Quảng Ninh: Điển hình về phát triển hạ tầng số

Thứ năm - 04/01/2024 22:12

Quảng Ninh: Điển hình về phát triển hạ tầng số

Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, năm 2022, Quảng Ninh đứng thứ nhất trong danh sách địa phương có chỉ số cơ sở hạ tầng tốt nhất Việt Nam. Tỷ lệ dân số được phủ sóng di động tại địa phương là 100%. Bài viết chia sẻ kinh nghiệm và cách làm để phổ cập hạ tầng viễn thông từ thực tiễn triển khai của tỉnh Quảng Ninh.
Chuyển đổi số

Quảng Ninh: Điển hình về phát triển hạ tầng số

Ngọc Diệp 16:35 04/01/2024

Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, năm 2022, Quảng Ninh đứng thứ nhất trong danh sách địa phương có chỉ số cơ sở hạ tầng tốt nhất Việt Nam. Tỷ lệ dân số được phủ sóng di động tại địa phương là 100%. Bài viết chia sẻ kinh nghiệm và cách làm để phổ cập hạ tầng viễn thông từ thực tiễn triển khai của tỉnh Quảng Ninh.

2071488_32_07364307.jpeg
Ảnh minh hoạ (Nguồn: baoquangninh)

Với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp (DN) làm trung tâm, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ người dân, kết quả chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2022, tỉnh Quảng Ninh vinh dự đón nhận những thành tựu nổi bật khi lần thứ 2 (2020 và 2022) chinh phục vị trí dẫn đầu cả nước cả 4 chỉ số CCHC (PCI, PAPI, PAR Index và SIPAS).

Trong đó, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 6 năm liên tiếp (2017 - 2022) giữ ngôi vị quán quân; Chỉ số CCHC (PAR Index) 5 năm dẫn đầu; Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) 4 năm dẫn đầu bảng xếp hạng và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2 năm dẫn đầu vị trí xếp hạng.

Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực này, vị trí dẫn đầu trong các bảng xếp hạng PCI, PAR-INDEX, SIPAS và PAPI trong nhiều năm liên tục không phải ngẫu nhiên có được trong một sớm một chiều, mà là “trái ngọt” từ gốc rễ đã được Quảng Ninh “gieo trồng” và nỗ lực “chăm sóc, vun đắp” suốt 1 thập kỷ qua.

Kết quả này tiếp tục khẳng định niềm tin, sự đánh giá hài lòng ngày càng cao của nhân dân, cộng đồng DN, nhà đầu tư về những nỗ lực, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Quảng Ninh; phản ánh thực chất, khách quan các giải pháp đồng bộ mà tỉnh đã triển khai trong thời gian qua.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh nhân tố con người, vai trò người đứng đầu, người dẫn dắt; sự vận hành hiệu quả cơ chế kiểm tra, giám sát, thanh tra; năng lực quản trị phát triển bền vững địa phương thích ứng với sự thay đổi... chính là những yếu tố quyết định thành công.

Quảng Ninh cũng là địa phương duy nhất trong cả nước đưa mục tiêu giữ vị trí nhóm đầu 4 chỉ số CCHC vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và ban hành riêng Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về vấn đề này.

Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định 1 trong 3 đột phá chiến lược là "Đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại bảo đảm liên thông, tổng thể, trọng tâm ưu tiên là phát triển hạ tầng giao thông chiến lược, công nghệ thông tin, viễn thông, cảng biển và dịch vụ cảng biển, Đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế".

Đầu năm 2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về chuyển đổi số (CĐS) toàn diện tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh đã đặt mục tiêu: “Quảng Ninh nằm trong nhóm địa phương dẫn đầu về CĐS của cả nước; đi đầu trong CĐS các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; trở thành mô hình mẫu về CĐS toàn diện cấp tỉnh trên 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và lấy xây dựng Chính quyền số là khâu đột phá để phát triển kinh tế số và xây dựng xã hội số”.

Đến nay, sau gần 2 năm thực hiện đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Điều này được thể hiện rõ qua xếp hạng đánh giá mức độ chuyển đổi số (DTI) năm 2022 các tỉnh, thành phố. Theo đó, với điểm số DTI đạt 0,7024 (tăng 0,2052 điểm so với năm 2021), Quảng Ninh đã vươn lên đng th 3 trong bảng xếp hạng CĐS năm 2022 ở nhóm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 4 bc so với năm 2021; kết quả cụ thể của 3 tr ct là: Chính quyền số đứng vị trí thức 4, xã hội số đứng vị trí thứ 2 và kinh tế số đứng vị trí thứ 9.

Về phát triển hạ tầng số, năm 2022, Quảng Ninh đứng thứ nhất trong danh sách địa phương có chỉ số cơ sở hạ tầng tốt nhất Việt Nam. Ngay từ các năm trước, tỉnh đã chú trọng xây dựng hạ tầng viễn thông đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Đến nay, tỷ lệ dân số được phủ sóng di động tại địa phương là 100%.

Với việc khánh thành trạm BTS phát sóng thông tin di động tại đảo Trần, trạm kiểm soát biên phòng Mã Cháu, đảo Thanh Lân; xây dựng trạm phát sóng di động để phủ lõm sóng di động cho 105 thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, toàn tỉnh Quảng Ninh đã không còn vùng lõm sóng di động.

Hạ tầng Internet băng rộng đã được triển khai tại 100% xã, phường, thị trấn. Tỉ lệ thuê bao di động/người dân đạt 1,3 thuê bao/người dân, so với cả nước là 1,23. Số hộ gia đình có băng rộng cố định đạt tỉ lệ 93%, so với cả nước là 79%.

Hệ thống mạng WAN, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến triển khai đến 100% các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn.

Phổ cập hạ tầng viễn thông từ kinh nghiệm thực tiễn của Quảng Ninh

Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, để xây dựng hạ tầng số thì phải có các nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể từng năm, từng giai đoạn của phát triển hạ tầng viễn thông và phải được đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh để có sự quyết tâm, chỉ đạo xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Quảng Ninh luôn theo dõi, cập nhật việc phát triển công nghệ cũng như các chính sách, quy định mới của ngành để chủ động tham mưu cho tỉnh trong việc phát triển các nội dung thông tin truyền thông liên quan. Các vướng mắc khi triển khai cần nhanh chóng gửi các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT để được hướng dẫn kịp thời làm cơ sở để tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện theo hướng dẫn

Việc phát triển hạ tầng viễn thông tại tỉnh nguồn vốn gần như 100% của DN viễn thông, vì thế Quảng Ninh luôn đồng hành, tạo các điều kiện thuận lợi để các DN viễn thông đầu tư, xây dựng hạ tầng tại địa phương, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của tỉnh./.

Nguồn tin: ictvietnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay2,643
  • Tháng hiện tại119,305
  • Tháng trước1,740,996
  • Tổng lượt truy cập2,008,231
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây