Hà Nội chuyển đổi số hoạt động công đoàn để nâng cao hiệu quả và bền vững

Thứ sáu - 07/07/2023 05:02

Hà Nội chuyển đổi số hoạt động công đoàn để nâng cao hiệu quả và bền vững

Nhằm góp phần xây dựng mô hình thành phố thông minh (TPTM), thời gian qua, Liên đoàn lao động Hà Nội đã tích cực, chủ động triển khai nhiều chương trình hành động thực hiện chuyển đổi số (CĐS) toàn diện trong toàn hệ thống, với mục tiêu đổi mới phương thức, nội dung hoạt động trên không gian mạng, dưới dạng số hóa, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Chuyển đổi số

Hà Nội chuyển đổi số hoạt động công đoàn để nâng cao hiệu quả và bền vững

Đỗ Thêu 10:30 07/07/2023

Nhằm góp phần xây dựng mô hình thành phố thông minh (TPTM), thời gian qua, Liên đoàn lao động Hà Nội đã tích cực, chủ động triển khai nhiều chương trình hành động thực hiện chuyển đổi số (CĐS) toàn diện trong toàn hệ thống, với mục tiêu đổi mới phương thức, nội dung hoạt động trên không gian mạng, dưới dạng số hóa, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành.

Hà Nội đẩy mạnh số hoá hoạt động công đoàn

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, CĐS có ảnh hưởng quan trọng tới mọi mặt đời sống xã hội. Hoạt động công đoàn cũng không nằm ngoài xu thế đó.

anh-22.2.jpg
Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động TP Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức TP Phạm Bá Vĩnh khẳng định, CĐS là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị.

Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TP. Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức TP Phạm Bá Vĩnh, Công đoàn Viên chức TP xác định CĐS là nhiệm vụ quan trọng đối với cán bộ công chức, viên chức (CBCCVC) Thủ đô trong giai đoạn hiện nay.

Để đưa CĐS vào hoạt động công đoàn, LĐLĐ Hà Nội đã tăng cường tuyên truyền, sử dụng CNTT vào công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của các cấp công đoàn. Thông qua các nền tảng mạng xã hội như Zalo, Facebook, Youtube, nhiều nội dung được cập nhật nhanh chóng, kịp thời tới công đoàn viên.

Trong thời gian tới, các cấp công đoàn trên địa bàn thành phố cần tiếp tục quan tâm, thực hiện tốt công tác tuyên truyền theo hình thức phù hợp để từng CBCCVC nắm bắt được chủ trương, thay đổi nhận thức, phương thức chỉ đạo từ đó vận dụng vào công việc cụ thể.

Cùng với việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật thì vấn đề nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng. Ban chấp hành (BCH) công đoàn phải tham mưu với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị để đào tạo cho CBCCVC về kỹ năng nghiệp vụ, sử dụng thành thạo CNTT trong giai đoạn tới, "muốn có thành phố thông minh phải có con người số", Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, trong việc triển khai phong trào thi đua của thành phố để thực hiện các nhiệm vụ như cải cách hành chính, ứng dụng CNTT, sáng kiến sáng tạo, CĐS... các cấp công đoàn Thủ đô cũng phải số hóa phù hợp.

Nhấn mạnh mục tiêu xây dựng chính quyền số tác động đến công tác chỉ đạo, điều hành của cán bộ lãnh đạo trong đó có tổ chức công đoàn, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP đề nghị BCH Công đoàn Viên chức TP phải có thay đổi về phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tác nghiệp. Đẩy mạnh số hoá trong việc trao đổi tài liệu, giao ban trực tuyến... để bắt kịp xu thế, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ, xây dựng Thủ đô thông minh, chính quyền điện tử.

Cô Nguyễn Thị Hồng Huệ, Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) chia sẻ: “Bám sát các chỉ đạo từ cấp trên, những năm qua công đoàn đơn vị luôn chú trọng, đẩy mạnh việc CĐS trong quá trình hoạt động. Nhờ ứng dụng CNTT, hoạt động công đoàn của nhà trường đạt được hiệu quả cao. Giờ đây, thông qua các nền tảng mạng xã hội, văn bản, giấy tờ được truyền đi nhanh chóng, kịp thời, lược bớt được nhiều thời gian, công sức của mọi người. Qua đó, các công đoàn viên dần thay đổi nhận thức, chủ động, tích cực CĐS nhằm nâng cao chất lượng công việc”.

Tất cả vì mục tiêu xây dựng TPTM

anh-22.1.jpg
CĐS tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động công đoàn.

Giám đốc Sở TT&TT TP. Hà Nội Nguyễn Việt Hùng khẳng định, CĐS là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị Thủ đô, trong đó các cấp công đoàn đóng vai trò quan trọng. Cán bộ công đoàn cơ sở cần tích cực, chủ động tiếp cận các xu hướng mới thông qua CĐS và ứng dụng CNTT. Từ đó, thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy và hành động về thực hiện CĐS, góp phần xây dựng TP Hà Nội thông minh.

Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về CĐS. Trong đó, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dịch vụ công toàn trình, 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh, 50% dân số trưởng thành có chữ ký số, 70% người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản, 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.

Về xây dựng chính quyền số, Hà Nội quyết tâm triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung nguồn lực để xây dựng hạ tầng CNTT, hạ tầng số hiện đại. Hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản trị nội bộ, xử lý hồ sơ công việc được thực hiện trên môi trường mạng ở cả 3 cấp...

Mục tiêu đến năm 2030 Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành TPTM, hiện đại, xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, thực hiện CĐS trong các cơ quan nhà nước của thành phố, lấy sự phục vụ người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực để phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững./.

Nguồn tin: ictvietnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập174
  • Hôm nay2,850
  • Tháng hiện tại119,512
  • Tháng trước1,740,996
  • Tổng lượt truy cập2,008,438
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây