Kỳ vọng cao vào lời hứa quản trị điện tử của chính phủ Đức
Kỳ vọng cao vào lời hứa quản trị điện tử của chính phủ Đức
Là một đầu tầu kinh tế chiếm gần 1/4 tổng GDP của Liên minh châu Âu (EU), Đức đang nỗ lực số hóa chính phủ để nâng cao niềm tin của người dân.
Kỳ vọng cao vào lời hứa quản trị điện tử của chính phủ Đức
Các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng rất cao vào quá trình chuyển đổi thành công sang chính quyền điện tử ở Đức. Tuy nhiên, trên thực tế, việc triển khai vẫn còn chậm và các luật được cho là tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi này đang bị chỉ trích vì không có sự ưu tiên.
Là một cường quốc kinh tế chiếm gần 1/4 tổng GDP của EU, theo chỉ số Xã hội và Kinh tế kỹ thuật số (DESI) của EU, Đức đứng thứ 13 trong số các nước EU về số hóa. Do đó, Đức chịu áp lực trong việc phải ngày càng phải hướng tới khung (framework) hành chính số hóa.
Brad Smith, Chủ tịch Microsoft cho biết tại hội nghị Quốc gia Thông minh (SCCON): “Thế giới cần một châu Âu lành mạnh và sôi động. Thế giới cần một châu Âu “thông minh”. Nhưng có một châu Âu “thông minh” là điều không thể nếu Đức không phải là một quốc gia “thông minh”. Đức chỉ có thể là một quốc gia “thông minh” nếu có một chính phủ “thông minh”. Và một chính phủ “thông minh” phải dựa trên hai yếu tố: con người “thông minh” và công nghệ “thông minh””.
Các nhà hoạch định chính sách của Đức cũng cảm nhận một cách cấp bách tương tự. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Đức Marco Buschmann cho biết, nhà nước sẽ không có tương lai nếu không được số hóa. “Nếu không, người dân sẽ mất niềm tin. Chúng ta bắt buộc phải đạt được tiến bộ trong việc số hóa nhà nước. Nếu không, chúng ta thậm chí sẽ không thể nói về trí tuệ nhân tạo”.
Trong nỗ lực hiện đại hóa hành chính, chính phủ đã hứa sẽ không bỏ rơi người dân của mình. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đức Nancy Faeser cho biết: “Về con người, về công dân, họ phải được hưởng những cơ hội do công nghệ mới mang lại. Họ phải được bảo vệ khỏi những rủi ro của thế giới mạng”.
Bộ trưởng Nancy Faeser nhấn mạnh rằng việc dân chủ hóa quyền truy cập dữ liệu là rất quan trọng để thúc đẩy sự tham gia và hòa nhập.
Đạo luật truy cập trực tuyến là chủ đề chính trong các cuộc tranh luận
Luật sửa đổi Đạo luật truy cập trực tuyến (OZG 2.0) là trọng tâm của những nỗ lực số hóa. Với văn bản đầu tiên có hiệu lực vào năm 2017, Berlin đặt mục tiêu số hóa tất cả các dịch vụ hành chính của chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương.
Cho đến nay, OZG 2.0 vẫn đang được triển khai cùng với phiên bản sửa đổi sắp tới.
Luật sửa đổi lần 1 của OZG 2.0 là vào cuối tháng 9 và lần sửa đổi thứ hai về dự luật sửa đổi dự kiến sẽ sớm diễn ra tại Bundestag.
OZG 2.0 hiện nhằm mục đích cho phép số hóa các quy trình hành chính nội bộ và các thủ tục chuyên biệt, cái gọi là số hóa back-end giữa chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương để sử dụng các phương pháp trực tuyến mới được phát triển ở tất cả các cấp.
Phiên bản sửa đổi nhằm tránh việc các dịch vụ hành chính được áp dụng trực tuyến nhưng sau đó lại xử lý trên giấy trong các cơ quan công quyền. Luật sửa đổi cũng có mối liên hệ chặt chẽ hơn với việc hiện đại hóa các sổ đăng ký hành chính, một lĩnh vực cốt lõi của số hóa hành chính.
Những thách thức phía trước
Mặc dù vậy, luật sửa đổi đã bị chỉ trích bởi các chuyên gia như Hội đồng rà soát các quy phạm pháp luật của Đức và các chuyên gia tại phiên điều trần của Ủy ban Nội vụ hồi đầu tháng 10.
Các nhà phê bình cho rằng luật thiếu sự ưu tiên cho các dịch vụ hành chính quan trọng nhất và được sử dụng thường xuyên nhất, bao gồm thành lập doanh nghiệp, đăng ký lại, những phúc lợi cho gia đình và đăng ký xe mà không phải ai cũng có thể truy cập được bằng cách sử dụng các quy trình số hóa và được chuẩn hóa.
Một trong những trở ngại chính là những cấu trúc khung (framework) khác nhau của các bang và đô thị liên bang khiến việc thực hiện trở nên khó khăn. Ví dụ, vấn đề hiện tại là các công ty đang phải giải quyết các thủ tục cho việc triển khai mạng cáp quang gigabit ở nhiều thành phố khác nhau. Theo các hệ thống đô thị khác nhau, các công ty này phải nộp đơn đăng ký xây dựng và hợp đồng ủy quyền riêng theo từng khu vực.
Volker Redder, một thành viên của FDP (đảng dân chủ tự do) cho biết: “Các công ty thực sự bị “choáng ngợp” với tất cả những thông tin thống kê mà họ phải cung cấp thường xuyên, đặc biệt là các công ty quy mô trung bình”.
Các biện pháp cụ thể để đảm bảo giá trị gia tăng bao gồm quyền lợi hợp pháp và thời hạn thực hiện, yêu cầu ràng buộc về trao đổi dữ liệu nhanh chóng giữa các cơ quan và cung cấp các phương pháp nhận dạng khác nhau.
Theo Reinhard Brandl, phe đối lập CDU/CSU ở Bundestag, nguyên nhân chậm triển khai số hóa hành chính nằm ở cơ cấu của chính phủ. “Chính phủ đã phạm sai lầm trong chiến lược thỏa thuận liên minh. Và hiện tại, không có ai trong chính phủ thúc đẩy vấn đề này”.
Nguồn đầu tư đầy đủ là một yếu tố khác, tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng kế hoạch cắt giảm ngân sách liên bang dành cho số hóa hành chính trong năm 2024 là đáng lo ngại.
Một tác động đáng kể đến việc đạt được mục tiêu số ở Đức là “Nguyên tắc chỉ kỹ thuật số” sẽ ảnh hưởng đến các công ty trong khoảng 5 năm tới. Quy tắc này sẽ đảm bảo rằng những thủ tục hành chính liên quan đến công ty sẽ chỉ được thực hiện trực tuyến.
Tuy nhiên, OZG 2.0 hứa hẹn sẽ có những cải tiến, đặc biệt là khi tăng cường các thành phần trọng tâm cơ bản như tài khoản người dùng liên bang “Nutzerkonto Bund” và bảo mật dữ liệu./.
Tác giả: Theo euractiv.com Link bài gốcCopy Link https://www.euractiv.com/section/digital/news/german-government-expected-to-deliver-on-e-adminstration-promise/
Nguồn tin: ictvietnam.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Đang truy cập239
- Hôm nay3,772
- Tháng hiện tại35,615
- Tháng trước176,560
- Tổng lượt truy cập1,610,900