Thứ bảy, 23/11/2024, 02:53
Thứ bảy, 23/11/2024, 02:53
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai Đề án 06     ‏Đại học Quốc gia Singapore hợp tác với FPT phát triển nguồn nhân lực AI ‏     Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử     Tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại Lạng Sơn     Sau năm 2025, mỗi người dân Việt Nam đều sở hữu một Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID     Dữ liệu thông tin địa lý trợ giúp gì cho chính phủ điện tử?     Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối đến năm 2030     Cao Bằng: Chuyển đổi số “mở lối thoát nghèo” cho người dân     "Chuyển đổi công nghiệp - động lực mới cho phát triển bền vững TP Hồ Chí Minh"     Thành thạo các công cụ AI mang lại cho giới trẻ nhiều cơ hội việc làm     5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh     ‏Vinphaco nâng tầm hệ thống quản trị bằng dữ liệu nhờ chuyển đổi số ‏     Xây dựng chính phủ số không chỉ chuyện của riêng các CIO     Kết nối liên thông các Cổng TTĐT tạo hệ sinh thái số thông tin toàn diện     Chính phủ điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi xanh     Tăng trải nghiệm số cho khách hàng, ngành đường sắt thay đổi để phát triển     Phấn đấu phủ sóng 5G toàn thành phố Lai Châu trong quý I/2025     Bộ TT&TT hỗ trợ Lai Châu trở thành tỉnh "hình mẫu" về phủ sóng di động    

Bộ TT&TT đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

Thứ bảy - 02/03/2024 06:43Đọc bằng audio

Bộ TT&TT đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

Sáng ngày 28/2/2024, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã có buổi làm việc báo cáo với Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khảo sát phục vụ thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
(Mic.gov.vn) - 

Sáng ngày 28/2/2024, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã có buổi làm việc báo cáo với Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khảo sát phục vụ thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. 

 

Về phía Bộ TT&TT có Thứ trưởng Phan Tâm, đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện liên quan, đại diện các doanh nghiệp trong ngành TT&TT. Về phía Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội có ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban, các ủy viên của Ủy ban, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc nhận thức đúng đắn về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, không chỉ đối với quản lý nhà nước mà còn cho các tổ chức sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Bộ Thông tin và Truyền thông rất chú trọng đến hoạt động đo lường, tiêu chuẩn và chất lượng, nhất là trong bối cảnh lĩnh vực CNTT đang phát triển nhanh chóng và thâm nhập sâu rộng vào mọi mặt của đời sống.

20240229-pg1-Chủ-nhiệm-UBKHCNMTQH-Lê-Quang-Huy.jpg

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chú trọng đến hơi thở thực tiễn, của việc lấy các ý kiến đóng góp từ Bộ quản lý nhà nước, từ các doanh nghiệp hoạt động trong ngành là rất cần thiết nhằm đảm bảo luật không chỉ khả thi trong quản lý nhà nước mà còn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.

Thứ trưởng Phan Tâm cũng chia sẻ về chiến lược "Make in Vietnam", nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường hoạt động tiêu chuẩn hóa, đo lường và chất lượng, cũng như sự tham gia mạnh mẽ hơn nữa của Việt Nam vào các tổ chức tiêu chuẩn hóa thế giới, để sản phẩm và dịch vụ "Make in Vietnam" có chất lượng cao và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Chia sẻ quan điểm của Thứ trưởng Phan Tâm, ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chú trọng đến hơi thở thực tiễn, của việc lấy các ý kiến đóng đóng góp từ Bộ quản lý nhà nước, từ các doanh nghiệp hoạt động trong ngành là rất cần thiết nhằm đảm bảo luật không chỉ khả thi trong quản lý nhà nước mà còn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.

20240301-pg1-Thứ-trưởng-Phan-Tâm.jpg

Thứ trưởng Phan Tâm: Bộ TT&TT rất chú trọng đến hoạt động đo lường, tiêu chuẩn và chất lượng, nhất là trong bối cảnh lĩnh vực CNTT đang phát triển nhanh chóng và thâm nhập sâu rộng vào mọi mặt của đời sống.

Theo ông Lê Quang Huy, mục tiêu của buổi làm việc hôm nay là Ủy ban lắng nghe ý kiến đóng góp từ Bộ, lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị, chuyên gia và doanh nghiệp để giúp Ủy ban trong quá trình thẩm định, đảm bảo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành với chất lượng tốt nhất.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đánh giá cao sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Bộ TT&TT trong buổi họp hôm nay. Ủy ban muốn lắng nghe những khó khăn, vướng mắc, bất cập và đề xuất cụ thể từ các bên liên quan để đảm bảo dự án Luật đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển nhanh chóng hiện nay.

20240229-pg1-Vụ-trưởng-Vụ-KHCN-Nguyễn-Khắc-Lịch.jpg

Ông Nguyễn Khắc Lịch, Vụ trưởng Vụ KHCN báo cáo về tình hình thực hiện công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong ngành TT&TT 

Hơn 90% tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng trong lĩnh vực TT&TT là tiêu chuẩn quốc tế

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Khắc Lịch, Vụ trưởng Vụ KHCN đã báo cáo về tình hình thực hiện công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong ngành TT&TT và đánh giá về tình hình triển khai, thực hiện Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật trong ngành. Công tác xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong ngành có sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia từ nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Học viện Công nghệ Bưu chính, Viễn thông, các Viện nghiên cứu, các Cục quản lý nhà nước chuyên ngành...

Đồng thời ông cũng đưa ra 07 khó khăn, vướng mắc mà ngành TT&TT gặp phải khi áp dụng Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và 08 giải pháp kiến nghị của Bộ TT&TT nhằm sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật để giải quyết các tình huống, yêu cầu, về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phuc vụ yêu cầu quản lý thực tiễn; thúc đẩy áp dụng trực tiếp, viện dẫn trực tiếp tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài; đơn phương thừa nhận kết quả thử nghiệm, chứng nhận của nước ngoài để giải quyết các tình huống đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khi năng lực trong nước còn hạn chế; cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành trong hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật mang tính liên ngành, ...

20240229-pg1-tc.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc

Đối với các câu hỏi của các thành viên thuộc Đoàn công tác liên quan đến việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành trong các lĩnh vực đặc thù như bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, xuất bản, về quy chuẩn quốc gia trong xây dựng phòng thí nghiệm, đại diện các đơn vị liên quan thuộc Bộ như Vụ Pháp chế, Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Xuất bản, in và Phát hành đã trực tiếp trả lời, giải trình một cách rõ ràng, cụ thể, đặc biệt những vấn đề liên quan đến đặc thù của ngành.

Nhìn chung, các đại biểu đều đánh giá cao việc hơn 90% tiêu chuẩn áp dụng trong lĩnh vực TT&TT đều là tiêu chuẩn quốc tế, thể hiện ngành TT&TT hội nhập rất sâu rộng với thế giới.

Cần hợp tác liên ngành trong bối cảnh các sản phẩm dịch vụ đa ngành tích hợp và thiết bị hội tụ nhiều

Đề xuất với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, đại diện Cục Viễn thông cho biết, hiện nay có nhiều dịch vụ mới phát sinh trên hạ tầng số như AI. Đây là những dịch vụ không chỉ nằm trong quản lý nhà nước của Bộ TT&TT mà còn của các Bộ khác, ví dụ AI ứng dụng trong y tế sẽ liên quan đến Bộ Y tế, thậm chí cả các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Những thiết bị mới như tủ lạnh thông minh, đo huyết áp từ xa cũng cho thấy sự tích hợp nhiều ngành nghề trong một sản phẩm. Do đó, cần có quy định về ban soạn thảo Luật liên ngành để xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh một số vấn đề cần làm rõ trong dự thảo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật gồm quan điểm, nguyên tắc và mục tiêu của hoạt động xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật. Điều này cần được làm rõ trong dự thảo Luật để đảm bảo rằng khi nào cần ban hành, mục tiêu nhằm vào điều gì.

Trong một số trường hợp, quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ nên dựa vào cạnh tranh thay vì chỉ dựa vào công cụ quy chuẩn. Quy chuẩn Việt Nam chỉ nên ban hành cho những cái thiết yếu.

Thứ trưởng cũng đề cập đến sự cần thiết của sự hợp tác liên ngành trong bối cảnh các sản phẩm dịch vụ đa ngành tích hợp và thiết bị hội tụ nhiều.

Thứ trưởng Phan Tâm cho rằng áp dụng trực tiếp tiêu chuẩn quốc tế là rất cần thiết trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ phát triển nhanh. Thứ trưởng cũng đề xuất cần thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận công nhận lẫn nhau MRA trong khối ASEAN, APEC để tận dụng năng lực đo kiểm của các phòng đo kiểm nước ngoài.

Kết luận buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ TT&TT cho buổi làm việc hôm nay, các nội dung trong báo cáo đầy đủ, sâu sắc và ghi nhận các ý kiến đóng góp của Bộ TT&TT vào dự thảo Luật. Các nội dung trao đổi đều bổ ích, thiết thực, đi vào cụ thể, chi tiết. Ủy ban đã nắm được các quan điểm của Bộ liên quan đến quy chuẩn, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

Chủ nhiệm Lê Quang Huy đề nghị Bộ TT&TT tiếp tục gửi những ý kiến đề xuất, đóng góp cho dự thảo Luật bằng văn bản và chỉ đạo các tiểu ban của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổng hợp đầy đủ các ý kiến của Bộ đưa vào báo cáo thẩm tra dự án Luật./.

Về phía Bộ TT&TT có Thứ trưởng Phan Tâm, đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện liên quan, đại diện các doanh nghiệp trong ngành TT&TT. Về phía Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội có ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban, các ủy viên của Ủy ban, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc nhận thức đúng đắn về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, không chỉ đối với quản lý nhà nước mà còn cho các tổ chức sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Bộ Thông tin và Truyền thông rất chú trọng đến hoạt động đo lường, tiêu chuẩn và chất lượng, nhất là trong bối cảnh lĩnh vực CNTT đang phát triển nhanh chóng và thâm nhập sâu rộng vào mọi mặt của đời sống.

20240229-pg1-Chủ-nhiệm-UBKHCNMTQH-Lê-Quang-Huy.jpg

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chú trọng đến hơi thở thực tiễn, của việc lấy các ý kiến đóng góp từ Bộ quản lý nhà nước, từ các doanh nghiệp hoạt động trong ngành là rất cần thiết nhằm đảm bảo luật không chỉ khả thi trong quản lý nhà nước mà còn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.

Thứ trưởng Phan Tâm cũng chia sẻ về chiến lược "Make in Vietnam", nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường hoạt động tiêu chuẩn hóa, đo lường và chất lượng, cũng như sự tham gia mạnh mẽ hơn nữa của Việt Nam vào các tổ chức tiêu chuẩn hóa thế giới, để sản phẩm và dịch vụ "Make in Vietnam" có chất lượng cao và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Chia sẻ quan điểm của Thứ trưởng Phan Tâm, ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chú trọng đến hơi thở thực tiễn, của việc lấy các ý kiến đóng đóng góp từ Bộ quản lý nhà nước, từ các doanh nghiệp hoạt động trong ngành là rất cần thiết nhằm đảm bảo luật không chỉ khả thi trong quản lý nhà nước mà còn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.

20240301-pg1-Thứ-trưởng-Phan-Tâm.jpg

Thứ trưởng Phan Tâm: Bộ TT&TT rất chú trọng đến hoạt động đo lường, tiêu chuẩn và chất lượng, nhất là trong bối cảnh lĩnh vực CNTT đang phát triển nhanh chóng và thâm nhập sâu rộng vào mọi mặt của đời sống.

Theo ông Lê Quang Huy, mục tiêu của buổi làm việc hôm nay là Ủy ban lắng nghe ý kiến đóng góp từ Bộ, lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị, chuyên gia và doanh nghiệp để giúp Ủy ban trong quá trình thẩm định, đảm bảo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành với chất lượng tốt nhất.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đánh giá cao sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Bộ TT&TT trong buổi họp hôm nay. Ủy ban muốn lắng nghe những khó khăn, vướng mắc, bất cập và đề xuất cụ thể từ các bên liên quan để đảm bảo dự án Luật đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển nhanh chóng hiện nay.

20240229-pg1-Vụ-trưởng-Vụ-KHCN-Nguyễn-Khắc-Lịch.jpg

Ông Nguyễn Khắc Lịch, Vụ trưởng Vụ KHCN báo cáo về tình hình thực hiện công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong ngành TT&TT 

Hơn 90% tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng trong lĩnh vực TT&TT là tiêu chuẩn quốc tế

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Khắc Lịch, Vụ trưởng Vụ KHCN đã báo cáo về tình hình thực hiện công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong ngành TT&TT và đánh giá về tình hình triển khai, thực hiện Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật trong ngành. Công tác xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong ngành có sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia từ nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Học viện Công nghệ Bưu chính, Viễn thông, các Viện nghiên cứu, các Cục quản lý nhà nước chuyên ngành...

Đồng thời ông cũng đưa ra 07 khó khăn, vướng mắc mà ngành TT&TT gặp phải khi áp dụng Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và 08 giải pháp kiến nghị của Bộ TT&TT nhằm sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật để giải quyết các tình huống, yêu cầu, về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phuc vụ yêu cầu quản lý thực tiễn; thúc đẩy áp dụng trực tiếp, viện dẫn trực tiếp tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài; đơn phương thừa nhận kết quả thử nghiệm, chứng nhận của nước ngoài để giải quyết các tình huống đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khi năng lực trong nước còn hạn chế; cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành trong hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật mang tính liên ngành, ...

20240229-pg1-tc.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc

Đối với các câu hỏi của các thành viên thuộc Đoàn công tác liên quan đến việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành trong các lĩnh vực đặc thù như bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, xuất bản, về quy chuẩn quốc gia trong xây dựng phòng thí nghiệm, đại diện các đơn vị liên quan thuộc Bộ như Vụ Pháp chế, Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Xuất bản, in và Phát hành đã trực tiếp trả lời, giải trình một cách rõ ràng, cụ thể, đặc biệt những vấn đề liên quan đến đặc thù của ngành.

Nhìn chung, các đại biểu đều đánh giá cao việc hơn 90% tiêu chuẩn áp dụng trong lĩnh vực TT&TT đều là tiêu chuẩn quốc tế, thể hiện ngành TT&TT hội nhập rất sâu rộng với thế giới.

Cần hợp tác liên ngành trong bối cảnh các sản phẩm dịch vụ đa ngành tích hợp và thiết bị hội tụ nhiều

Đề xuất với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, đại diện Cục Viễn thông cho biết, hiện nay có nhiều dịch vụ mới phát sinh trên hạ tầng số như AI. Đây là những dịch vụ không chỉ nằm trong quản lý nhà nước của Bộ TT&TT mà còn của các Bộ khác, ví dụ AI ứng dụng trong y tế sẽ liên quan đến Bộ Y tế, thậm chí cả các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Những thiết bị mới như tủ lạnh thông minh, đo huyết áp từ xa cũng cho thấy sự tích hợp nhiều ngành nghề trong một sản phẩm. Do đó, cần có quy định về ban soạn thảo Luật liên ngành để xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh một số vấn đề cần làm rõ trong dự thảo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật gồm quan điểm, nguyên tắc và mục tiêu của hoạt động xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật. Điều này cần được làm rõ trong dự thảo Luật để đảm bảo rằng khi nào cần ban hành, mục tiêu nhằm vào điều gì.

Trong một số trường hợp, quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ nên dựa vào cạnh tranh thay vì chỉ dựa vào công cụ quy chuẩn. Quy chuẩn Việt Nam chỉ nên ban hành cho những cái thiết yếu.

Thứ trưởng cũng đề cập đến sự cần thiết của sự hợp tác liên ngành trong bối cảnh các sản phẩm dịch vụ đa ngành tích hợp và thiết bị hội tụ nhiều.

Thứ trưởng Phan Tâm cho rằng áp dụng trực tiếp tiêu chuẩn quốc tế là rất cần thiết trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ phát triển nhanh. Thứ trưởng cũng đề xuất cần thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận công nhận lẫn nhau MRA trong khối ASEAN, APEC để tận dụng năng lực đo kiểm của các phòng đo kiểm nước ngoài.

Kết luận buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ TT&TT cho buổi làm việc hôm nay, các nội dung trong báo cáo đầy đủ, sâu sắc và ghi nhận các ý kiến đóng góp của Bộ TT&TT vào dự thảo Luật. Các nội dung trao đổi đều bổ ích, thiết thực, đi vào cụ thể, chi tiết. Ủy ban đã nắm được các quan điểm của Bộ liên quan đến quy chuẩn, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

Chủ nhiệm Lê Quang Huy đề nghị Bộ TT&TT tiếp tục gửi những ý kiến đề xuất, đóng góp cho dự thảo Luật bằng văn bản và chỉ đạo các tiểu ban của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổng hợp đầy đủ các ý kiến của Bộ đưa vào báo cáo thẩm tra dự án Luật./.

Nguồn tin: mic.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
https://dx.gov.vn/
Cẩm nang CĐS_full
mail.laichau.gov.vn
laichau.gov.vn
Nghi quyết

05/TB-BCĐCĐS

Thông báo kết luận của đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tại Hội nghị sơ kết hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2024

Thời gian đăng: 11/08/2024

lượt xem: 265 | lượt tải:58

03/BC-BCĐCĐS

Báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi số và kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Thời gian đăng: 21/10/2024

lượt xem: 70 | lượt tải:34

04/KH-BCĐCĐS

Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu năm 2024

Thời gian đăng: 21/10/2024

lượt xem: 47 | lượt tải:28

02/TB-BCĐCĐS

Kết luận của đồng chí Lê Văn Lương Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn tỉnh; triển khai nhiệm vụ

Thời gian đăng: 28/02/2024

lượt xem: 562 | lượt tải:54

339/KH-UBND

Triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024

Thời gian đăng: 19/02/2024

lượt xem: 697 | lượt tải:195
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay3,115
  • Tháng hiện tại124,657
  • Tháng trước176,560
  • Tổng lượt truy cập1,699,942
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down