Tọa đàm đánh giá mức độ thân thiện với người dùng của 63 Cổng Dịch vụ công trực tuyến cấp tỉnh lần thứ nhất, năm 2023

Thứ ba - 26/09/2023 05:20
Tọa đàm được Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (Hội Truyền thông số Việt Nam) phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức vào sáng nay (11/7) bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới 63 điểm cầu của cả nước.
Quang cảnh các đại biểu dự Tọa đàm tại điểm cầu tỉnh Lai Châu.
Quang cảnh các đại biểu dự Tọa đàm tại điểm cầu tỉnh Lai Châu.

Dự Tọa đàm tại điểm cầu trung ương có ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam; ông Patrick Haverman - Phó Trưởng Đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc các bộ, ngành, đơn vị liên quan; các chuyên gia, nhà nghiên cứu…

Tại điểm cầu Lai Châu, đồng chí Trần Văn Sáu - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; đại diện lãnh đạo VNPT Lai Châu; đại diện lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, VNPT Lai Châu tham dự Tọa đàm.

Ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam phát biểu Khai mạc Tọa đàm.

Phát biểu Khai mạc Tọa đàm, ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam nhấn mạnh, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số là một trong những mục tiêu chiến lược trong chương trình chuyển đổi số quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt. Trong đó, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình nhằm giúp người dân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính, giấy tờ nhanh chóng hơn, tiện dụng hơn. Do đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 (thay thế cho Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011) quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng. Đến nay, 63/36 tỉnh, thành phố, các bộ ngành đã có Cổng dịch vụ công trực tuyến hoạt động.

Việc tổ chức Tọa đàm đánh giá mức độ thân thiện với người dùng của 63 Cổng Dịch vụ công trực tuyến cấp tỉnh lần thứ nhất, năm 2023 được thực hiện nhằm tìm hiểu mức độ thân thiện của các Cổng Dịch vụ công từ góc độ trải nghiệm của người dùng, từ đó đề xuất các giải pháp giúp hệ thống này dễ sử dụng hơn, thông minh và tiện dụng hơn - Ông Nguyễn Minh Hồng cho biết. 

Báo cáo tại Tọa đàm đã chỉ ra năm thực trạng chính về mức độ thân thiện với người dùng của các Cổng Dịch vụ công trực tuyến cấp tỉnh bao gồm: Các tính năng để thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình chưa được bảo đảm; quá trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử chưa được tối ưu hóa cho người dùng; bất cập trong kết nối dữ liệu, tài khoản và giao diện giữa hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến của trung ương và địa phương; Cổng Dịch vụ công trực tuyến còn khó tiếp cận với người khiếm thị và đồng bào dân tộc thiểu số; việc cam kết bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo đảm an toàn thông tin chưa được quan tâm đúng mức.

Quang cảnh Tọa đàm qua các điểm cầu.

Kết quả thử nghiệm thực hiện dịch vụ ‘Cấp phiếu lý lịch tư pháp’ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của các tỉnh cho thấy, trong số 63 Cổng Dịch vụ công trực tuyến cấp tỉnh có 26 Cổng Dịch vụ công trực tuyến yêu cầu người nộp hồ sơ phải xuất trình bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp bản chụp/bản quét trực tuyến; 24 Cổng Dịch vụ công trực tuyến chưa cho phép trả hồ sơ trực tuyến mà chỉ trả kết quả qua bưu điện hoặc tới cơ quan nhận trực tiếp và 17 Cổng Dịch vụ công trực tuyến yêu cầu người dùng thanh toán trực tuyến xong mới được nộp hồ sơ...

Ngoài ra, kết quả phân tích 200 phản ánh kiến nghị về dịch vụ công trực tuyến đăng tải trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã chỉ ra những hạn chế ở cả ba phương diện kỹ thuật, con người và quy trình triển khai dịch vụ công trực tuyến.

Cũng tại đây, các đại biểu đã được nghe kết quả đánh giá tiếp cận Cổng Dịch vụ công Quốc gia đối với nhóm người khiếm thị; giới thiệu Bộ Chỉ số đánh giá hệ thống thông tin cung cấp thủ tục hành chính.

Trên cơ sở những nội dung đó, thảo luận tại Tọa đàm, đại biểu đã tập trung các ý kiến như nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ công trực tuyến và trải nghiệm của người dùng ở Việt Nam…

Tại buổi Tọa đàm, từ việc đánh giá mức độ thân thiện với người dùng của 63 Cổng Dịch vụ công trực tuyến, các chuyên gia đã đưa ra hai nhóm khuyến nghị về tăng tính thân thiện, dễ sử dụng của giao diện Cổng Dịch vụ công trực tuyến và đề xuất hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ công trực tuyến để cải thiện tỉ lệ và nâng cao trải nghiệm của người dân.

Tác giả: Kim Anh

Nguồn tin: laichau.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay5,236
  • Tháng hiện tại121,947
  • Tháng trước1,740,996
  • Tổng lượt truy cập2,010,873
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây