Cao Bằng: Chuyển đổi số “mở lối thoát nghèo” cho người dân

Thứ tư - 30/10/2024 16:04

Cao Bằng: Chuyển đổi số “mở lối thoát nghèo” cho người dân

Trong nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững được các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Cao Bằng đưa ra, thì chuyển đổi số được đánh giá là công cụ hữu hiệu, có sức tác động mạnh mẽ tới nhận thức của người dân.
Chuyển đổi số

Cao Bằng: Chuyển đổi số “mở lối thoát nghèo” cho người dân

Đỗ Thêu 30/10/2024 15:18

Trong nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững được các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Cao Bằng đưa ra, thì chuyển đổi số được đánh giá là công cụ hữu hiệu, có sức tác động mạnh mẽ tới nhận thức của người dân.

anh-1.1(1).jpg
Việc được tiếp cận với nhiều thông tin thông qua nền tảng số, giúp nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thay đổi nhận thức vươn lên thoát nghèo bền vững.

Công cụ hữu hiệu giúp người dân thoát nghèo

Cao Bằng là tỉnh miền núi phía Bắc, tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cuộc sống còn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, những năm qua, công tác giảm nghèo cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS được các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Cao Bằng quan tâm, chú trọng.

Trong rất nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh Cao Bằng, chuyển đổi số được đánh giá là công cụ hiệu quả, đóng vai trò then chốt trong việc làm thay đổi nhận thức tới từng người dân.

Nhằm giúp người dân được tiếp cận, nắm bắt nhiều thông tin, kiến thức hữu ích, góp phần nâng cao dân trí, hướng đến thoát nghèo bền vững, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh tuyên truyền với nhiều hình thức như: Xây dựng chuyên mục trên các phương tiện thông tin truyền thông, tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử, website của tỉnh và các ngành, địa phương, hệ thống truyền thanh cơ sở… để người dân dễ tiếp cận thông tin về chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng, Nhà nước và của tỉnh. Đồng thời góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, phát triển kinh tế, học hỏi cách làm hay, mô hình giảm nghèo hiệu quả.

Bám sát các chỉ đạo từ trung ương và tỉnh, huyện Bảo Lâm được đánh giá là một trong những địa phương thực hiện tốt công tác chuyển đổi số trên mọi mặt của đời sống xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Ông Nông Văn Lương, Phó chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm thông tin, nhằm giúp người dân tiếp cận thông tin, giảm nghèo bền vững, huyện chỉ đạo thực hiện linh hoạt, sáng tạo trong xây dựng các chương trình phát thanh nhằm tuyên truyền đến nhân dân về chủ trương, chính sách giảm nghèo, các mô hình hiệu quả, cách làm hay trong giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, các tổ công nghệ số cộng đồng của xã, phường trên địa bàn huyện tích cực hỗ trợ, hướng dẫn người dân nói chung và hộ nghèo nói riêng cách sử dụng các dịch vụ viễn thông, Internet để tìm kiếm thông tin, cập nhật kiến thức.

Nhờ chuyển đổi số, được tiếp cận thông tin phong phú đa dạng, người dân trên địa bàn huyện Bảo Lâm ngày một nâng cao về nhận thức, thấy được lợi ích của các chính sách, dự án đầu tư, từ đó vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác chuyển đổi số

anh-1.2.jpg
Ứng dụng chuyển đổi số vào phát triển kinh tế để giảm nghèo bền vững luôn được các cấp, các ngành tỉnh Cao Bằng quan tâm, chú trọng.

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, hàng đầu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua tỉnh Cao Bằng không ngừng đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh việc phổ cập Internet, mạng di động hỗ trợ người dân sử dụng các dịch vụ viễn thông, ứng dụng công nghệ thông tin.

Hiện toàn tỉnh Cao Bằng có hơn 1.320 trạm thu phát sóng thông tin di động, phủ sóng di động đạt 100%; số thuê bao điện thoại toàn mạng đạt hơn 614.500 (trong đó có khoảng 603.000 thuê bao di động); hơn 80.380 thuê bao Internet với trên 52.150 thuê bao truyền hình qua giao thức Internet; tỷ lệ hộ gia đình có Internet băng rộng đạt khoảng 50%.

Các xã, phường, thị trấn thành lập và kiện toàn hơn 1.460 tổ công nghệ số cộng đồng với hơn 6.680 thành viên tham gia. Các tổ công nghệ số cộng đồng góp phần quan trọng hỗ trợ giảm nghèo về thông tin, đưa các nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân. Đặc biệt, mô hình này giúp người dân, nhất là các hộ nghèo tiếp cận, sử dụng các nền tảng số, công nghệ số để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo về thông tin, cùng với làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, thời gian tới tỉnh Cao Bằng cần thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ người nghèo sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet, ứng dụng công nghệ thông tin để họ chủ động hơn trong việc tiếp cận chính sách, tìm kiếm các nguồn hỗ trợ cũng như học hỏi kinh nghiệm, giải pháp thoát nghèo.

Bên cạnh đó, tỉnh cần tiếp tục tập trung nguồn lực, tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, chất lượng dịch vụ viễn thông, ưu tiên các khu vực miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số. Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh giá rẻ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Có như vậy, chuyển đổi số mới được lan toả rộng khắp và kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều đột phá mới mẻ trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Nguồn tin: ictvietnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay6,195
  • Tháng hiện tại101,398
  • Tháng trước164,742
  • Tổng lượt truy cập1,841,425
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây