Hà Tĩnh triển khai các giải pháp nâng cao trải nghiệm người dùng DVCTT

Thứ hai - 11/03/2024 13:00

Hà Tĩnh triển khai các giải pháp nâng cao trải nghiệm người dùng DVCTT

Chuyển đổi sốHà Tĩnh triển khai các giải pháp nâng cao trải nghiệm người dùng DVCTTNhật Minh • 11:09 06/03/2024Với quyết tâm nhanh chóng đẩy mạnh việc xây dựng chính...
Chuyển đổi số

Hà Tĩnh triển khai các giải pháp nâng cao trải nghiệm người dùng DVCTT

Nhật Minh 11:09 06/03/2024

Với quyết tâm nhanh chóng đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) hướng đến chính quyền số (CQS) theo hướng hiện đại, nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN) ngày một tốt hơn, thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai nhiều hoạt động cho nhiệm vụ quan trọng trên.

Hướng đến một nền hành chính số

Theo đó, cuối tháng 6/2023, Hà Tĩnh đã ban hành văn bản gửi các đơn vị trong địa bàn tỉnh đẩy mạnh việc: “Tuyên truyền khuyến khích người dân, DN lựa chọn, thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến và triển khai thí điểm một số thủ tục hành chính (TTHC), một số ngày không nộp văn bản giấy”.

Cũng để thực hiện hiệu quả yêu cầu văn bản trên, tỉnh yêu cầu các đơn vị khi triển khai nhiệm vụ: Rà soát, cải tiến quy trình tiếp nhận, hướng dẫn, hỗ trợ người dân, DN tại Bộ phận Một cửa các cấp; thay đổi tư duy từ “làm thay, làm hộ” sang “hỗ trợ, hướng dẫn, cầm tay chỉ việc”; lựa chọn một số TTHC thường xuyên phát sinh hồ sơ thực hiện trong một số ngày, tiến tới thực hiện đối với toàn bộ các TTHC đủ điều kiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình và các ngày trong tuần; gắn với công tác báo cáo định kỳ hàng tháng những kết quả triển khai, thực hiện…

Và sau một thời gian ngắn triển khai nhiệm vụ quan trọng trên, đến nay, các đơn vị đã đạt được những kết quả tích cực. Nói về điều này, theo báo cáo của tỉnh: các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, thể hiện qua việc thủ trưởng các đơn vị đã chỉ đạo Bộ phận Một cửa tập trung nhân lực, phương tiện để tuyên truyền, hướng dẫn, in ấn các bảng chỉ dẫn, bố trí thêm quầy hướng dẫn, hỗ trợ người dân tiếp cận, sử dụng DVCTT.

Đối với các TTHC lựa chọn thí điểm “Một số TTHC, một số ngày không nộp hồ sơ bằng bản giấy”, đến nay đã đảm bảo toàn bộ các TTHC đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công toàn trình theo Quyết định số 1679/QĐ-UBND ngày 18/7/2023 của UBND tỉnh.

Và khi thực hiện nhiệm vụ trên, báo cáo cũng cho biết, thời gian thực hiện, ban đầu, một số đơn vị, địa phương lựa chọn một hoặc một số ngày trong tuần để thực hiện thí điểm. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện gặp một số vướng mắc như vẫn có người dân, DN đến trực tiếp Bộ phận Một cửa để nộp hồ sơ (do chưa nắm được cách thức nộp trực tuyến hoặc không có thiết bị số hóa thành phần hồ sơ...) nên cách thức thực hiện mô hình “một số TTHC, một số ngày không nộp văn bản giấy” được thực hiện tất cả các ngày trong tuần và không áp dụng cho các đối tượng yếu thế, thiếu thiết bị hỗ trợ.

Báo cáo cũng cho biết thêm, khi chưa áp dụng thực hiện việc nộp hồ sơ trực tuyến và triển khai thí điểm một số TTHC, một số ngày không nộp văn bản giấy thì ở 6 tháng đầu năm 2023, kết quả tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 69,06% (cấp tỉnh 42,97%; cấp huyện 89,69%; cấp xã 83,63%) và khi thực hiện nhiệm vụ, tỷ lệ Hồ sơ trực tuyến toàn trình toàn tỉnh 6 tháng cuối năm 2023 đạt 84,97% , tăng 15,91% (cấp tỉnh 84,92%, tăng 41,95%; cấp huyện 88,41%, cấp xã 84,25% tăng 0,62%).

