Thứ năm, 21/11/2024, 05:28
Thứ năm, 21/11/2024, 05:28
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai Đề án 06     ‏Đại học Quốc gia Singapore hợp tác với FPT phát triển nguồn nhân lực AI ‏     Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử     Tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại Lạng Sơn     Sau năm 2025, mỗi người dân Việt Nam đều sở hữu một Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID     Dữ liệu thông tin địa lý trợ giúp gì cho chính phủ điện tử?     Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối đến năm 2030     Cao Bằng: Chuyển đổi số “mở lối thoát nghèo” cho người dân     "Chuyển đổi công nghiệp - động lực mới cho phát triển bền vững TP Hồ Chí Minh"     Thành thạo các công cụ AI mang lại cho giới trẻ nhiều cơ hội việc làm     5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh     ‏Vinphaco nâng tầm hệ thống quản trị bằng dữ liệu nhờ chuyển đổi số ‏     Xây dựng chính phủ số không chỉ chuyện của riêng các CIO     Kết nối liên thông các Cổng TTĐT tạo hệ sinh thái số thông tin toàn diện     Chính phủ điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi xanh     Tăng trải nghiệm số cho khách hàng, ngành đường sắt thay đổi để phát triển     Phấn đấu phủ sóng 5G toàn thành phố Lai Châu trong quý I/2025     Bộ TT&TT hỗ trợ Lai Châu trở thành tỉnh "hình mẫu" về phủ sóng di động    

Nhóm tiêu chí và mức độ chuyển đổi số cấp xã, huyện

Thứ sáu - 08/03/2024 10:53Đọc bằng audio

Nhóm tiêu chí và mức độ chuyển đổi số cấp xã, huyện

Trong năm 2024, Cục Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia - Bộ TT&TT sẽ trình ban hành văn bản về Khung tiêu chí và phương pháp đánh giá, xét công nhận mức độ CĐS cấp huyện và cấp xã (Phiên bản 1.0).
Chuyển đổi số

Nhóm tiêu chí và mức độ chuyển đổi số cấp xã, huyện

Hoàng Linh 16:28 07/03/2024

Trong năm 2024, Cục Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia - Bộ TT&TT sẽ trình ban hành văn bản về Khung tiêu chí và phương pháp đánh giá, xét công nhận mức độ CĐS cấp huyện và cấp xã (Phiên bản 1.0).

Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 3/2024 ngày 7/3, ông Lê Nhật, Phó Giám đốc Trung tâm Chính phủ số - Cục CĐS quốc gia - Bộ TT&TT thông tin trong năm 2023, Cục CĐS quốc gia đã xây dựng dự thảo “Ban hành Khung tiêu chí và phương pháp đánh giá, xét công nhận mức độ CĐS cấp huyện và cấp xã đoạn 2023 - 2025 (Phiên bản 1.0)”, trong đó Cục CĐS quốc gia đã công văn xin ý kiến các đơn vị thuộc Bộ TT&TT; Công văn số 5835/BTTTT-CĐSQG ngày 21/11/2023 của Bộ TT&TT gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) xin ý kiến lần hai đối với dự thảo Quyết định trên.

Khung tiêu chí và phương pháp đánh giá, xét công nhận mức độ CĐS cấp huyện và cấp xã (Phiên bản 1.0) đã bao hàm nội dung xây dựng Bộ tiêu chí tiêu chí và phương pháp đánh giá, xét công nhận mức độ CĐS cấp huyện. Trong năm 2024, Cục CĐS Quốc gia sẽ trình ban hành văn bản này.

Trong thời gian tới sau khi hoàn thiện dự thảo, văn bản “Ban hành Khung tiêu chí và phương pháp đánh giá, xét công nhận mức độ CĐS cấp huyện và cấp xã (Phiên bản 1.0)” dự kiến gồm những nhóm tiêu chí: tiêu chí chung, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; mức độ CĐS bao gồm 05 mức độ: khởi động, kết nối, cơ bản, nâng cao, toàn diện.

Mỗi tiêu chí xác định chỉ tiêu theo từng mức độ, giá trị các chỉ tiêu tăng dần và có bổ sung các tiêu chí khác của mức độ tương ứng. Văn bản cũng sẽ đưa ra hướng dẫn về phương pháp thu thập, đánh giá tương ứng để các địa phương tham khảo, thực hiện.

Xây dựng xã thông minh, CĐS cấp xã là một nhu cầu tất yếu

Ông Lê Nhật cho biết việc xây dựng mô hình "xã thông minh" trong chiến lược CĐS quốc gia nói chung cũng như xây dựng nông thôn mới nói riêng nhằm hoàn thiện chính quyền điện tử cấp xã và hướng đến chính quyền số, hỗ trợ việc điều hành chính quyền cấp xã “thông minh hơn”.

Bên cạnh đó, mô hình xã thông minh góp phần đảm bảo an sinh xã hội, an toàn trật tự ở nông thôn; ứng công nghệ số để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tăng giá trị nông sản và mở rộng giao dịch trên mạng Internet cũng như nâng cao chất lượng đời sống của người dân như về y tế, giáo dục,… và ở nhiều lĩnh vực khác.

CĐS cấp xã để thu hẹp khoảng cách số nông thôn và thành thị

CĐS ở cấp xã (là đơn vị hành chính thấp nhất ở Việt Nam, bao gồm cả xã, phường và thị trấn) là để thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Theo ông Lê Nhật, thực hiện việc này, Bộ TT&TT cũng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có nhiều bước triển khai cụ thể thông qua các chương trình thí điểm CĐS cấp xã, hay lồng ghép vào các chương trình xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua cụ thể như sau:

Ngày 31/7/2020, Cục Tin học hoá nay là Cục CĐS quốc gia - Bộ TT&TT đã có công văn số 1021/THH-DVCNTT về việc hướng dẫn mô hình thí điểm xây dựng xã thông minh, ngày 15/7/2020 Bộ TT&TT cũng đã có văn bản số 2605/BTTTT-THH gửi UBND một số tỉnh theo chương trình thí điểm về việc phối hợp triển khai thí điểm CĐS tại một số xã trên địa bàn các tỉnh.

Qua quá trình triển khai nhiều địa phương đã đạt những kết quả nhất định như tại xã Yên Hoà, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình; xã Vi Hương, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, các xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Đồng Nai, Quảng Nam…

Từ chương trình thí điểm này nhiều địa phương đã chủ động nhân rộng các kết quả thí điểm và thành công bước đầu trên địa bàn toàn tỉnh, ví dụ như ở Ninh Bình theo kế hoạch đến hết năm 2024 hoàn thành 100% CĐS cấp xã theo phiên bản 1.0.

xa-yen-hoa.jpeg
Xã Yên Hoà, tỉnh Ninh Bình

Ngoài ra, ngày 29/05/2023, Bộ NN&PTNT ban hành Công văn 3445/BNN-VPĐP về việc hướng dẫn tạm thời về triển khai xây dựng mô hình thí điểm xã nông thôn mới (NTM) thông minh, xã thương mại điện tử.

Ngoài các xã đã được Trung ương lựa chọn thí điểm xây dựng mô hình xã NTM thông minh (theo Quyết định 969/QĐ-BNN-VPĐP năm 2023 và Quyết định 182/QĐ-BNN-VPĐP năm 2023 của Bộ NN&PTNT), xã được lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình xã NTM thông minh phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí như xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 hoặc xã có khả năng áp dụng CNTT và công nghệ số và trong lĩnh vực nổi trội, hoặc có các điều kiện khác về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực hay tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh v.v…

Tuy nhiên, ông Lê Nhật cho biết việc CĐS cấp xã gặp những khó khăn sau như truyền thông, đặc biệt, khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là nguồn lực (nhân lực, kinh phí đầu tư). Ngoài vấn đề lớn là kinh phí, thì phần lớn cán bộ làm công tác tham mưu về công nghệ thông tin (CNTT), CĐS tại các cơ quan chỉ thực hiện nhiệm vụ phụ trách, kiêm nhiệm, nên việc chủ động tham mưu triển khai xây dựng chính quyền số còn chưa kịp thời.

Cũng với đó là nguồn lực hỗ trợ CĐS cấp xã còn thấp. Các xã chưa có nhân lực biên chế, được đào tạo về CNTT nên gặp khó khăn khi triển khai ứng dụng CNTT, công nghệ số.

“CĐS là lĩnh vực hoàn toàn mới, với nhiều nội dung và đòi hỏi phải hiểu biết sâu, có trình độ ứng dụng CNTT. Thậm chí, một số xã không có cán bộ CNTT, nên khi máy móc, thiết bị trục trặc, không kết nối được mạng Internet, xã phải thuê nhân viên kỹ thuật ngoài đến sửa chữa”, ông Lê Nhật cho hay.

Để giải quyết việc này, ông Lê Nhật cho rằng cần triển khai các nền tảng dùng chung trong toàn tỉnh, tuy nhiên về thực tế vẫn còn một bộ phận lớn cán bộ ngại sử dụng công nghệ do hạn chế về trình độ, cũng như nhận thức còn chưa đầy đủ.

50 câu chuyện điển hình về người dân bình thường sử dụng công nghệ số

Hiện nay, Bộ TT&TT cũng đã xuất bản cuốn “Làng số” ra đời tiếp sau cuốn Cẩm nang CĐS, viết về những câu chuyện của người dân bình thường đã tự mình sử dụng công nghệ số để giải quyết các vấn đề hàng ngày trong cuộc sống.

Mỗi câu chuyện đều khắc hoạ con người cụ thể, công việc cụ thể, vấn đề cụ thể, cách làm cụ thể, công cụ cụ thể và kết quản cụ thể. Người dân tự làm để giúp chính mình, sau đó giúp gia đình mình và những người xung quanh, sẽ dần hình thành nên những công dân số, gia đình số, ngôi làng số và quốc gia số.

lang-so-5888_20240119172126.jpeg

Làng số cũng giới thiệu khoảng 50 câu chuyện điển hình, gắn với hơn 100 con người điển hình, cụ thể. Từng câu chuyện đều gắn với bối cảnh, cách làm và kết quả để người dân, chính quyền tham khảo, học hỏi, áp dụng để lan toả, từng bước thí điểm, nhân rộng, từ đó hình thành nên các làng số trên khắp cả nước. Hiện nay sách điện tử được xuất bản tại địa chỉ https://langso.dx.gov.vn./.

Nguồn tin: ictvietnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
https://dx.gov.vn/
Cẩm nang CĐS_full
mail.laichau.gov.vn
laichau.gov.vn
Nghi quyết

05/TB-BCĐCĐS

Thông báo kết luận của đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tại Hội nghị sơ kết hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2024

Thời gian đăng: 11/08/2024

lượt xem: 262 | lượt tải:57

03/BC-BCĐCĐS

Báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi số và kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Thời gian đăng: 21/10/2024

lượt xem: 65 | lượt tải:30

04/KH-BCĐCĐS

Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu năm 2024

Thời gian đăng: 21/10/2024

lượt xem: 44 | lượt tải:27

02/TB-BCĐCĐS

Kết luận của đồng chí Lê Văn Lương Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn tỉnh; triển khai nhiệm vụ

Thời gian đăng: 28/02/2024

lượt xem: 559 | lượt tải:53

339/KH-UBND

Triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024

Thời gian đăng: 19/02/2024

lượt xem: 691 | lượt tải:193
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay3,350
  • Tháng hiện tại112,417
  • Tháng trước176,560
  • Tổng lượt truy cập1,687,702
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down