Thứ sáu, 27/09/2024, 19:28
Thứ sáu, 27/09/2024, 19:28
Con đường của Việt Nam, quan hệ với Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới     Nâng cao chất lượng mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số của Việt Nam     Việt Nam tiếp tục thăng hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu     Công nghệ và dịch vụ là chìa khóa để taxi Việt cạnh tranh với đối thủ ngoại     Bộ TT&TT phát động phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2024     Gắn với chuyển đổi số với thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (Bài cuối)     Chuyển đổi số trong bồi dưỡng lý luận chính trị     Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương     Hiệu quả từ mô hình “Móc khoá an ninh trật tự” do tổ CNSCĐ triển khai tại phường trung tâm TP. Mỹ Tho     VATM mong muốn ứng dụng công nghệ nâng tầm an ninh, an toàn quản lý bay     Đẩy mạnh cấp miễn phí chữ ký số cá nhân để người dân thực hiện TTHC công     Đẩy mạnh thực hiện Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia     Dự án hỗ trợ CĐS bao trùm cho SME tại Lào Cai và Sơn La     Đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý khách vào Lăng viếng Bác     Nhiều địa phương đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình     Úc thiết lập chuẩn mực cho việc sử dụng AI có đạo đức trong chính phủ     Hội nghị chuyên đề “Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến” của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số     Mở rộng thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID từ 1/10/2024    

Ấn Độ thực hiện nhiều giải pháp số bao trùm

Chủ nhật - 08/10/2023 14:34Đọc bằng audio

Ấn Độ thực hiện nhiều giải pháp số bao trùm

Kể từ năm 1947, Ấn Độ đã đạt được những đỉnh cao mới trong lĩnh vực khoa học, cơ sở hạ tầng và công nghệ.
Chính phủ số

Ấn Độ thực hiện nhiều giải pháp số bao trùm

Hạnh Tâm 08/10/2023 07:58

Kể từ năm 1947, Ấn Độ đã đạt được những đỉnh cao mới trong lĩnh vực khoa học, cơ sở hạ tầng và công nghệ.

Ấn Độ đã thực sự thành công trong việc hướng tới nền kinh tế thị trường tự do đang phát triển nhanh chóng, từ việc nâng cấp chính sách đối ngoại, các lợi ích quốc gia đến áp dụng các hình thức đổi mới công nghệ.

Với các sáng kiến số mới như hệ thống thanh toán trực tuyến UPI, Ấn Độ đã từng bước thể hiện tiềm năng của mình với tư cách là quốc gia dẫn đầu mới nổi trong tương lai.

Một trong những mục tiêu của của Thủ tướng Modi trong chuyển đổi số (CĐS) của đất nước Ấn Độ là giúp người dân Ấn Độ có điện thoại thông minh và Internet tốc độ cao. Bên cạnh đó, giá trị cốt lõi của sáng kiến này là tính hiệu quả, chi phí thấp, tính toàn diện và tính bản địa sẽ mang lại sự hài hòa và cơ hội cho hòa nhập số.

a4.jpg
Thủ tướng Modi

Việc đạt được giấc mơ nền kinh tế số của Thủ tướng Modi sẽ là nguồn động lực cho mọi công dân Ấn Độ. Đó có thể là việc tiếp thu những lý tưởng kinh doanh mới, sự phát triển trong lĩnh vực chuỗi khối (blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI), lĩnh vực CNTT (IT) hoặc kết nối các vùng sâu, vùng xa của đất nước thông qua 5G.

Điều gì khiến Ấn Độ trở thành điểm nóng về số hóa?

Điều này phải kể đến công lao của các nhà cung cấp ngành công nghiệp năng động, những nhà đổi mới am hiểu công nghệ, các nhà lập pháp lạc quan và những công dân đầy tham vọng.

Người ta tin rằng vào cuối thập kỷ này, nền kinh tế Ấn Độ sẽ đạt 5.000 tỷ USD, trong đó kinh tế số đạt 1.000 tỷ USD.

Vậy, điều gì khiến Ấn Độ trở thành ứng cử viên lý tưởng cho CĐS? Có rất nhiều lý do như lực lượng lao động thiên về kỹ thuật, thị trường thương mại cạnh tranh hay sự mở rộng của tầng lớp trung lưu. Ngoài ra còn một số lý do khác bao gồm:

Hỗ trợ cho vay của Chính phủ

Các cơ quan trung ương và tiểu bang đã tạo ra rất nhiều chiến dịch và sáng kiến chú trọng đến số hóa giúp các doanh nghiệp và cá nhân phát triển mạnh trong tất cả các lĩnh vực.

Hơn nữa, chính phủ Ấn Độ luôn cố gắng làm việc ở mọi cấp độ để giúp tất cả các công ty có thể tiếp cận ý tưởng, đầu tư hoặc thiết lập những hoạt động của mình.

Ví dụ, thông qua các sáng kiến vì lợi ích cộng đồng như chương trình Aspirants District Programme, chính phủ đặt mục tiêu truyền bá làn sóng công nghệ nhằm cải thiện sự tham gia của người dân vào phát triển kinh tế Ấn Độ. Ngoài ra, Ấn Độ xây dựng các luật dựa trên dữ liệu được hỗ trợ bởi các tiêu chuẩn CNTT để củng cố tiến trình phát triển tiềm năng.

Ấn Độ có một số chương trình số đáng chú ý do chính phủ lãnh đạo, bao gồm:

Ấn Độ số (Digital India)

Nhằm sử dụng công nghệ để trao quyền cho người dân Ấn Độ, chính phủ do Thủ tướng Modi lãnh đạo đã phát động chương trình Ấn Độ số nhằm mục đích hướng tới sự CĐS của đất nước thông qua các kế hoạch và chính sách khác nhau.

Ví dụ, chương trình JAM [gồm Jan Dhan (Quy hoạch tài chính toàn diện), Aadhaar, Mobile (di động)] đã đảm bảo người nghèo nhận được các quyền lợi đúng hạn. Trong khi đó, chương trình SWAMITVA Yojana đang nỗ lực gửi hồ sơ số về đất đai cho các chủ sở hữu hợp pháp.

Cứ như vậy, thông qua Digital India, chính phủ thực hiện những nỗ lực to lớn nhằm cung cấp khả năng truy cập Internet đến những vùng sâu, vùng xa của đất nước, giới thiệu các chương trình kỹ năng số số...

Các ứng dụng UPI (Union Paid Interface)

Một trong những cải tiến được đón nhận nhiều nhất từ chính phủ Ấn Độ là việc ra mắt phương thức thanh toán số Union Paid Interface (UPI). Phương thức này không chỉ đơn giản hóa toàn bộ các giao dịch số mà còn tạo niềm tin vào công nghệ cho người dân.

a1.png

Vào tháng 7/2022, các giao dịch UPI trên khắp Ấn Độ đã vượt qua 6 tỷ USD. Thủ tướng Modi khẳng định: “điều này cho thấy quyết tâm của người dân Ấn Độ trong việc nắm bắt công nghệ số và làm cho nền kinh tế sạch hơn”.

Các hoạt động hàng ngày liên quan đến các mô hình thanh toán trực tiếp đã được chuyển sang các phương pháp giao dịch điện tử của UPI, đây là một bước tiến lớn hướng tới CĐS của Ấn Độ.

Ứng dụng CoWIN

Trước sự tấn công của COVID-19, chính phủ Ấn Độ đã cho ra đời ứng dụng CoWin như một nền tảng số để hỗ trợ và truyền bá các nỗ lực tiêm chủng COVID. CoWin đã đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực của chính phủ nhằm đơn giản hóa quy trình quản lý vắc-xin thông qua một phương thức đăng ký duy nhất.

Hơn nữa, với tư cách là một phần của hệ sinh thái cung cấp dịch vụ, năm 2019 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, CoWin đã cung cấp những bài học quan trọng để củng cố kiến trúc cung cấp dịch vụ số trong nước.

Ứng dụng MyGov

Để tạo ra sự hòa nhập hơn giữa các công dân thuộc mọi thành phần, chính phủ đã ra mắt ứng dụng myGov. Đó là một nền tảng xã hội mời mọi người kết nối với chính phủ và đóng góp ý kiến.

Tính đến nay, ứng dụng này đã có gần 24,5 triệu người dùng đã đăng ký. Hầu hết tất cả các tổ chức trong nước đều sử dụng nền tảng này để thúc đẩy sự tham gia của người dùng bằng cách đăng các sự kiện, hội thảo, chiến dịch, cuộc thi mới nhất…

Ứng dụng này phát triển dựa trên sự gắn kết và tham gia của người dân bằng cách tạo ra các cổng phản hồi, bài xã luận, câu đố và thăm dò ý kiến để người dùng thu hẹp khoảng cách chính trị xã hội trong nước.

Tuổi trẻ ham học hỏi

Ấn Độ đã đào tạo ra những thế hệ trẻ tiên tiến, có tri thức và hiểu biết về công nghệ. Ví dụ, giới trẻ Ấn Độ đã kiên trì làm việc để truyền bá việc hỗ trợ vắc-xin Covid đến những vùng sâu, vùng xa trong đại dịch.

Tương tự, đối với CĐS, giới trẻ có thể đóng vai trò then chốt vì những tư tưởng và công nghệ của họ có sự tương đồng, do đó có thể giúp cho sự hòa nhập và truyền bá công nghệ mới đến các đối tượng khác một cách dễ dàng.

Hiệp hội khởi nghiệp

Với việc các công ty khởi nghiệp Ấn Độ đang chiếm lĩnh nền tảng toàn cầu mạnh mẽ thì các công ty khởi nghiệp đang là động lực cho sự phục hưng số của nền kinh tế Ấn Độ.

Vì các công ty khởi nghiệp là nhóm công cụ giữa công nghệ và phát triển kinh tế nên thật công bằng khi là một quốc gia mới nổi với tốc độ tăng trưởng số siêu nhanh, Ấn Độ đang đưa vấn đề này lên tầm toàn cầu.

Chia sẻ chuyển đổi số với các nước G20

Một trong những chương trình nghị sự hàng đầu của Ấn Độ với tư cách là chủ tịch G20 là thúc đẩy truyền thông về công nghệ số và CĐS trong hội nghị thượng đỉnh năm 2023.

Thủ tướng Ấn Độ cho rằng, trong tương lai việc sử dụng công nghệ hợp lý có thể giúp chống lại tình trạng đói nghèo toàn cầu kéo dài hàng thập kỷ.

Ấn Độ hy vọng có thể chia sẻ câu chuyện thành công của UPI với thế giới trong G20 để truyền thêm động lực hướng tới sự phát triển số của toàn xã hội. Các giải pháp số bao trùm của Ấn Độ có thể là động lực mạnh mẽ để nâng cao quy mô quản trị và tốc độ phù hợp với thời đại đang thay đổi./.

Theo yuvamanthan.org, digitalindia
https://www.yuvamanthan.org/digital-transform
Copy Link
https://www.yuvamanthan.org/digital-transform
Bài liên quan
  • Ấn Độ quyết tâm triển khai sáng kiến đại học số: Tầm nhìn và thách thức

    Ấn Độ quyết tâm triển khai sáng kiến đại học số: Tầm nhìn và thách thức

    Theo Ngân sách Quốc gia 2023 và Chính sách Giáo dục Quốc gia (NEP) của Ấn Độ, các trường đại học (ĐH) sẽ chuyển đổi, trở thành ĐH số. ĐH số sẽ trở thành hiện thực trong lĩnh vực giáo dục ĐH ở Ấn Độ trong tương lai gần.
Đọc tiếp
Ấn Độ ứng dụng AI làm giảm đáng kể cuộc gọi rác, lừa đảo

Ấn Độ ứng dụng AI làm giảm đáng kể cuộc gọi rác, lừa đảo

Ấn Độ triển khai nhiều giải pháp thu hút các tập đoàn công nghệ lớn

Ấn Độ triển khai nhiều giải pháp thu hút các tập đoàn công nghệ lớn

Thanh toán điện tử Ấn Độ dự kiến đạt 10 nghìn tỷ USD vào năm 2026

Thanh toán điện tử Ấn Độ dự kiến đạt 10 nghìn tỷ USD vào năm 2026

Singapore, Ấn Độ phát triển dịch vụ chính phủ số

Singapore, Ấn Độ phát triển dịch vụ chính phủ số "bằng trái tim"

Tác giả: Theo yuvamanthan.org, digitalindia Link bài gốcCopy Link https://www.yuvamanthan.org/digital-transform

Nguồn tin: ictvietnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

https://dx.gov.vn/
Cẩm nang CĐS_full
mail.laichau.gov.vn
laichau.gov.vn
Nghi quyết

05/TB-BCĐCĐS

Thông báo kết luận của đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tại Hội nghị sơ kết hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2024

Thời gian đăng: 11/08/2024

lượt xem: 144 | lượt tải:23

02/TB-BCĐCĐS

Kết luận của đồng chí Lê Văn Lương Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn tỉnh; triển khai nhiệm vụ

Thời gian đăng: 28/02/2024

lượt xem: 419 | lượt tải:41

339/KH-UBND

Triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024

Thời gian đăng: 19/02/2024

lượt xem: 495 | lượt tải:122

55/STTTT-BCVTCNTT

V/v Cung cấp số liệu về phát triển chính phủ điện tử, phục vụ đánh giá Chỉ số Chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Thời gian đăng: 18/06/2024

lượt xem: 183 | lượt tải:66

2568/QĐ-BTTTT

Ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3⋅0, hướng tới Chính phủ số

Thời gian đăng: 18/06/2024

lượt xem: 207 | lượt tải:28
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay8,904
  • Tháng hiện tại310,827
  • Tháng trước277,266
  • Tổng lượt truy cập1,386,195
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down