1mot-goc-toan-canh-tp-ha-tinh-1759.jpg
Chuyển đổi số (CĐS) là con đường thúc đẩy, tạo đà để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)

Cụ thể hơn, khi nói về kết quả thực hiện nhiệm vụ này, một số đơn vị điển hình đã đạt tỷ lệ 100% đối với các DVCTT cho phép nộp hồ sơ trực tuyến (Sở GD&ĐT; Sở TT&TT, Sở GTVT); đơn vị đạt tỷ lệ 100% đối với DVC trực tuyến toàn trình (huyện Đức Thọ, huyện Cẩm Xuyên)…

“Để có được những quả tích cực ban đầu nêu trên, UBND tỉnh giao Văn phòng UBND tỉnh (Trung tâm Phục vụ hành chính công) đôn đốc, theo dõi kết quả thực hiện của các đơn vị, địa phương (qua tỷ lệ trực tuyến của các đơn vị, địa phương trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh), và định kỳ hàng tháng báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện theo quy định”, báo cáo nhấn mạnh.

Ưu tiên sử dụng các công cụ số, nền tảng số

Không chỉ đưa ra báo cáo về những kết quả việc thực hiện nhiệm vụ trên, báo cáo còn cho biết, trong quá trình triển khai nhiệm vụ, các đơn vị trong tỉnh đã tích cực phối kết hợp ưu tiên sử dụng các công cụ số, nền tảng số khi triển khai nhiệm vụ.

Tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị cấp dưới nghiên cứu hoàn thiện thiết kế lại giao diện, trải nghiệm của người dùng với các DVCTT thiết yếu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nhiều người dùng. Đồng thời, triển khai hệ thống thông tin (HTTT) giải quyết TTHC cấp tỉnh bảo đảm kỹ thuật, liên thông kết nối toàn diện với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số (EMC) theo quy định của pháp luật tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP.

Đặc biệt hơn, UBND tỉnh giao Sở TT&TTphối hợp Văn phòng UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo đơn vị quản trị, vận hành HTTT giải quyết TTHC của tỉnh (Trung tâm Công báo - Tin học) bảo đảm kỹ thuật; thực hiện hoàn thành hợp nhất Cổng Dịch vụ công tỉnh và HTTT một cửa điện tử của tỉnh thành HTTT giải quyết TTHC duy nhất của tỉnh có tên miền thống nhất theo định dạng “dichvucong.hatinh.gov.vn” quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 13 Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và DVCTT của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng...

Nhân đây, nói về những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển tổng thể, toàn diện trên các lĩnh vực, tỉnh xác định tầm quan trọng của CĐS là con đường thúc đẩy, tạo đà để phát triển kinh tế - xã hội của tình ngày càng bền vững, tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo CĐS tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Và văn bản quan trọng thực hiện tốt những mục tiêu này được thể hiện chính là Nghị quyết 119/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh giao trách nhiệm cụ thể cho các tổ CĐS cộng đồng ở cấp xã, thôn, tổ dân phố thực hiện nhiệm vụ CĐS, xây dựng công dân số tại địa bàn dân cư.

Theo đó, các tổ CĐS cộng đồng sẽ đảm nhiệm việc triển khai các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người dân tham gia vào CĐS như: Sử dụng DVCTT, ứng dụng nền tảng số, dịch vụ số, kỹ năng số, tham gia các giao dịch trên môi trường mạng, phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng... Vì chỉ khi thực hiện tốt những nhiệm vụ này, góp phần phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, dần hình thành CQĐT, hướng tới CQS hiện đại, bền vững.

Như vậy có thể nói, việc thay đổi phương thức làm việc truyền thống, hướng đến môi trường hành chính số đang là xu hướng bắt buộc, giúp các cơ quan nhà nước không chỉ nâng cao chất lượng quản lý, vận hành ngày một hiệu quả, chuyên nghiệp, hiện đại mà quan trọng hơn sẽ ngày một nâng cao chất lượng phục vụ, trải nghiệm của mọi người dân, DN ngày một tốt hơn. Và khi làm tốt những nhiệm vụ, hướng đi số hoá đúng đắn trên, Hà Tĩnh sẽ ngày một phát triển toàn diện, bền vững, chủ động, tích cực trong nhịp sống số hoá hiện nay./.

Nguồn tin: ictvietnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Thống kê
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay6,553
  • Tháng hiện tại102,710
  • Tháng trước164,742
  • Tổng lượt truy cập1,842,737
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây