Thứ sáu, 27/09/2024, 17:25
Thứ sáu, 27/09/2024, 17:25
Con đường của Việt Nam, quan hệ với Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới     Nâng cao chất lượng mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số của Việt Nam     Việt Nam tiếp tục thăng hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu     Công nghệ và dịch vụ là chìa khóa để taxi Việt cạnh tranh với đối thủ ngoại     Bộ TT&TT phát động phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2024     Gắn với chuyển đổi số với thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (Bài cuối)     Chuyển đổi số trong bồi dưỡng lý luận chính trị     Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương     Hiệu quả từ mô hình “Móc khoá an ninh trật tự” do tổ CNSCĐ triển khai tại phường trung tâm TP. Mỹ Tho     VATM mong muốn ứng dụng công nghệ nâng tầm an ninh, an toàn quản lý bay     Đẩy mạnh cấp miễn phí chữ ký số cá nhân để người dân thực hiện TTHC công     Đẩy mạnh thực hiện Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia     Dự án hỗ trợ CĐS bao trùm cho SME tại Lào Cai và Sơn La     Đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý khách vào Lăng viếng Bác     Nhiều địa phương đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình     Úc thiết lập chuẩn mực cho việc sử dụng AI có đạo đức trong chính phủ     Hội nghị chuyên đề “Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến” của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số     Mở rộng thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID từ 1/10/2024    

Những xu hướng chuyển đổi số hàng đầu trong giáo dục

Thứ năm - 10/08/2023 00:43Đọc bằng audio

Những xu hướng chuyển đổi số hàng đầu trong giáo dục

Chuyển đổi số (CĐS) đang có những tác động mạnh mẽ đến ngành giáo dục.
Chuyển đổi số

Những xu hướng chuyển đổi số hàng đầu trong giáo dục

Hạnh Tâm 06:04 10/08/2023

Chuyển đổi số (CĐS) đang có những tác động mạnh mẽ đến ngành giáo dục.

Việc ứng dụng học tập trực tuyến chỉ là một cách mà những tiến bộ của công nghệ số ảnh hưởng đến học sinh và các xu hướng học tập. Theo tác giả Jean-Baptiste Berguerand trên trang hospitalityinsights.ehl.edu có 8 xu hướng số hàng đầu đang nổi lên khi các trường học nắm bắt được sức mạnh của Internet trong môi trường học đường.

Cải thiện khả năng tiếp cận và truy nhập

CĐS cho phép người học tiếp cận các trường và chương trình học mà không bị giới hạn bởi vị trí địa lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giáo dục tốt nhất. Đặc biệt, học sinh khuyết tật không thể trực tiếp đến trường vẫn được học tập với khả năng tiếp cận ngày càng được cải thiện. Xu hướng này sẽ tiếp tục được phát triển.

Phương pháp học tập được cá nhân hóa

Các công nghệ, phần mềm học trực tuyến hiện đại cho phép học sinh, sinh viên dễ dàng tùy chỉnh những bài giảng theo tốc độ phù hợp, đúng sở thích và mức độ khả năng nhận thức của mỗi người.

Bên cạnh đó, các nền tảng học tập tùy chỉnh cũng cho phép học sinh, sinh viên kết hợp các tài liệu học tập từ nhiều nguồn khác nhau để có những trải nghiệm phù hợp hơn.

a1.png

Thực tế ảo

Thực tế ảo (VR) đã trở thành một thành phần công nghệ ngày càng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực. Mặc dù ban đầu công nghệ này được sử dụng như một hình thức giải trí, nhưng cũng đã thu hút sự chú ý vì tiềm năng của nó trong các chuỗi đào tạo.

Ứng dụng công nghệ VR và thực tế ảo tăng cường (AR) vào giáo dục, giúp người học trải nghiệm môi trường học tập sinh động, tương tác và gần gũi hơn với thực tế.

Ví dụ, trong ngành khách sạn, sinh viên có thể tận mắt nhìn thấy các môi trường làm việc tiềm năng khác nhau, cảm thấy như thể họ đang ở trong tình huống cần phục vụ khách hàng và mang lại trải nghiệm thực tế mà không cần rời khỏi lớp học.

Điều này có thể giúp sinh viên cảm thấy thoải mái hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp tương lai cũng như hoàn thành chương trình học của mình.

Đưa IoT vào môi trường học đường

Ở một mức độ nào đó, IoT có thể mang lại lợi ích cho các cơ sở giáo dục nhờ sự hỗ trợ cải thiện các tính năng bảo mật, đồng thời kiểm soát chi phí. Các thiết bị thông minh cho phép các nhà quản lý giáo dục hiểu được các tín hiệu thông báo cũng như giúp đánh giá thời điểm nên bật hệ thống kiểm soát nhiệt độ… để mang đến cho học sinh trải nghiệm học tập thoải mái.

IoT cũng có thể giúp trường học duy trì kết nối với học sinh, giúp theo dõi các tiến độ làm bài tập tốt hơn, giúp giáo viên điểm danh lớp học, tương tác với gia đình.

Bảo mật trên các thiết bị số

Khi công nghệ nhanh chóng trở thành một tính năng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của học sinh và giáo viên thì bảo mật đã trở thành một xu hướng cần thiết trong cuộc cách mạng giáo dục số.

Khi thu thập nhiều thông tin về học sinh, từ dữ liệu cá nhân đến điểm số, các giao thức bảo mật đảm bảo cho các trường học có phương tiện an toàn, giúp các trường học ghi lại, lưu trữ dữ liệu cho phép sinh viên gửi bài tập số và xác minh tính xác thực của người dùng.

Điều này thậm chí còn trở nên quan trọng khi học sinh làm bài kiểm tra hoặc có các đánh giá khác trên môi trương số. Hơn nữa, vi phạm an ninh mạng có sức tàn phá rất lớn đối với cá nhân và tổ chức. Do đó, nó trở thành ưu tiên và xu hướng quan trọng trong suốt quá trình áp dụng công nghệ cho giáo dục.

Giáo dục công dân số

Vì những xu hướng CĐS này đã tác động đến sinh viên theo nhiều cách khác nhau nên sinh viên cần biết cách tương tác trực tuyến một cách lịch sự và văn minh.

Các trường học đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng này. Việc dạy học sinh, sinh viên những nguyên tắc của công dân số tốt đã trở thành một xu hướng ngày càng quan trọng trong suốt quá trình giáo dục.

Khi giáo dục người học trở thành một công dân số tốt, các trường học trao quyền cho học sinh nắm bắt toàn bộ khả năng của công nghệ. Để đạt được kết quả tốt nhất trong việc hướng dẫn công dân số, các tổ chức giáo dục nên đặt mục tiêu biến nó thành một phần văn hóa cho học sinh cũng như giáo viên.

Với loại hình đào tạo này, người học được chuẩn bị tốt hơn để bước vào thế giới kết nối số chuyên nghiệp. Kỹ năng sử dụng Internet và khả năng thu hút người khác thông qua các kênh kỹ thuật số của họ sẽ giúp họ thực hiện tốt lĩnh vực họ đã chọn. Điều đó có nghĩa là giáo dục học sinh về quyền công dân số là một trong những xu hướng giáo dục mới nổi quan trọng nhất.

Dữ liệu lớn

Quản lý giáo dục bao gồm cả số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), ứng dụng các công nghệ 4.0 (như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), phân tích dữ liệu…) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong ngành giáo dục một cách nhanh chóng, chính xác.

Dữ liệu lớn bao gồm sự hội tụ của nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Các trường học trước đây có thể đã thu thập nhiều loại thông tin hữu ích về học sinh, nhưng những thông tin đó bị hạn chế, chỉ một vài người hoặc một bộ phận mới thể thu thập và truy cập được. Với dữ liệu lớn, thông tin được thu thập sẽ trao quyền cho các trường học để phục vụ học sinh của họ tốt hơn.

Sử dụng dữ liệu được tổng hợp và phân tích thông qua khả năng dữ liệu lớn có thể giúp các bộ phận trong trường dễ dàng nắm được nhiều thông tin hữu ích như nơi học sinh phấn đấu và phát triển trong các chương trình của họ. Sau đó, họ có thể tìm hiểu về những học sinh xuất sắc trong các lĩnh vực cụ thể để giúp họ cải thiện trải nghiệm học tập.

Ngoài ra, nó còn giúp nhà trường theo dõi các xu hướng lớn trong giáo viên, bao gồm thành tích và kết quả nghề nghiệp. Họ càng hiểu rõ bằng cấp, chương trình đào tạo của mình ảnh hưởng đến sinh viên như thế nào thì họ càng dễ dàng cải thiện chất lượng giáo dục của mình.

Sự thay đổi hướng tới một thế giới hiện đại, kỹ thuật số đã có tác động có thể đo lường được đối với hoạt động bên trong của giáo dục. Các trường học ở tất cả các cấp đã bắt đầu nhận ra rằng công nghệ này có thể mang lại cho họ một số lợi ích và chiến lược mới trong việc giáo dục đào tạo.

Các chuyên gia quan tâm đến việc theo dõi các xu hướng và thay đổi mới nhất trong cuộc cách mạng giáo dục kỹ thuật số nên xem xét 8 ý tưởng trên. Tìm cách kết hợp những điều này vào một kế hoạch giáo dục có thể thu hút học sinh cũng như nâng cao chất lượng trường học vì những tiềm năng mà chúng mang lại./.

Theo Tổng hợp
hospitalityinsights.ehl.edu aita.gov.vn, pace.edu.vn
Copy Link
hospitalityinsights.ehl.edu aita.gov.vn, pace.edu.vn
Bài liên quan
  • Hà Nội tiên phong chuyển đổi số trong giáo dục

    Hà Nội tiên phong chuyển đổi số trong giáo dục

    Hà Nội xác định, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) phải được thực hiện quy củ ngay từ trường học. Những năm qua, Hà Nội được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu cả nước về triển khai các hoạt động CĐS trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Đọc tiếp
Giới thiệu sách: Chuyển đổi số trong giáo dục

Giới thiệu sách: Chuyển đổi số trong giáo dục

Chuyển đổi số trong giáo dục - mảnh đất màu mỡ, giàu tiềm năng

Chuyển đổi số trong giáo dục - mảnh đất màu mỡ, giàu tiềm năng

Chuyển đổi số trong giáo dục chăm sóc sức khỏe tại Singapore với thực tế hỗn hợp

Chuyển đổi số trong giáo dục chăm sóc sức khỏe tại Singapore với thực tế hỗn hợp

LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN HIẾN KẾ: Ưu tiên chuyển đổi số trong giáo dục

LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN HIẾN KẾ: Ưu tiên chuyển đổi số trong giáo dục

Tác giả: Theo Tổng hợp Link bài gốcCopy Link hospitalityinsights.ehl.edu aita.gov.vn, pace.edu.vn

Nguồn tin: ictvietnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
https://dx.gov.vn/
Cẩm nang CĐS_full
mail.laichau.gov.vn
laichau.gov.vn
Nghi quyết

05/TB-BCĐCĐS

Thông báo kết luận của đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tại Hội nghị sơ kết hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2024

Thời gian đăng: 11/08/2024

lượt xem: 144 | lượt tải:23

02/TB-BCĐCĐS

Kết luận của đồng chí Lê Văn Lương Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn tỉnh; triển khai nhiệm vụ

Thời gian đăng: 28/02/2024

lượt xem: 419 | lượt tải:41

339/KH-UBND

Triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024

Thời gian đăng: 19/02/2024

lượt xem: 495 | lượt tải:122

55/STTTT-BCVTCNTT

V/v Cung cấp số liệu về phát triển chính phủ điện tử, phục vụ đánh giá Chỉ số Chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Thời gian đăng: 18/06/2024

lượt xem: 183 | lượt tải:66

2568/QĐ-BTTTT

Ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3⋅0, hướng tới Chính phủ số

Thời gian đăng: 18/06/2024

lượt xem: 207 | lượt tải:28
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay8,904
  • Tháng hiện tại310,415
  • Tháng trước277,266
  • Tổng lượt truy cập1,385,783
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down