không phải kê khai thông tin, dữ liệu thủ công nhiều lần, đi lại nhiều nơi; phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo các cấp theo hướng dựa trên số liệu “đúng, đủ, sạch, sống”.
Kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia đã có những chuyển biến rõ rệt, tạo ra những giá trị cụ thể thực tế (như: thuận lợi, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí khi xử lý thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến). Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) đã kết nối với hệ thống của 103 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; 10 CSDL và 15 hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu. Trung bình hằng ngày có khoảng 1,78 triệu giao dịch thực hiện thông qua nền tảng; Tổng số giao dịch thực hiện thông qua NDXP từ khi đưa vào sử dụng đến nay là hơn 1,65 tỷ giao dịch; việc gián đoạn kết nối, chia sẻ dữ liệu qua NDXP sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp dịch vụ của bộ, ngành, địa phương.
Năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông lần đầu tiên (sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19) tổ chức kiểm tra một số bộ, ngành, địa phương về việc tuân thủ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan nhà nước, qua đó thúc đẩy hơn việc tạo lập, quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia.
Cơ sở dữ liệu quốc gia giúp tiết kiệm cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng
Ông Trần Quốc Tuấn, đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia đã giới thiệu những kết quả nổi bật của cơ sở dữ liệu quốc gia.
CSDLQG về dân cư kết nối với 15 bộ, ngành; 63/63 địa phương; 04 doanh nghiệp; Tiếp nhận khoảng 1.35 tỷ yêu cầu để tra cứu, xác thực thông tin, đồng bộ thông tin công dân, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng.
Đối với CSDLQG về đăng ký doanh nghiệp, tháng 12/2023, lưu 1.697.908 doanh nghiệp (khoảng 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động) và 203.966 đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; lưu trữ thông tin đăng ký của khoảng 2,4 triệu hộ kinh doanh, trong đó: 260.844 hộ kinh doanh được chuẩn hóa dữ liệu, lưu trữ 30.046 hợp tác xã và đơn vị trực thuộc; Kết nối với 13 bộ, ngành và 63/63 địa phương với khoảng 41 triệu giao dịch. CSDL đã giúp rút ngắn thời gian khởi sự kinh doanh từ 08 thủ tục với 16 ngày xuống chỉ còn 03 thủ tục với 06 ngày.
CSDLQG về bảo hiểm: Tháng 12/2023, quản lý khoảng 32 triệu hộ gia đình tham gia bảo hiểm; 17,1 triệu người tham gia BHXH; 88,9 triệu người tham gia BHYT; đã xác thực hơn 93,7 triệu thông tin nhân khẩu trong CSDL quốc gia về bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư, trong đó: khoảng 84,7 triệu người; Kết nối, chia sẻ dữ liệu với 09 bộ, ngành và một số kết nối, chia sẻ dữ liệu có phạm vi quốc gia. Việc đăng ký khám chữa bệnh bằng thẻ căn cước công dân gắn chip đã giúp giảm từ 10 phút đến vài giờ còn khoảng 10 giây.
CSDL về hộ tịch điện tử toàn quốc: Hoàn thành triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với hơn 50 nghìn người dùng. Tính đến tháng 11/2023, hệ thống đã có 48.042.352 dữ liệu đăng ký khai sinh, trong đó: 9.597.237 trẻ em được cấp Số định danh cá nhân theo quy định (có 5.340.151 trường hợp đăng ký khai sinh được chuyển sang các cơ quan bảo hiểm xã hội để cấp thẻ bảo hiểm y tế), 12.342.532 dữ liệu kết hôn, 10.533.628 dữ liệu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, 8.248.312 dữ liệu khai tử, 293.019 trường hợp nhận cha mẹ con, 20.579 trường hợp đăng ký giám hộ, 16.644 trường hợp đăng ký nhận nuôi con nuôi, 889.423 dữ liệu cải chính, thay đổi, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
CSDLQG về đất đai: Tại Trung ương đã xây dựng và đưa vào quản lý, vận hành và khai thác sử dụng 04 khối dữ liệu đất đai do Trung ương quản lý gồm: CSDL về thống kê, kiểm kê đất đai; CSDL về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; CSDL về giá đất; CSDL về điều tra, đánh giá đất đai; 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang xây dựng, hoàn thiện CSDL đất đai. CSDL này giúp cung cấp số liệu chính xác nhanh chóng và kịp thời theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ và các bộ, ngành; Các giao dịch về đất đai được quản lý, kiểm soát công khai, minh bạch về đối tượng, nghĩa vụ tài chính đi kèm.
CSDLQG về tài chính góp phần tăng hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý tài chính của Bộ Tài chính, Chính phủ, đảm bảo tính chính xác, kịp thời của công tác quản lý nguồn lực tài chính quốc gia thông qua việc sử dụng một nguồn thông tin, dữ liệu trung thực tin cậy về dữ liệu tài chính công.
CSDLQG về Cán bô, công chức, viên chức giúp tiết kiệm thời gian trong việc tổng hợp, thống kê, báo cáo tổng hợp, phân tích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm và các nội dung khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
Tại Hội nghị, các đơn vị lớn, có nhiều đóng góp trong việc kết nối chia sẻ dữ liệu; khai thác dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển hạ tầng dữ liệu số; số hóa dữ liệu như Viettel, VNPT.. đã trình bày về chiến lược dữ liệu quốc gia, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam về nội dung chiến lược như phân loại dữ liệu theo sở hữu (công, doanh nghiệp, cá nhân); cơ chế khai thác, sử dụng; phát triển thị trường dữ liệu; Hạ tầng dữ liệu quốc gia: Tình hình triển khai CSDL quốc gia về bảo hiểm.
Năm 2023 đã được Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số xác định là Năm Dữ liệu số quốc gia để thúc đẩy phát triển dữ liệu, tận dụng hiệu quả sự bùng nổ dữ liệu trên các nền tảng số Việt Nam. Theo đó, năm 2023 với chủ đề “Năm dữ liệu số quốc gia" nhằm giúp khai thác dữ liệu số, đồng thời tạo ra các giá trị mới. Đặc biệt, tập trung cụ thể vào các nội dung: Phát triển dữ liệu mở; phát triển cơ sở dữ liệu; phát triển, thúc đẩy sử dụng các nền tảng số sử dụng thống nhất trên toàn quốc hoặc trong phạm vi mỗi địa phương; nâng cao năng lực quản trị dữ liệu, an toàn, bảo mật dữ liệu.
Một số kết quả chính hưởng ứng Năm dữ liệu số quốc gia
Ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia phát biểu tại Hội nghị
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT cho biết, dữ liệu không thể xây dựng ngay mà cần tích lũy, làm giàu theo thời gian. Năm 2023 - Năm Dữ liệu số quốc gia cần được hiểu là sự khởi đầu cho quá trình phát triển dữ liệu với bước đầu tiên là “ươm mầm” dữ liệu. Tuy vậy, năm 2023 chúng ta cũng đã đạt được một số “hoa, nụ, quả bói”, tạo niềm tin về những vụ mùa bội thu tiếp theo. Bộ TT&TT mong đợi những năm tiếp theo, khi chúng ta liên tục chăm sóc để dữ liệu lớn lên thật nhanh và “nở hoa, kết quả”.
Cũng theo ông Nguyễn Phú Tiến, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ TT&TT đã “cầm nhịp” Năm Dữ liệu số quốc gia, hướng đến tạo ra sự thay đổi căn bản, tạo những tiền đề cơ bản cho sự phát triển về dữ liệu của Việt Nam giai đoạn tiếp theo.
Qua tổng hợp, Bộ TT&TT nhận thấy dữ liệu trong cơ quan nhà nước đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể:
Hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện nay về dữ liệu đã được ban hành đủ các khía cạnh về tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng dữ liệu tương đồng với xu hướng chung của thế giới. Đó là Luật Giao dịch Điện tử 2023, Nghị định số 47/2020/NĐ-CP quy định về các hoạt động quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; Nghị định số 13/2023/NĐ-CP quy định việc bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Toàn cảnh Hội nghị
Đã đưa vào vận hành, khai thác sử dụng chung 07 cơ sở dữ liệu quốc gia. 05/07 Cơ sở dữ liệu quốc gia (dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, hộ tịch điện tử, cán bộ công chức, viên chưa) đã cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác, kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia mang lại những giá trị đo lường được, cảm nhận được.
Tỷ lệ các bộ, tỉnh đã xác định danh mục cơ sở dữ liệu đạt 63%. Số cơ sở dữ liệu chuyên ngành tại các bộ, ngành, địa phương được thiết lập tăng trưởng 38,5% so với năm 2022, từ 1.280 CSDL lên 2.077 CSDL. Việc công bố kế hoạch và danh mục dữ liệu mở tăng mạnh từ 9% lên 50% so với 2022.
Nhiều cơ sở dữ liệu đã được xây dựng, đưa vào khai thác, tạo ra giá trị.
Nhiều địa phương (điển hình như TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế…) đã bắt đầu xây dựng, đưa vào khai thác các kho dữ liệu dùng chung, cung cấp dữ liệu mở phục vụ xử lý thủ tục hành chính theo hướng lấy người dân làm trung tâm, người dân không phải kê khai thông tin, dữ liệu thủ công nhiều lần, đi lại nhiều nơi; phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo các cấp theo hướng dựa trên số liệu “đúng, đủ, sạch, sống”.
Kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia đã có những chuyển biến rõ rệt, tạo ra những giá trị cụ thể thực tế (như: thuận lợi, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí khi xử lý thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến). Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) đã kết nối với hệ thống của 103 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; 10 CSDL và 15 hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu. Trung bình hằng ngày có khoảng 1,78 triệu giao dịch thực hiện thông qua nền tảng; Tổng số giao dịch thực hiện thông qua NDXP từ khi đưa vào sử dụng đến nay là hơn 1,65 tỷ giao dịch; việc gián đoạn kết nối, chia sẻ dữ liệu qua NDXP sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp dịch vụ của bộ, ngành, địa phương.
Năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông lần đầu tiên (sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19) tổ chức kiểm tra một số bộ, ngành, địa phương về việc tuân thủ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan nhà nước, qua đó thúc đẩy hơn việc tạo lập, quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia.
Cơ sở dữ liệu quốc gia giúp tiết kiệm cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng
Ông Trần Quốc Tuấn, đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia đã giới thiệu những kết quả nổi bật của cơ sở dữ liệu quốc gia.
CSDLQG về dân cư kết nối với 15 bộ, ngành; 63/63 địa phương; 04 doanh nghiệp; Tiếp nhận khoảng 1.35 tỷ yêu cầu để tra cứu, xác thực thông tin, đồng bộ thông tin công dân, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng.
Đối với CSDLQG về đăng ký doanh nghiệp, tháng 12/2023, lưu 1.697.908 doanh nghiệp (khoảng 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động) và 203.966 đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; lưu trữ thông tin đăng ký của khoảng 2,4 triệu hộ kinh doanh, trong đó: 260.844 hộ kinh doanh được chuẩn hóa dữ liệu, lưu trữ 30.046 hợp tác xã và đơn vị trực thuộc; Kết nối với 13 bộ, ngành và 63/63 địa phương với khoảng 41 triệu giao dịch. CSDL đã giúp rút ngắn thời gian khởi sự kinh doanh từ 08 thủ tục với 16 ngày xuống chỉ còn 03 thủ tục với 06 ngày.
CSDLQG về bảo hiểm: Tháng 12/2023, quản lý khoảng 32 triệu hộ gia đình tham gia bảo hiểm; 17,1 triệu người tham gia BHXH; 88,9 triệu người tham gia BHYT; đã xác thực hơn 93,7 triệu thông tin nhân khẩu trong CSDL quốc gia về bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư, trong đó: khoảng 84,7 triệu người; Kết nối, chia sẻ dữ liệu với 09 bộ, ngành và một số kết nối, chia sẻ dữ liệu có phạm vi quốc gia. Việc đăng ký khám chữa bệnh bằng thẻ căn cước công dân gắn chip đã giúp giảm từ 10 phút đến vài giờ còn khoảng 10 giây.
CSDL về hộ tịch điện tử toàn quốc: Hoàn thành triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với hơn 50 nghìn người dùng. Tính đến tháng 11/2023, hệ thống đã có 48.042.352 dữ liệu đăng ký khai sinh, trong đó: 9.597.237 trẻ em được cấp Số định danh cá nhân theo quy định (có 5.340.151 trường hợp đăng ký khai sinh được chuyển sang các cơ quan bảo hiểm xã hội để cấp thẻ bảo hiểm y tế), 12.342.532 dữ liệu kết hôn, 10.533.628 dữ liệu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, 8.248.312 dữ liệu khai tử, 293.019 trường hợp nhận cha mẹ con, 20.579 trường hợp đăng ký giám hộ, 16.644 trường hợp đăng ký nhận nuôi con nuôi, 889.423 dữ liệu cải chính, thay đổi, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
CSDLQG về đất đai: Tại Trung ương đã xây dựng và đưa vào quản lý, vận hành và khai thác sử dụng 04 khối dữ liệu đất đai do Trung ương quản lý gồm: CSDL về thống kê, kiểm kê đất đai; CSDL về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; CSDL về giá đất; CSDL về điều tra, đánh giá đất đai; 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang xây dựng, hoàn thiện CSDL đất đai. CSDL này giúp cung cấp số liệu chính xác nhanh chóng và kịp thời theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ và các bộ, ngành; Các giao dịch về đất đai được quản lý, kiểm soát công khai, minh bạch về đối tượng, nghĩa vụ tài chính đi kèm.
CSDLQG về tài chính góp phần tăng hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý tài chính của Bộ Tài chính, Chính phủ, đảm bảo tính chính xác, kịp thời của công tác quản lý nguồn lực tài chính quốc gia thông qua việc sử dụng một nguồn thông tin, dữ liệu trung thực tin cậy về dữ liệu tài chính công.
CSDLQG về Cán bô, công chức, viên chức giúp tiết kiệm thời gian trong việc tổng hợp, thống kê, báo cáo tổng hợp, phân tích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm và các nội dung khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
Tại Hội nghị, các đơn vị lớn, có nhiều đóng góp trong việc kết nối chia sẻ dữ liệu; khai thác dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển hạ tầng dữ liệu số; số hóa dữ liệu như Viettel, VNPT.. đã trình bày về chiến lược dữ liệu quốc gia, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam về nội dung chiến lược như phân loại dữ liệu theo sở hữu (công, doanh nghiệp, cá nhân); cơ chế khai thác, sử dụng; phát triển thị trường dữ liệu; Hạ tầng dữ liệu quốc gia: Tình hình triển khai CSDL quốc gia về bảo hiểm.
Nguồn tin: mic.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Đang truy cập44
- Hôm nay2,945
- Tháng hiện tại112,012
- Tháng trước176,560
- Tổng lượt truy cập1,687,297